Văn Bản Quyết định 50/2013/QĐ-TTg

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 7/1/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/Data/file/2013/thang01/17/50-QD-TTg.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Quyết định 50/2013/QĐ-TTg - Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An đến năm 2030

    Quyết định 50/2013/QĐ-TTg về phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    ------------

    Số: 50/QĐ-TTg[/TD]
    [TD]
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


    ----------------------------------------
    Hà Nội, ngày 07 tháng 01năm 2013
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    <b style="">QUYẾT ĐỊNH

    [/B]VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU LONG AN, TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2030

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
    Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
    1. Tính chất:
    - Là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, động lực phát triển kinh tế của tiểu vùng phía Tây tỉnh Long An;
    - Là đầu mối giao thông vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế. Đầu mối giao thương kết nối với các tiểu vùng sông MêKông;
    - Là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, gồm: Khu phi thuế quan (công nghiệp - thương mại - dịch vụ) và Khu thuế quan (đô thị, dịch vụ du lịch sinh thái và vùng nông nghiệp tỉnh Long An);
    - Có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng.
    2. Phạm vi, ranh giới quy mô lập quy hoạch:
    Phạm vi quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Long An, theo Quyết định thành lập số 07/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, gồm địa phận 07 xã và 01 thị trấn: Thị trấn Mộc Hóa, xã Bình Hiệp, xã Bình Tân, ấp 1 thuộc xã Thạnh Trị, các ấp Bình Tây 1 và Bình Tây 2 thuộc xã Bình Hòa Tây (huyện Mộc Hóa) và xã Tuyên Bình, xã Thái Bình Trung, các ấp 1 và ấp 2 thuộc xã Vĩnh Bình (huyện Vĩnh Hưng). Diện tích tự nhiên 13.080 ha.
    Ranh giới địa lý Khu kinh tế cửa khẩu được xác định như sau:
    - Phía Bắc giáp tỉnh Svâyriêng, Campuchia;
    - Phía Nam giáp sông Vàm Cỏ Tây;
    - Phía Đông giáp phần còn lại các xã Thạnh Trị và Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa;
    - Phía Tây giáp xã Thái Trị, thị trấn Vĩnh Hưng và phần còn lại của xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Hưng.
    3. Quy mô dân số và đất đai:
    a) Quy mô dân số:
    Tổng dân số hiện trạng trong phạm vi nghiên cứu trực tiếp của Khu kinh tế cửa khẩu Long An khoảng 41.000 người.
    - Dự kiến đến năm 2020: Khoảng 55.000 - 70.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 30.000 - 40.000 người;
    - Dự kiến đến năm 2030: Khoảng 100.000 - 120.000 người trong đó dân số đô thị khoảng 70.000 - 80.000 người.
    b) Quy mô đất đai xây dựng Khu kinh tế:
    Tổng diện tích tự nhiên Khu kinh tế cửa khẩu Long An: 13.080 ha.
    - Dự kiến đến năm 2020, đất xây dựng khu kinh tế khoảng 2.000 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 400 ha - 600 ha;
    - Dự kiến đến năm 2.030, đất xây dựng khu kinh tế 3.500 ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 1.400 ha - 1.600 ha.
    4. Mục tiêu quy hoạch:
    Cụ thể hóa Chiến lược phát triển vùng biên giới Việt Nam - Campuchia, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, Chiến lược phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế cửa khẩu Long An.
    Hình thành một không gian Khu kinh tế tổng hợp có vai trò là một hạt nhân kinh tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An, vùng đồng bằng sông Cửu Long thông qua đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, thương mại và hợp tác giao thương giữa Việt Nam và Campuchia.
