Tiểu Luận Quyết định vấn đề đa mục tiêu , một ví dụ ở huyện đảo Phú Quốc

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    gồm bản word và silde thuyết trình
    QUYẾT ĐỊNH VẤN ĐỀ ĐA MỤC TIÊU

    MỘT VÍ DỤ Ở HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC

    I. Tổng quan về phú quốc:1. Vị trí địa lý:Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái Lan, thuộc tỉnh Kiên giang.Tọa độ: 10°10′00″B 104°00′00″Đ. Vị trí địa lý của đảo được tóm tắt để dễ hình dung như sau: mũi Đông Bắc của đảo cách quốc gia láng giềng Campuchia 4 hải lý. Đảo cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông và cách thị xã Hà Tiên là 25 hải lý.Đảo Phú Quốc các đảo nhỏ lân cận khác và 2 quần đảo An Thới, Thổ Chu hợp thành một huyện của Kiên GiangTrong đó, quần đảo Thổ Chu nằm xa đảo Phú Quốc nhất (tương tương khoảng cách từ Rạch Giá ra Phú Quốc).
    Đảo Phú Quốc có hình tam giác, cạnh đáy nằm ở hướng Bắc, nhỏ dần lại ở phía Nam. Nếu tính đường chim bay theo hướng Bắc-Nam thì chiều dài lớn nhất của đảo là 49 km . Nơi rộng nhất trên đảo theo hướng Đông-Tây nằm ở khu vực Bắc đảo với chiều dài là 27 km. Chu vi của đảo Phú Quốc tổng cộng khoảng 130 km. Tổng diện tích của Phú Quốc là 58.283 ha.
    2. Điều kiện tự nhiên:Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa (nóng ẩm, mưa nhiều, ), tuy nhiên do nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá là rừng nhiệt đới, trong đó có rất nhiều giống, loài đặc hữu.Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, vì bản thân Phú Quốc là một hòn đảo và là đảo lớn, cho nên những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước, ở đây có tiềm năng lớn để khai thác phát triển kinh tế.
    Phú Quốc được xem là một trong những khu vực đa dạng sinh học ở Việt Nam, Phú Quốc được đánh giá là ngư trường có trữ lượng thủy sản vào khoảng 460 ngàn tấn. Ngoài cá, Phú Quốc còn có nhiều loài hải sản có giá trị, như tôm, mực, ghẹ, ốc nhảy, trai ngọc, nghêu lụa, cá ngựa, hải sâm . Ngành thủy sản đã góp phần tạo nguồn thu nhập và tạo việc làm cho người dân trên đảo. Theo kết quả từ các cuộc điều tra, ngư trường biển đảo Phú Quốc có 108 loài san hô thuộc 2 nhóm san hô cứng và san hô mềm; có 135 loài cá rạn san hô; 3 loài cá di cư và 132 loài thân mềm cùng nhiều loài thú biển sinh sống, kiếm ăn. Đặc biệt, tại vùng biển này còn xuất hiện loài động vật quý hiếm như Dugong, rùa biển, cá heo, .
    3. Kinh tế:Nhắc đến Phú Quốc thì không thể không nhắc đến những nghề nghiệp truyền thống của cư dân ở đây.Đó là nghề sản xuất nước mắm và nghề trồng hồ tiêu.Nước mắm Phú Quốc và hồ tiêu Phú Quốc là hai mặt hàng nổi tiếng thế giới lâu nay.Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản. Gần đây, nhờ hoạt động du lịch trên đảo phát triển nhanh chóng, một bộ phận cư dân chuyển sang tham gia cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn,
    Trong những năm qua hạ tầng du lịch được đầu tư, các khu, điểm du lịch, danh lam thắng cảnh được trùng tu, tôn tạo. Sản phẩm du lịch từng bước đa dạng hóa với các loại hình du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng; định hình và khai thác khá hiệu quả các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Tỷ trọng ngành du lịch mới chiếm 3,05% trong GDP của tỉnh.
    Nguyên nhân của những hạn chế trên là do một số cấp ủy, chính quyền các cấp nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội. Sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành đối với phát triển du lịch còn chậm, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Chưa kịp thời điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách phù hợp và đủ mạnh để huy động và thu hút các nguồn lực cho phát triển du lịch, nhất là về đầu tư kết cấu hạ tầng. Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong phát triển du lịch chưa chặt chẽ, công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch kém hiệu quả và thiếu chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu du lịch. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, công chức và lao động trong ngành du lịch còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu.
    Để khắc phục tình trang trên, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2010-2015 và những năm tiếp theo, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xây dựng nghị quyết về đẩy mạnh pháp triển du lịch đến năm 2020 với mục tiêu đầu tư phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng với tốc độ phát triển nhanh và bền vững. Xây dựng kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đồng bộ, khai thác có hiệu quả các điểm du lịch hiện có, đồng thời tạo thêm một số điểm du lịch mới, hấp dẫn; sản phẩm du lịch đa dạng, có chất lượng cao, tạo lập được sản phẩm du lịch đặc thù và cạnh tranh được với các nước trong khu vực. Kiên Giang trở thành điểm hấp dẫn, có thương hiệu, là một trong những trung tâm du lịch khu vực đồng bằng sông Cửu Long, với các vùng du lịch trong tỉnh phát triển hợp lý; trong đó Phú Quốc là trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao của cả nước, khu vực và quốc tế; Hà Tiên trở thành đô thị du lịch. Để đạt được mục tiêu trên, Đảng bộ Kiên Giang xác định 08 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể trong đó có nhiệm vụ phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, cảnh quan môi trường đó là:
    - Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc và địa phương, giới thiệu truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các di tích lịch sử, sản phẩm văn hóa, nghệ thuật đặc sản của địa phương đến đông đảo du khách trong và ngoài nước để văn hóa trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng cho phát triển du lịch.
    - Nâng cao nhận thức trong du khách, cộng đồng dân cư và cả trong cán bộ ngành các cấp, các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch về bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch để đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, cảnh báo nguy hiểm, cứu hộ, cứu nạn tại các khu, điểm và cơ sở kinh doang du lịch.
    - Bảo vệ và khai thác hợp lý các giá trị sinh thái thuộc khu dự trữ sinh quyển đã được UNESCO công nhận. Khuyến khích sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng và áp dụng các giải pháp năng lượng sạch. Kết hợp công tác bảo vệ môi trường với các phong trào xã hội do các ngành, các cấp phát động, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn.
    II. Sử dụng AHP và SWOT để phân tích tiềm năng du lịch lặn khám phá đáy biển nhắm san hô của huyện đảo Phú Quốc:Với những điều kiện trên, Phù Quốc phù hợp cho ngành du lịch biển, đặc biệt là dijchv ụ lặn biển ngắm động thực vật biển như san hô, bãi cỏ biển và các loài các cũng như các loại động vật khác. Trong phạm vi bài này, em chọn hình thức phát triển du lịch lặn biển làm ví dụ để ra quyết định. Đây là một quyết định ở mức độ các nhân. Các số liệu để làm trọng số đều do suy nghĩ cá nhân và sở thích đưa ra.
    Phác thảo cho việc áp dụng AHP trong phân tích SWOT
    Bước 1. Thực hiện Phân tích SWOT
    Bước 2. So sánh giữa các cặp yếu tố SWOT được thực hiện trong tất cả các nhóm SWOT
    Bước 3. So sánh cặp được thực hiện giữa bốn nhóm SWOT
    Bước 4. Các kết quả được sử dụng trong việc xây dựng chiến lược và quy trình đánh giá
    Bước 5: Đưa ra mối quan hệ giữa các chiến lực và các yếu tố
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...