Văn Bản Quyết định 915/2013/QĐ-UBND

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 21/3/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w1.mien-phi.com/data/file/2013/thang04/09/915-2013-QD-UBND.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Quyết định 915/2013/QĐ-UBND - Cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015

    Quyết định 915/2013/QĐ-UBND về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    ỦY BAN NHÂN DÂN
    TỈNH THANH HÓA
    -------

    [/TD]
    [TD]
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ---------------------------------

    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    Số: 915/2013/QĐ-UBND
    [/TD]
    [TD]
    Thanh Hóa, ngày 21 tháng 03 năm 2013
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC BAN HÀNH CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

    ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
    Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
    Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc ban hành Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
    Căn cứ Quyết định số 1509/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 7 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt chiến lược phát triển Giao thông nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
    Căn cứ Nghị quyết số 44/2012/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về Cơ chế khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015;
    Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa tại Tờ trình số 139/TTr-SGTVT ngày 24 tháng 01 năm 2013,
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2013 - 2015, với những nội dung sau:
    1. Phạm vi áp dụng:
    Quyết định này áp dụng đối với các dự án kiên cố hóa mặt đường xã và đường thôn (bản); xây dựng, sửa chữa các cầu nhỏ, đường tràn, cống qua đường, hệ thống rãnh thoát nước trên các tuyến đường huyện, đường xã (theo phân loại đường bộ tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mở mới đường thôn (bản) trên địa bàn các xã thuộc vùng 3 (theo phân loại vùng tại mục 4 dưới đây).
    Không áp dụng đối với các tuyến đường đô thị trên địa bàn thành phố, thị xã; đường nội thị ở vùng 1, vùng 2, vùng 3.
    2. Đối tượng hỗ trợ:
    2.1. Kiên cố hóa mặt đường xã ở cả 3 vùng;
    2.2. Kiên cố hóa mặt đường thôn (bản) ở cả 3 vùng;
    2.3. Mở mới đường thôn (bản) ở các xã thuộc vùng 3;
    2.4. Sửa chữa, xây dựng mới các công trình bao gồm: cầu nhỏ có chiều dài cầu (tính từ đuôi mố đến đuôi mố) £ 30m; đường tràn; cống qua đường, hệ thống rãnh thoát nước trên các tuyến đường huyện, đường xã ở cả 3 vùng, có tổng kinh phí xây dựng £ 2,0 tỷ đồng.
    3. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật công trình được hỗ trợ:
    Các công trình giao thông được xem xét hỗ trợ phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
    3.1. Công trình đường bộ:
    a) Đường xã:
    - Chiều rộng nền đường: Bnền = 4,0 - 6,5 m.
    - Chiều rộng mặt đường: Bmặt = 3,0 - 3,5 m.
    b) Đường thôn (bản):
    - Chiều rộng nền đường: Bnền = 3,0 - 5,0 m.
    - Chiều rộng mặt đường: Bmặt = 2,0 - 3,0 m.
    Kết cấu mặt đường: Là đá dăm láng nhựa, cấp phối đá dăm láng nhựa, mặt đường nhựa nhũ tương, hoặc mặt đường bê tông xi măng (chiều dày tối thiểu d=16cm, bê tông mác tối thiểu 200#).
    3.2. Công trình thoát nước:
    a) Công trình cầu:
    Cầu xây dựng mới:
    - Quy mô: Khổ cầu ³ 4,0m; chiều dài cầu Lc £ 30m, tải trọng thiết kế tối thiểu H13-X60.
    - Kết cấu cầu: Cầu bê tông cốt thép, cầu thép, cầu bán vĩnh cửu.
    Sửa chữa cầu cũ: Cải tạo, sửa chữa cầu trên cơ sở cầu cũ hiện có.
    b) Đường tràn: Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép hoặc đá hộc xây vữa xi măng.
    c) Cống qua đường: Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép.
    d) Hệ thống rãnh thoát nước: Kết cấu bê tông, bê tông cốt thép hoặc gạch xây vữa xi măng.
    4. Phân vùng hỗ trợ:
    4.1. Vùng đồng bằng (Vùng 1): Bao gồm các xã thuộc các huyện đồng bằng (trừ các xã miền núi ở các huyện đồng bằng).
    4.2. Vùng miền núi (Vùng 2): Bao gồm các xã của 11 huyện miền núi và các xã miền núi của các huyện đồng bằng (trừ những xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ và những xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã).
    4.3. Vùng đặc biệt khó khăn (Vùng 3): Bao gồm những xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ và những xã chưa có đường ô tô đến trung tâm xã.
    5. Mức hỗ trợ:
    5.1. Hỗ trợ kiên cố hóa mặt đường và mở đường thôn (bản):
    a) Vùng 1:
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    - Đường xã: Hỗ trợ kiên cố hóa mặt đường
    [/TD]
    [TD]
    140 triệu đồng/1Km.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    - Đường thôn (xóm): Hỗ trợ kiên cố hóa mặt đường
    [/TD]
    [TD]
    100 triệu đồng/1Km.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    b) Vùng 2:
    [/TD]
    [TD]
     
