Luận Văn Rào cản kỹ thuật trong hoạt động ngoại thương

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã và đang trên con đường hội nhập và đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể. Trong mấy năm gần đây nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao. Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh và góp phần to lớn cho sự phát triển của đất nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm ngày càng tăng, đặc biệt năm 2010 là năm có chỉ số xuất khẩu thật ấn tượng. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 ước đạt khoảng 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm 2009 và vượt 18% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Đây có thể coi là 1 tiền đề mới cho sự phát triển.
    Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới đang trong thời kỳ hội nhập với xu hướng toàn cầu hoá khu vực hoá, đã hình thành các khối mậu dịch tự do và hiện nay trên thế giới các tập đoàn đa quốc gia có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế thế giới. Theo xu hướng đó, Việt Nam cũng đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Cụ thể là Việt Nam đã từng bước trở thành thành viên của ASEAN, APEC, AFTA và WTO.
    Hội nhập kinh tế mang lại rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam: các rào cản thương mại được dỡ bỏ theo hiệp định được ký kết giữa các quốc gia thành viên của các tổ chức, việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, thông tin được cung cấp đầy đủ hơn. Nhưng các doanh nghiệp cũng đứng trước nhiều thách thức: các quốc gia thay vì sử dụng thuế, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch để bảo vệ thị trường đã dựng nên một loại rào cản mới tinh vi , phức tạp và khó vượt qua hơn nhiều. Đó là rào cản kỹ thuật. Rào cản kỹ thuật thật sự là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi trình độ kỹ thuật của nước ta còn thấp, các doanh nghiệp còn chưa ý thức được tầm quan trọng của các rào cản đó. Do vậy, các doanh nghiệp nước ta gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận và xuất khẩu hàng sang các thị trường có sử dụng rào cản kỹ thuật. Vậy rào cản kỹ thuật trong thương mại là gì, có tác động thế nào tới thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng, thực tiễn áp dụng các rào cản kỹ thuật của các nước trên thế giới như thế nào, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để vượt qua các rào cản trên để thâm nhập thị trường các nước? Nhóm sinh viên chúng em sẽ trình bày cụ thể các vấn đề đặt ra.
    Tuy nhiên, không thể tránh được những sai sót trong quá trình tự tìm hiều và thảo luận, nhóm sinh viên mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý thêm từ Giảng viên hướng dẫn.




    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2

    1 Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại 4
    1.1 Các loại hình rào cản thương mại 4
    1.1.1 Hai loại hình chính: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan: 4
    1.1.2 Các loại rào cản “cứng” và “mềm”: 4
    1.1.3 Rào cản tại biên giới và rào cản bên trong lãnh thổ 5
    1.1.4 Rào cản “vô hình” 5
    1.2 Một số khái niệm về rào cản kỹ thuật 5
    2 Phân loại rào cản kỹ thuật 6
    2.1 Quy chuẩn kỹ thuật (technical regulations): Là những yêu cầu kỹ thuật có giá trị áp dụng bắt buộc (nghĩa là các doanh nghiệp bắt buộc phải tuân thủ). 6
    2.2 Tiêu chuẩn kỹ thuật (technical standards): 7
    2.3 Quy trình đánh giá sự phù hợp của 1 loại hàng hóa với các quy định/tiêu chuẩn kỹ thuật (conformity assessment procedure): 7
    2.4 Các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu liên quan đến hàng công nghiệp, nguyên liệu thô và đầu vào của ngành nông nghiệp. 7
    2.5 Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, an toàn vệ sinh dịch tễ: 8
    2.6 Các tiêu chuẩn chế biến và sản xuất theo quy định môi trường: 8
    2.7 Các yêu cầu về nhãn mác: 9
    2.8 Các yêu cầu về đóng gói bao bì: 9
    2.9 Phí môi trường: 10
    2.10 Nhãn sinh thái: 10
    3 Mục tiêu Hiệp định về các Rào cản kỹ thuật trong ngoại thương 11
    3.1 Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại 11
    3.2 Các loại hàng hoá thường là đối tượng của các biện pháp kỹ thuật 12
    3.2.1 Máy móc thiết bị 12
    3.2.2 Các sản phẩm tiêu dùng 12
    3.2.3 Nguyên liệu và các sản phẩm phục vụ nông nghiệp 12
    4 Những nguyên tắc áp dụng trong Hiệp định TBT 13
    4.1.1 Hiện tại, các nước thành viên WTO chưa thể thống nhất về một bộ các biện pháp kỹ thuật chung cho bất kỳ loại hàng hoá nào: 13
    4.1.2 Mỗi nước thành viên WTO đều phải đảm bảo rằng việc áp dụng các quy định về rào cản kỹ thuật đối với hàng hoá theo Hiệp định TBT 13
    5 Vai trò và hạn chế của các rào cản kỹ thuật đối với quốc gia, doanh nghiệp 14
    5.1 Vai trò 14
    5.1.1 Đối với quốc gia nhập khẩu: 14
    5.1.2 Đối với doanh nghiệp nội địa (tại nước nhập khẩu) 15
    5.2 Hạn chế của các rào cản kỹ thuật 16
    5.2.1 Hạn chế của các rào cản kỹ thuật đối với nước xuất khẩu nói chung, Việt Nam nói riêng 16
    5.2.2 Hạn chế đối với người tiêu dùng tại các quốc gia áp đặt TBT (nước nhập khẩu) 17
    5.2.3 Hạn chế đối với doanh nghiệp nội địa tại nước xuất khẩu, đặc biệt trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp 17
    6 Thực trạng các rào cản kỹ thuật phổ biến mà doanh nghiệp Việt Nam thường gặp 19
    6.1 Nét chính trong xuất khẩu Việt Nam 19
    6.2 Các rào cản thương mại tác động mạnh đến một số ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 22
    6.2.1 Hàng dệt, may – da giày: đạo luật CPSIA, luật TFPIA, GMP 22
    6.2.2 Hàng nông sản 27
    a. Hàng thuỷ sản: luật IUU, hiệp định SPS, Farm Bill 2008 27
    b. Gỗ và các sản phẩm gỗ: tiêu chuẩn REACH, đạo luật LACEY, đạo luật FLEGT 31
    7 Các giải pháp vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam 32
    7.1 Nâng cao nhận thức về rào cản kỹ thuật trong thương mại 34
    7.2 Áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế 35
    7.3 Gắn nhãn sinh thái cho hàng hóa 36
    7.4 Đổi mới công nghệ và nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm 37
    8 Các kiến nghị đối với Nhà nước để giúp các doanh nghiệp vượt rào cản kỹ thuật 39
    8.1 Ký kết các hệp định song phương và đa phương về rào cản kỹ thuật trong thương mại 39
    8.2 Tuyên truyền, giới thiệu cho các doanh nghiệp về rào cản kỹ thuật của các quốc gia 41
    8.3 Tổ chức đào tạo đội ngũ quản lý chất lượng và kỹ thuật cho doanh nghiệp 43
    8.4 Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm và thành lập các cơ quan kiểm tra chất lượng và kỹ thuật đối với hàng xuất khẩu 44
    LỜI KẾT 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...