Tiểu Luận Quyết định Hành chính - Bài tập nhóm số 1 Luật Hành chính

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập nhóm số 1 – Luật Hành chính – Quyết định Hành chính


    NỘI DUNG
    1. Lý luận chung về quyết định hành chính
    a. Khái niệm
    Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự hoặc áp dụng các quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước.
    b. Đặc điểm
    Quyết định hành chính là một dạng của quyết định pháp luật nên có những đặc điểm chung và riêng. Về đặc điểm chung, quyết định hành chính có tính quyền lực, đơn phương và tính pháp lý. Tính quyền lực nhà nước được thể hiện ở ngay hình thức của quyết định, chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương đưa ra các quyết định pháp luật xuất phát từ lợi ích chung. Tính quyền lực của quyết định hành chính còn thể hiện ở nội dung và mục đích của quyết định. Quyết định hành chính luôn thể hiện tính mệnh lệnh rất cao nên tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tính bảo đảm thi hành của quyết định. Về nguyên tắc, mọi quyết định phải được thi hành. Các quyết định do Nhà nước ban hành đều có giá trị về mặt pháp lí. Quyết định hành chính tác động đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, có thể đưa ra những biện pháp hoặc chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lí hành chính. Mặt khác, tính pháp lý còn thể hiện ở việc làm xuất hiện quy phạm pháp luật, thay thế hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luật, thay đổi hoặc chấm dứt một quan hệ phap luật cụ thể.
    Về đặc điểm riêng, quyết định hành chính có tính dưới luật, được nhiều chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành và có mục đích, nội dung phong phú.
    2. Yêu cầu tính hợp pháp và hợp lí cña quyết định hành chính
    1. a. Tính hợp pháp của quyết định hành chính
    Một quyết định hành chính được coi là hợp pháp khi nó đáp ứng được những yêu cầu sau:
    – Quyết định hành chính phải được ban hành bởi những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
    Hiện nay quyết định hành chính được ban hành chủ yếu bởi chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước, đó là những chủ thể ở trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những chủ thể có thẩm quyền chuyên môn. Mỗi chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính khác nhau.
    Thẩm quyền hình thức trong việc ban hành quyết định hành chính được pháp luật quy định cụ thể trong Luật Ban hành vb QPPL và Luật Ban hành vb QPPL của Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân. Theo đó các chủ thể khác nhau có thể ban hành quyết định hành chính dưới nhiều hình thức khác nhau như:
    + Chính Phủ ban hành quyết định hành chính dưới hình thức là Nghị Quyết, Nghị Định. VD: Nghị Quyết số 03/CP của Chính Phủ ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại. Nghị Định của Chớnh phủ số 35/2005/NĐ- CP ngày 17/03/2005 về việc xử lớ kỉ luật cỏn bộ, cụng chức;
    + Thủ Tướng Chính Phủ ra quyết định hành chính dưới hình thức là Quyết Định hoặc Chỉ Thị. VD :Quyết định của Thủ tướng Chớnh phủ số 136/20011/QD-TT ngày 17/9/2001 phờ duyệt trương trỡnh tổng thể cải cỏch thủ tục hành chớnh nhà nước giai đoạn 2001-2010;
    + Các cơ quan nhà nước có thể kết hợp để ra những quyết định hành chính liên tịch dưới hình thức :thông tư liên tịch và Nghị quyết liên tịch
    Thẩm quyền về nội dung của chủ thể ban hành quyết định hành chính hiện nay vẫn còn quy định rải rác trong nhiều văn bản khác nhau: Hiến pháp, Đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước, luật, Pháp lệnh quy định về quản lý nhà nước trong những lĩnh vực cụ thể. Các chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính phải có nội dung phù hợp với thẩm quyền của mình.
    VD: Các bộ hoặc các cơ quan ngang bộ sẽ ban hành những quyết định hành chính có nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý hành chính của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...