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    - Đường xã: Hỗ trợ kiên cố hóa mặt đường
    [/TD]
    [TD]
    180 triệu đồng/1Km.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    - Đường thôn (bản): Hỗ trợ kiên cố hóa mặt đường
    [/TD]
    [TD]
    150 triệu đồng/1Km.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    c) Vùng 3:
    [/TD]
    [TD]
     
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    - Đường xã: Hỗ trợ kiên cố hóa mặt đường
    [/TD]
    [TD]
    200 triệu đồng/1Km.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    - Đường thôn (bản):
    [/TD]
    [TD]
     
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    + Hỗ trợ kiên cố hóa mặt đường
    [/TD]
    [TD]
    150 triệu đồng/1Km.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    + Mở đường mới: Hỗ trợ 20 triệu đồng/1Km để mở đường mới đảm bảo cho xe máy, xe đạp, người đi bộ qua lại và hỗ trợ 100% kinh phí nổ mìn phá đá để mở đường (nếu có).
    5.2. Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa các công trình: đường tràn, cầu nhỏ, cống, hệ thống thoát nước:
    a) Vùng 1:
    - Công trình nằm trên đường huyện, đường xã: Hỗ trợ 50% (chi phí xây dựng).
    b) Vùng 2:
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
    - Công trình nằm trên đường huyện:
    [/TD]
    [TD]
    Hỗ trợ 70% (chi phí xây dựng).
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    - Công trình nằm trên đường xã:
    [/TD]
    [TD]
    Hỗ trợ 80% (chi phí xây dựng).
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    c) Vùng 3:
    [/TD]
    [TD]
     
