Văn Bản Quyết định số 31/2008/QĐ-NHNN

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/11/08.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/Data/file/2013/thang01/27/31-2008-QD-NHNN.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Quyết định số 31/2008/QĐ-NHNN - Ban hành quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Quyết định số 31/2008/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Ban hành quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

    -----------



    Số: 31/2008/QĐ-NHNN[/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 


    -------------------------
    Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2008
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    QUYẾT ĐỊNH<br type="_moz">
    Ban hành quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam<br type="_moz">
    ----------------------<br type="_moz">

    THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
    Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 17/06/2003;<br type="_moz">

    Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;<br type="_moz">

    Căn cứ Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/08/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;<br type="_moz">

    Căn cứ Quyết định số 337/2005/QĐ-TTg ngày 19/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế làm việc mẫu của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    Theo đề nghị của Chánh Văn phòng,
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo, thay thế Quyết định số 30/2005/QĐ-NHNN ngày 12/01/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước và các quy định về chế độ báo cáo định kỳ tại Quyết định số 516/2000/QĐ-NHNN1 ngày 18/12/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Chế độ thông tin, báo cáo áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng. Những quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này đều bị bãi bỏ.
    Điều 3. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]Nơi nhận:

    - Như Điều 3;

    - Công báo Chính phủ (2 bản);

    - Văn phòng Chính phủ;

    - Bộ Tư pháp;

    - Đảng ủy cơ quan NHTW;

    - Công đoàn NHVN, Công đoàn NHNNVN,

    Công đoàn NHNNTW;

    - Đoàn Thanh niên NHTW;

    - Lưu: VP, PC.[/TD]
    [TD]THỐNG ĐỐC
    (Đã ký)
    Nguyễn Văn Giàu
     
     
     
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM<br type="_moz">
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2008/QĐ-NHNN<br type="_moz">
    ngày 07 tháng 11 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)

    <br type="_moz">
    Chương I<br type="_moz">
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
    1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, quan hệ công tác và trình tự giải quyết công việc của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước).
    2. Tất cả cán bộ, công chức, viên chức, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; các tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác với Ngân hàng Nhà nước chịu sự điều chỉnh của quy chế này.
    Điều 2. Nguyên tắc làm việc
    1. Ngân hàng Nhà nước làm việc theo chế độ Thủ trưởng. Mọi hoạt động của Ngân hàng Nhà nước đều phải tuân thủ quy định của pháp luật và quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước. Cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải xử lý và giải quyết công việc đúng phạm vi trách nhiệm, thẩm quyền.
    2. Trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao một đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Nếu công việc đã được giao cho đơn vị thì Thủ trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm chính về công việc được phân công.
    3. Bảo đảm tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo đúng quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch, lịch làm việc và quy chế làm việc, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu khác của cơ quan cấp trên.
    4. Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.
    5. Bảo đảm dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.
    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước là các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước, gồm: Các Vụ, Cục, Sở giao dịch, Văn phòng và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (sau đây gọi là đơn vị tham mưu); Văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Văn phòng đại diện); Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chi nhánh); các tổ chức, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác do Thống đốc thành lập.
    2. Các tổ chức, đơn vị sự nghiệp gồm các tổ chức, đơn vị sự nghiệp theo quy định của Chính phủ và các tổ chức, đơn vị sự nghiệp do Thống đốc thành lập theo quy định của pháp luật.
    Chương II<br type="_moz">
    TRÁCH NHIỆM, PHẠM VI GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
    Điều 4. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thống đốc
    1. Thống đốc có trách nhiệm:
    a) Chỉ đạo, điều hành Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan;
    b) Phân công công việc cho các Phó Thống đốc; ủy quyền cho Văn phòng đại diện, Chi nhánh giải quyết một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước; ủy quyền cho Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện một số công việc cụ thể trong khuôn khổ pháp luật; chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan khác để xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước hoặc các vấn đề do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công;
    c) Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức tín dụng, các cơ quan, tổ chức khác, các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng;
    d) Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Thống đốc.
    2. Phạm vi giải quyết công việc của Thống đốc:
    a) Những công việc thuộc thẩm quyền quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, quy chế làm việc của Chính phủ, các văn bản pháp luật liên quan và những công việc quy định tại Khoản 1 Điều này;
    b) Những công việc được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc ủy quyền;
    c) Trực tiếp giải quyết một số việc tuy đã giao cho Phó Thống đốc, nhưng thấy cần thiết vì nội dung quan trọng hoặc do Phó Thống đốc vắng mặt; những việc liên quan đến từ hai Phó Thống đốc trở lên nhưng các Phó Thống đốc có ý kiến khác nhau;
    d) Phân công một Phó Thống đốc làm nhiệm vụ Phó Thống đốc thường trực, giúp Thống đốc điều hành công việc chung của Ngân hàng Nhà nước.
    3. Những công việc cần thảo luận tập thể Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (Thống đốc và các Phó Thống đốc) trước khi Thống đốc quyết định:
    a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Ngân hàng;
    b) Chương trình công tác, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm và dài hạn của ngành; các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định;
    c) Kế hoạch của ngành triển khai các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng của cấp trên đã ban hành;
    d) Các chương trình, dự án trọng điểm của ngành;
    đ) Phân bổ và điều chỉnh các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí hàng năm của Ngân hàng Nhà nước;
    e) Công tác tổ chức bộ máy và nhân sự của Ngân hàng Nhà nước theo quy định;
    g) Báo cáo hàng năm về tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành và kiểm điểm sự chỉ đạo điều hành của Ngân hàng Nhà nước;
    h) Những vấn đề về ký kết và tham gia các điều ước quốc tế, kế hoạch thực hiện các cam kết bảo đảm hội nhập quốc tế;
    i) Những vấn đề khác mà Thống đốc thấy cần thiết phải đưa ra thảo luận.
    Trong trường hợp không có điều kiện tổ chức thảo luận tập thể, theo chỉ đạo của Thống đốc, đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ được phân công phối hợp với Văn phòng lấy ý kiến các Phó Thống đốc, trình Thống đốc quyết định.
    Sau khi các Phó Thống đốc đã có ý kiến, Thống đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...