Văn Bản Quyết định số 07/2009/QĐ-TTG

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 15/1/09.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w7.mien-phi.com/Data/file/2013/thang01/15/07-2009-Qd-TTG.DOC"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Quyết định số 07/2009/QĐ-TTG - Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường Đại học

    Quyết định số 07/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường Đại học. 
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    -----------



    Số: 07/2009/QĐ-TTg[/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 


    -------------------------
    Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2009
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
     QUYẾT ĐỊNH<br type="_moz">
    Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động,<br type="_moz">
    sáp nhập, chia, tách, giải thể trường Đại học<br type="_moz">
    -------------------<br type="_moz">

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;<br type="_moz">

    Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;<br type="_moz">

    Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;<br type="_moz">

    Căn cứ Luật Đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;<br type="_moz">

    Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
    1. Văn bản này quy định điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường Đại học.
    2. Văn bản này áp dụng đối với các Đại học, trường Đại học, Học viện (sau đây gọi chung là trường Đại học), các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập trường Đại học.
    3. Thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường Đại học có sự đầu tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài được áp dụng theo quy định tại văn bản này.
    4. Việc thành lập các trường Đại học trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng đang hoạt động cũng được thực hiện theo các quy định tại văn bản này.
    Điều 2. Điều kiện thành lập trường Đại học
    Việc thành lập trường Đại học phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
    1. Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường Đại học đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2007.
    2. Có Dự án thành lập trường Đại học, trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung, chương trình, ngành nghề, quy mô đào tạo, cơ cấu tổ chức, quản lý, quy hoạch đất đai, nguồn vốn xây dựng trường, kế hoạch và lộ trình đầu tư phát triển, bảo đảm phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương.
    3. Việc thành lập các trường Đại học phải được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi đặt trụ sở chính của trường cho ý kiến chấp thuận bằng văn bản và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư thành lập trường Đại học tư thục.
    4. Có đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo: không quá 10 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo năng khiếu; 15 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ; 25 sinh viên/1 giảng viên đối với các ngành đào tạo khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế - quản trị kinh doanh.
    5. Có tổng diện tích đất xây dựng trường không ít hơn 5 ha; thực hiện mức bình quân tối thiểu diện tích 25m[SUP]2[/SUP]/1 sinh viên tính tại thời điểm trường có quy mô đào tạo cao nhất trong kế hoạch đào tạo giai đoạn 10 năm đầu sau khi thành lập; có cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường.
    Địa điểm xây dựng trường Đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động trong nhà trường.
    6. Vốn điều lệ chỉ để dành riêng đầu tư xây dựng trường, không kể giá trị về đất đai, phải có tối thiểu là 50 tỷ VNĐ được góp bằng các nguồn vốn hợp pháp.
    Điều 3. Quy trình, thủ tục thành lập trường Đại học
    1. Việc thành lập trường Đại học do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Dự án thành lập trường Đại học được thực hiện theo 2 bước:
    Bước 1: Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận Dự án đầu tư thành lập trường, thẩm định các điều kiện và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường.
    Bước 2: Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ và các cơ quan liên quan tổ chức thẩm định dự án đầu tư thành lập trường và các điều kiện được quy định tại Quyết định này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập trường.
    2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường:
    Hồ sơ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường Đại học gồm có:
    a) Tờ trình đề nghị thành lập trường Đại học của cơ quan chủ quản (đối với trường Đại học công lập); của tổ chức hoặc cá nhân (đối với trường Đại học tư thục), trong đó cần nêu rõ: tên trường bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tên trường phải gắn với địa danh nơi đặt trụ sở chính của trường hoặc gắn với lĩnh vực đào tạo hoặc danh nhân văn hóa, lịch sử;
    b) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về việc thành lập trường tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải nêu rõ về sự cần thiết, tính phù hợp của việc thành lập trường so với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; dự kiến địa điểm, đất đai xây dựng trường và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường;
    c) Dự án đầu tư thành lập trường Đại học đáp ứng yêu cầu chất lượng nội dung, hình thức. Nội dung Dự án cần làm rõ về sự cần thiết thành lập trường; tính phù hợp với quy hoạch mạng lưới các trường Đại học và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện; ngành nghề, quy mô đào tạo, tuyển sinh trong từng giai đoạn; dự kiến cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành; số lượng, trình độ giảng viên, cán bộ quản lý; đất đai, vốn điều lệ, dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động; quy hoạch và kế hoạch xây dựng, phát triển trường trong từng giai đoạn.