    Tạo lập khu vực có môi trường đầu tư hấp dẫn. Hình thành các khu ở, các khu đô thị hiện đại, hạ tầng đồng bộ, có cảnh quan môi trường chất lượng, là đô thị trung tâm của tiểu vùng phía Tây của tỉnh Long An gắn kết với cửa khẩu.
    Làm cơ sở để quản lý xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu theo quy hoạch được duyệt. Làm cơ sở để triển khai các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, lập các dự án đầu tư trong khu vực.
    5. Các chỉ tiêu chính của đồ án:
    a) Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị:
    Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị bình quân khoảng 150 m[SUP]2[/SUP] - 200 m[SUP]2[/SUP]/người, trong đó: Đất dân dụng khoảng 80 m[SUP]2[/SUP] - 100 m[SUP]2[/SUP]/người.
    b) Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật đô thị:
    - Giao thông: Diện tích đất dành cho giao thông giai đoạn đến năm 2020 chiếm 12 - 15% đất xây dựng đô thị, giai đoạn đến năm 2030 chiếm 18 - 20% đất xây dựng đô thị; mật độ đường chính đối với khu vực cửa khẩu và đô thị giai đoạn đến năm 2020 đạt 3,5 km/km[SUP]2[/SUP], giai đoạn đến năm 2030 đạt 4,5 km/km[SUP]2[/SUP];
    - Cấp nước: Chỉ tiêu cấp nước giai đoạn đến năm 2020 khoảng 100 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước 80% dân số; giai đoạn đến năm 2030 khoảng 120 lít/người/ngày đêm. Tỷ lệ cấp nước 100% dân số. Chỉ tiêu cấp nước công nghiệp khoảng 40 m[SUP]3[/SUP]/ha và cấp nước phục vụ du lịch là 120 lít - 200 lít người/ngày đêm;
    - Cấp điện: Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt đối với đô thị (loại IV đến loại V) từ 400 - 1.000 kwh/người/năm, đối với nông thôn từ 200 - 500 kwh/người/năm; hoạt động dịch vụ thương mại khoảng 30% - 35% tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt và phục vụ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 120 - 200 kw/ha;
    - Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường: Tiêu chuẩn thải nước lấy theo tiêu chuẩn cấp nước tương ứng với từng đối tượng. Nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường đạt tỉ lệ 80% (đối với nước thải công nghiệp phải đạt 100%);
    - Rác thải: Chỉ tiêu rác thải 0,8 - 1,0 kg/người/ngày đêm đối với khu vực đô thị và từ 0,6 - 0,8 kg/người/ngày đêm đối với khu vực nông thôn;
    - Đất nghĩa trang: 0,66 ha/1.000 dân.
    6. Các yêu cầu nghiên cứu:
    a) Phân tích đặc điểm tự nhiên và hiện trạng
    - Phân tích vị trí địa lý của Khu kinh tế cửa khẩu Long An trong mối quan hệ vùng tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phân tích đặc điểm khí hậu, thủy văn, địa hình, địa chất và cảnh quan đặc trưng khu vực quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu;
    - Phân tích hiện trạng về dân số, lao động, sử dụng đất, kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, cấp - thoát nước, môi trường .); đánh giá các quy hoạch và các dự án đầu tư đã và đang triển khai trong phạm vi Khu kinh tế cửa khẩu Long An.
    b) Đánh giá vai trò, vị thế, tiềm năng và nguồn lực của Khu kinh tế cửa khẩu Long An trong các mối quan hệ vùng: Vùng tỉnh Long An, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
    c) Phân tích bối cảnh phát triển kinh tế của khu vực Đông Nam Á, khu vực Campuchia, vùng biên giới Việt Nam - Campuchia, tình hình phát triển kinh tế của khu vực vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long, của tỉnh Long An trong xu hướng hội nhập hiện nay và trong tương lai.
    d) Đánh giá các định hướng phát triển của các tỉnh Svâyriêng, Pray Veng, Phnôm Pênh theo hành lang phát triển kinh tế của nước bạn. Từ nghiên cứu mô hình phát triển của phía Campuchia đề xuất mô hình phát triển khu kinh tế Long An đảm bảo khai thác hiệu quả thế mạnh của mỗi bên và đảm bảo các kết nối hạ tầng phù hợp.