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    - Công trình nằm trên đường huyện:
    [/TD]
    [TD]
    Hỗ trợ 80% (chi phí xây dựng).
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]
    - Công trình nằm trên đường xã:
    [/TD]
    [TD]
    Hỗ trợ 90% (chi phí xây dựng).
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    6. Kinh phí thực hiện:
    Kinh phí hỗ trợ khuyến khích phát triển giao thông nông thôn hàng năm được bố trí khoảng 3% tổng thu ngân sách của tỉnh trên địa bàn.
    Điều 2. Quy định về quản lý đầu tư xây dựng:
    1. Chủ tịch UBND các huyện quyết định đầu tư các công trình giao thông nông thôn theo quy định về phân cấp và ủy quyền trong quản lý đầu tư xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước do UBND tỉnh quy định tại thời điểm quyết định; Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm cả khoản hỗ trợ từ ngân sách cấp trên) theo sự phân cấp và ủy quyền của UBND cấp huyện.
    2. Các dự án phát triển giao thông nông thôn chỉ được hỗ trợ theo kế hoạch hàng năm và phải có đầy đủ thủ tục, hồ sơ theo quy định hiện hành của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý chất lượng công trình xây dựng.
    3. UBND cấp huyện làm chủ đầu tư các dự án trên các tuyến đường huyện và đường liên xã; UBND cấp xã làm chủ đầu tư các công trình đường xã; đường thôn (bản) do cộng đồng dân cư tự quản xây dựng và quản lý.
    4. Các công trình sau khi xây dựng xong phải được quản lý, bảo vệ, bảo dưỡng thường xuyên. Đường đi qua địa phương nào giao cho địa phương đó quản lý. Kinh phí cho công tác quản lý bảo dưỡng thường xuyên do địa phương đảm nhiệm.
    5. Khuyến khích dùng kết cấu mặt đường bê tông xi măng để kiên cố hóa mặt đường.
    Điều 3. Thủ tục, hồ sơ và hình thức hỗ trợ:
    1. Các công trình kiên cố hóa mặt đường xã; Các công trình thoát nước được sửa chữa, xây dựng mới thì trình tự thủ tục từ khi chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư thực hiện như quy định về đầu tư xây dựng:
    - Chủ đầu tư tổ chức triển khai lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình, thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt theo quy định hiện hành (đối với các công trình UBND xã quyết định đầu tư thì Chủ tịch UBND xã phê duyệt).
    - Thực hiện đầu tư: Chủ đầu tư tiến hành lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu và thanh quyết toán công trình theo quy định.
    2. Các công trình kiên cố hóa mặt đường thôn (bản):
    UBND cấp xã tổ chức triển khai lập sơ đồ duỗi thẳng tuyến đường, mặt cắt ngang đại diện để tính khối lượng và dự toán, Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt (trường hợp đặc biệt, công trình đường thôn (bản) phải đáp ứng yêu cầu cho xe vận tải có tải trọng trên 6 tấn/trục đi qua, Chủ đầu tư phải tổ chức triển khai lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình, thẩm định, phê duyệt như đối với đường xã). Khuyến khích cộng đồng dân cư tổ chức triển khai thực hiện công tác thi công xây dựng; công tác giám sát thực hiện theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành.
    3. Đối với các công trình mở mới đường thôn (bản) ở vùng 3 được UBND tỉnh giao cho cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ đầu tư xây dựng: Chủ đầu tư tổ chức triển khai lập dự án (hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình) trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt. Chủ đầu tư tiến hành tổ chức công tác thi công, giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu và thanh quyết toán công trình theo quy định về đầu tư xây dựng.
    4. Đối với các công trình đã được UBND tỉnh phê duyệt danh mục hỗ trợ trong năm, nếu không thực hiện được, muốn điều chuyển sang công trình khác, UBND cấp huyện phải báo cáo bằng văn bản gửi Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính để xem xét trình UBND tỉnh quyết định; khi có quyết định của UBND tỉnh mới được thực hiện.
    5. Mục đích sử dụng và phương pháp xác định kinh phí hỗ trợ:
    - Kinh phí hỗ trợ chỉ dùng để chi trả cho phần chi phí xây dựng công trình.
    - Đối với đường xã, đường thôn (bản): Kinh phí hỗ trợ được tính theo chiều dài (Km).
    - Đối với công trình: Kinh phí hỗ trợ được tính theo phần trăm (%) chi phí xây dựng.
    Điều 4. Tổ chức thực hiện:
    1. Hàng năm, vào tháng 9, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn cho năm sau, nêu rõ các công trình, dự án đề nghị hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên gửi Sở Giao thông vận tải tổng hợp.
    2. Trên cơ sở nguồn vốn ngân sách bố trí cho hỗ trợ phát triển giao thông nông thôn hàng năm và kế hoạch của UBND cấp huyện, Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch vốn hỗ trợ cho UBND cấp huyện.
    3. Trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch vốn được hỗ trợ, UBND cấp huyện tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch vốn hỗ trợ cho các công trình đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và định kỳ báo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan theo quy định.
    4. Sở Tài chính có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các huyện và các chủ đầu tư thực hiện việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí khuyến khích phát triển giao thông nông thôn theo quy định hiện hành.
    5. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các ngành liên quan có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các dự án có vốn hỗ trợ để bảo đảm tiến độ và chất lượng. Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình và kết quả thực hiện với UBND tỉnh.
    6. UBND cấp huyện, cấp xã và các chủ đầu tư công trình có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, tổ chức thực hiện các dự án, công trình đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả và thực hiện thanh, quyết toán công trình theo đúng các quy định hiện hành.
    Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2532/2008/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh về cơ chế khuyến khích phát triển đường giao thông nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2008 - 2012.
    Điều 6. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Thanh Hóa; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và Thủ trưởng các ngành, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
     Nơi nhận:
    - Như điều 6 QĐ (để t/h);
    - Văn phòng CP; (b/c)
    - Bộ GTVT, Bộ TC; (b/c)
    - Cục KTVB Bộ Tư pháp; (b/c)
    - TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh; (b/c)
    - Đoàn ĐBQH;
    - Lưu: VT, CN (2).
    [/TD]
    [TD]
    TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
    CHỦ TỊCH

    (Đã ký)

    Trịnh Văn Chiến

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
     
Đang tải...