    Trong dự án cần nêu rõ dự kiến tổng số vốn để thực hiện các kế hoạch và bảo đảm hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học trong 3 năm đầu thành lập và các năm tiếp theo; có thuyết minh rõ về tính khả thi và hợp pháp của các nguồn vốn đầu tư xây dựng và phát triển nhà trường trong từng giai đoạn;
    d) Văn bản pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chủ trương giao đất để xây dựng trường, trong đó cần làm rõ về địa điểm, ranh giới của khu đất;
    đ) Bản dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc xây dựng trên khu đất xây dựng trường, bảo đảm phù hợp với quy mô đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng phục vụ việc học tập, giảng dạy;
    e) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về khả năng tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của người đầu tư thành lập trường (đối với trường tư thục) hoặc thuyết minh khả năng tài chính đầu tư xây dựng trường của cơ quan tài chính có thẩm quyền (đối với trường công lập);
    g) Đối với việc thành lập các trường Đại học tư thục, hồ sơ phải có các văn bản sau đây được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
    - Danh sách các thành viên sáng lập;
    - Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;
    - Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;
    - Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn điều lệ;
    - Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn.
    3. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tiếp nhận Dự án đầu tư thành lập trường, thẩm định, đối chiếu với các điều kiện quy định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường.
    Trường hợp cần thiết Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể tổ chức để chủ đầu tư Dự án báo cáo trực tiếp, làm rõ các nội dung của Dự án. Thời gian hoàn thành việc thẩm định không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ Dự án đầu tư thành lập trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo kết quả thẩm định hồ sơ cho chủ đầu tư Dự án xin thành lập trường.
    4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định cho các dự án đầu tư thành lập trường Đại học tư thục trên địa bàn sau khi có văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường của Thủ tướng Chính phủ. Giấy chứng nhận đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần được gửi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Ban Quản lý dự án để triển khai thực hiện các dự án đầu tư thành lập trường Đại học tư thục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư và đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; chuẩn bị các điều kiện cần thiết và hồ sơ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, ra quyết định thành lập trường.
    5. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập trường gồm:
    a) Văn bản phê duyệt chủ trương đầu tư thành lập trường Đại học của Thủ tướng Chính phủ;
    b) Giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành lập các trường Đại học tư thục và văn bản chấp thuận giao đất xây dựng trường, trong đó có xác định rõ diện tích, mốc giới, địa chỉ khu đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các văn bản pháp lý về quyền sử dụng của khu đất dành để xây dựng trường;
    c) Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường của cơ quan chủ quản (đối với trường Đại học công lập) hoặc của Ban quản lý dự án (đối với trường Đại học tư thục) cùng ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, trong báo cáo cần làm rõ những công việc cụ thể đã hoàn thành hoặc đang thực hiện về đất xây dựng trường, số lượng và các điều kiện đã chuẩn bị về phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện; trang thiết bị; khu thực hành, ký túc xá, khu thể thao và những công trình khác đã được xây dựng trên khu đất; các cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo; đội ngũ cán bộ, giảng viên, công tác tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên; tài chính chuẩn bị cho các hoạt động của trường, phù hợp với nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện của Dự án, Giấy phép đầu tư đã được phê duyệt và các nội dung công việc, giải pháp tổ chức thực hiện còn cần được triển khai trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường;
    d) Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với các trường Đại học công lập hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với các trường Đại học tư thục;
    đ) Bản dự kiến danh sách bố trí và văn bản cam kết tham gia của các cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo chủ chốt của trường như: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệm khoa, Trưởng các phòng, ban, bộ môn;
    e) Dự kiến các Chương trình đào tạo, giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy, phù hợp với các ngành đào tạo của trường. Chương trình đào tạo phải được xây dựng dựa trên cơ sở các chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Danh mục các trang thiết bị cơ bản đã chuẩn bị được;
    g) Danh sách các cán bộ, giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng của trường, trong đó cần nêu rõ về trình độ, chuyên ngành đào tạo của từng người, phù hợp với các ngành, chuyên ngành đào tạo, quy mô tuyển sinh của trường trong từng giai đoạn, nhất là giai đoạn đầu đi vào hoạt động sau khi có quyết định thành lập trường; làm rõ kế hoạch, giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trong các giai đoạn sau khi thành lập;
    h) Danh mục số lượng các phòng học, phòng làm việc và cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy, thí nghiệm, thực hành, thư viện, ký túc xá .;
    i) Các văn bản pháp lý xác nhận về số tiền hiện có do Ban Quản lý dự án đang được giao quản lý, bảo đảm tính hợp pháp và cam kết sẽ chỉ sử dụng để đầu tư xây dựng trường và chỉ chi phí cho các hoạt động thường xuyên của trường sau khi được thành lập kèm theo thuyết minh rõ về tổng kinh phí, nguồn vốn đã đầu tư; phương án huy động vốn và cân đối vốn tiếp theo để đảm bảo duy trì ổn định hoạt động của trường trong giai đoạn 5 năm, bắt đầu từ khi trường được tuyển sinh khóa đầu tiên.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...