Tài liệu Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án (436-447)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [Tổng hợp Bài soạn ôn thi tốt nghiệp 52 trang gồm nhiều câu hỏi + đáp án ôn thi tốt nghiệp môn Luật hình sự ]

    Câu 25: Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm, phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án (436-447)
    Khi QĐHÌNH PHạT đối với TộI PHạM được thực hiện bằng đồng phạm ngoài việc tuân thủ theo quy định điều 45 BLHS tòa án cần phải căn cứ vào điều 53 BLHS hiện hành và cần phải ghi rõ điều đó trong bản án.
    Theo điều 53 BLHS, hình phạt được quy định đối với đồng phạm dựa vào: tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm, những tình tiết giảm nhẹ tăng nặng riêng của từng người đồng phạm.
    Trước khi QĐHÌNH PHạT đối với những người đồng phạm, tòa án phải cân nhắc tính chất đồng phạm. Quy định đó thể hiện tư tưởng rằng TộI PHạM được thực hiện bằng đồng phạm trong những điều kiện khác tương tự, bao giờ cũng nguy hiểm cho xã hội hơn TộI PHạM do 1 người thực hiện. Vì rằng đồng phạm là sự lien hiệp hành động của 1 số người do vậy làm cho TộI PHạM có tính chất nguy hiểm hơn. Tính chất đó thể hiện ở chỗ: thường gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng hơn trường hợp 1 người phạm tội riêng lẻ; số người tham gia nhiều hơn; những người càng phạm tội có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, do đó làm cho hoạt động phạm tội kiên quyết hơn, táo bạo hơn
    Tính nguy hiểm cao cho xã hội của TộI PHạM được thực hiện dưới hình thức đồng phạm quyết định tính nguy hiểm cao cho xã hội của hầu hết ngừoi tham gia vào việc thực hiện TộI PHạM, do vậy luật quy định tòa án phải cân nhắc tính chất đồng phạm khi quyết định hình phạt đối với từng người đồng phạm hòan toàn công bằng.
    Theo luật khi QĐHÌNH PHạT đối với từng người đồng phạm tòa án phải cân nhắc tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
    Tính chất tham gia phạm tội của từng người đồng phạm được quyết định bởi vai trò mà người đồng phạm thực hiện, bởi đặc thù về chức năng của người đó trong hoạt động cùng chung phạm tội. Việc đánh giá tính chất tham gia của người đồng phạm phải tùy thuộc vào từng TộI PHạM cụ thể đã được thực hiện, vào các tình tiết cụ thể có trong vụ án, vào các đặc điểm nhân thân và người phạm tội.
    Khi quy định hình phạt đối với từng người đồng phạm, tòa án phải cân nhắc tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ riêng của người đó. Điều đó có nghĩa rằng những tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ đề cập riêng với từng người đồng phạm nào đó, thì chỉ được cân nhắc khi QĐHÌNH PHạT đối với người đó, chứ không được cân nhắc để quy định hình phạt đối với những người đồng phạm khác. Điều đó thể hiện tư tưởng cá thể hóa sâu sắc khi quy định hình phạt đối với những người đồng phạm. Chẳng hạn, người thực hành có án tích hoặc tái phạm thì những tình tiết đó chỉ được cân nhắc khi QĐHÌNH PHạT đối với người đó chứ không được cân nhắc để QĐHÌNH PHạT đối với những người khác.
    * QĐHÌNH PHạT trong trường hợp phạm nhiều tội:
    Theo điều 50 BLHS hiện hành khi xét xử cùng 1 lần người phạm nhiều tội, tòa án QĐHÌNH PHạT đối với từng tội sau đó quy định hình phạt chung cho các tội.
    Những nguyên tắc QĐHÌNH PHạT do điều 50 BLHS quy định:
    1- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là có lỗi trong việc thực hiện, 2 TộI PHạM trở lên;
    2- Những TộI PHạM đó do những điều luật khác nhau (các khoản khác nhau của 1 điều luật) của phần các TộI PHạM của BLHS quy định;
    3- Đối với các TộI PHạM đã được thực hiện chưa hết thời hiệu truy cứu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự và việc ban hành đại tá không ảnh hưởng đến việc áp dụng HÌNH PHạT;
    4- Người phạm tội chưa bị kết án về 1 trong những tội do họ đã thực hiện.
    - Để có cơ sở áp dụng điều luật này trước hết cần làm sáng tỏ hành vi phạm tội đã thực hiện cấu thành 1 hay nhiều tội và những TộI PHạM đó được định tội danh theo 1 điều hay nhiều điều của BLHS.
    Phạm nhiều tội là trường hợp thực hiện 1 số hành vi phạm tội cấu thành những TộI PHạM khác nhau được BLHS quy định (tổng hợp thực tế) hoặc trường hợp thực hiện 1 hành vi cấu thành TộI PHạM khác nhau được BLHS quy định (tổng hợp ý thức). Đặc trưng của việc tổng hợp thực tế là giữa việc thực hiện TộI PHạM này với TộI PHạM kia có 1 khoảng cách thời gian ngắn hoặc dài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...