Tài liệu Quyết định hình phạt theo luật hình sự Việt nam (396-426)

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [Tổng hợp Bài soạn ôn thi tốt nghiệp 52 trang gồm nhiều câu hỏi + đáp án ôn thi tốt nghiệp môn Luật hình sự ]

    Câu 24: Quyết định hình phạt theo luật hình sự Việt nam (396-426)
    - Định nghĩa: Quyết định HÌNH PHạT là 1 giai đoạn, 1 nội dung áp dụng PLHS thể hiện ở việc tòa án lựa chọn loại và mức HÌNH PHạT cụ thể được quy định trong điều luật (khoản điều luật) theo 1 thủ tục nhất định để áp dụng đối với người phạm tội thể hiện trong bản án buộc tội.
    - Ý nghĩa: Quyết định HÌNH PHạT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về chính trị và PL. Chỉ khi HÌNH PHạT được quyết định 1 cách chính xác và công bằng thì mục đích HÌNH PHạT mới đạt được, tức là có tác động giáo dục và cải tạo người phạm tội, ngăn ngừa phạm tôi mới và giáo dục người khác. HÌNH PHạT được quyết định quá nhẹ so với tính chất và mức độ nguy hiểm của TộI PHạM đã được thực hiện sẽ sinh ra ở người phạm tội và ở những người khác thái độ xem thường PL, ngược lại được quyết định quá nặng sẽ gây ra ở người bị án sự không tin tưởng vào tính công bằng của pháp luật và sự công minh của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cả 2 trường hợp đó đều gây hậu quả làm giảm ý nghĩa phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung của HÌNH PHạT. Quyết định HÌNH PHạT đúng đắn sẽ góp phần làm tăng cường pháp chế XHCN, trật tự và kỷ cương XH.
    * Các nguyên tắc quy định HÌNH PHạT là những tư tưởng xuất phát, tư tưởng chủ đạo được quy định trong pháp luật hình sựvà do giải thích mà có, xác định và định hướng của hoạt động của tòa án khi áp dụng chế tài luật HS đối với người phạm tội.
    Dựa vào các tiêu chuẩn: phải là tư tưởng chỉ đạo đầu tiên; phải được thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp trong luật hình sự; phải là tư tưởng chỉ đạo định hướng hoạt động tòa án trong lĩnh vực quy định hình phạt; những tư tưởng đó phải phù hợp với chính sách hình sự trong từng giai đoạn phát triển của nhà nước.
    Dựa vào những tiêu chuẩn trên giúp ta tránh khỏi là thu hẹp hoặc là quá mở rộng ghi đưa ra các nguyên tắc quy định hình phạt. Đó là các nguyên tắc như sau:
    1. Nguyên tắc pháp chế XHCN
    2. Nguyên tắc nhân đạo XHCN;
    3. nguyên tắc cá thể hóa hình phạt;
    4. nguyên tắc công bằng (công minh).
    Các nguyên tắc này có tính độc lập tương đối hoặc cùng tồn tại, nhưng mặt khác, các nguyên tắc quy định hình phạt luôn có những phần, những nội dung xâm nhập nhau, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau và ở dạng tổng thể tạo thành 1 hệ thống nhất. Tính hệ thống và tính thống nhất khác cho phép đồng nhất chúng. Bên cạnh, mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau xâm nhập với nhau, các nguyên tắc QĐHÌNH PHạT vẫn có nội dung và tính độc lập của chúng. Những nội dung đó không mâu thuẩn với nhau. Điều đó nói lên mối liên hệ biện chứng các nguyên tắc QĐHÌNH PHạT. Bở vậy, khi áp dụng các nguyên tắc phải nhận thức được điều đó để tránh hoặc là đồng nhất chúng hoặc là áp dụng 1 cách đơn lẻ.
    Như vậy, hê thống các nguyên tắc QĐHÌNH PHạT là hệ thống logic; biện chứng các tư tưởng xuất phát , những tư tưởng chỉ đạo được quy định trong PLHS và do giải thích luật mà có buộc tòa án phải tuân theo ở thể thống nhất khi áp dụng các chế tài luật hình sự đối với tội phạm.
    - Tư tưởng cơ bản của nguyên tắc pháp chế XHCN thể hiện khi QĐHÌNH PHạT là ở chỗ khi áp dụng HÌNH PHạT đối với người bị kết án tòa án phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của luật HS. Đây là nguyên tắc cực kỳ quan trọng vì có thể áp dụng các nguyên tắc khác của chế định QĐHÌNH PHạT vào thực tiễn xét xử, chỉ khi tuân thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc này.
    Nội dung nguyên tắc này thể hiện trước hết ở chỗ có thể áp dụng HÌNH PHạT chỉ đối với hành vi phạm tội được quy định cụ thể trong luật. Điều 2 BLHS “chỉ người nào phạm 1 tội đã được BLHS quy định mới phải chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự”. Điều đó khẳng định cơ số của việc áp dụng hình phạt là việc thực hiện TộI PHạM của người có lỗi.
    Theo nguyên tắc pháp chế XHCN, QĐHÌNH PHạT là thẩm quyền của tòa án.
    Nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi khi tuyên 1 hình phạt phải có tính xác định, có căn cứ lập luận và bắt buộc có lý do. Tính xác định của HÌNH PHạT trong bản án buộc tội thể hiện ở chỗ HÌNH PHạT được quy định đối với bị cáo phải cụ thể về loại Hình phạt và thời hạn. Tính có căn cứ, lập luận và bắt buộc có lý do trong bản án đòi hỏi tòa án phải nghiên cứu kỹ và làm sáng tỏ các tình tiết có trong vụ án làm căn cứ cho QĐHÌNH PHạT.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...