    đ) Rà soát, đánh giá các quy hoạch, kế hoạch liên quan; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Long An. Trên cơ sở đó đề xuất các loại hình khu kinh tế, loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế khu vực cửa khẩu biên giới. Đặc biệt lưu ý các vấn đề trọng tâm trong việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu theo Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.
    e) Đề xuất phân khu chức năng theo giai đoạn quy hoạch đến năm 2030: Xác định khu phi thuế quan (khu công nghiệp và thương mại dịch vụ); khu vực phát triển các đô thị, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; các trung tâm xã và điểm dân cư nông thôn; khu vực tổ chức dịch vụ du lịch sinh thái; vùng sản xuất nông nghiệp, .
    g) Đề xuất sử dụng đất toàn khu và các phân khu chức năng theo phân vùng phát triển, bao gồm:
    - Khu quản lý, kiểm soát cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế, trạm kiểm soát liên hợp .);
    - Khu phi thuế quan (khu công nghiệp, hệ thống kho bãi, khu thương mại, dịch vụ .);
    - Khu vực phát triển đô thị gồm thị trấn Mộc Hóa và khu đô thị mới với các khu chức năng trung tâm hành chính, khu dân cư đô thị, giáo dục - đào tạo, y tế, thương mại - dịch vụ, khu công viên cây xanh .
    - Hệ thống các khu công viên cây xanh, mặt nước, không gian mở;
    - Các điểm dân cư nông thôn và sản xuất nông nghiệp; các cụm tuyến dân cư vượt lũ; các khu rừng sản xuất, rừng phòng hộ;
    - Các khu vực cấm, hạn chế phát triển; khu vực an ninh quốc phòng.
    h) Đề xuất định hướng phát triển kiến trúc cảnh quan (thiết kế đô thị):
    - Đề xuất thiết kế đô thị tổng thể bao gồm các trục, vùng kiểm soát phát triển, các công trình điểm nhấn, các vùng cảnh quan không gian mở;
    - Hướng dẫn thiết kế đô thị các vùng kiểm soát phát triển bao gồm phạm vi sử dụng đất, các trục tuyến kết nối, các công trình điểm nhấn, không gian mở, mật độ xây dựng, tầng cao.
    i) Đề xuất định hướng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn, hiện đại đáp ứng những mục tiêu phát triển, nhu cầu sử dụng, đảm bảo mỹ quan, an toàn và vệ sinh môi trường của Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An, cụ thể:
    - Cao độ nền và thoát nước: Quy hoạch cao độ nền khống chế xây dựng; Đề xuất các giải pháp thoát nước mưa, Các giải pháp chống ngập úng, sạt lở bờ sông; đảm bảo hạn chế việc san lấp địa hình tự nhiên. Đề xuất các giải pháp về nền và thoát nước đảm bảo hạn chế các tác động của lũ, lụt trong khu vực và các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu;
    - Giao thông: Xác định mạng lưới giao thông đảm bảo kết nối các khu chức năng trong vùng và Khu kinh tế cửa khẩu, đường bộ (đường quốc lộ 62, đường N1, đường tỉnh 831), đường thủy (sông Vàm Cỏ Tây .), các trung tâm tiếp vận, cảng sông, bến xe ., đề xuất giao thông công cộng phù hợp môi trường sinh thái. Quy hoạch giao thông đảm bảo kết nối và tổ chức giao thông thuận lợi giữa Khu kinh tế với mạng lưới giao thông quốc gia, đấu nối thuận tiện với mạng lưới giao thông vùng của phía Campuchia;
    - Cấp nước: Xác định nguồn nước; tiêu chuẩn và nhu cầu dùng nước; vị trí, quy mô các công trình đầu mối, mạng lưới đường ống cấp nước; đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt và ngầm đảm bảo chất lượng nước cấp và giảm tỷ lệ thất thoát nước;
    - Cấp điện và chiếu sáng đô thị: Xác định nguồn điện; chỉ tiêu và dự kiến nhu cầu sử dụng điện; giải pháp thiết kế mạng lưới cấp điện. Xác định chỉ tiêu sử dụng điện chiếu sáng theo các nhóm công trình; tính toán nhu cầu sử dụng điện năng cho chiếu sáng; đề xuất các giải pháp cụ thể về nguồn, lưới điện, nguồn sáng, các giải pháp cụ thể về chiếu sáng cho các khu chức năng của khu kinh tế;
    - Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn (CTR) và nghĩa trang: Xác định chỉ tiêu nước thải, chất thải rắn, đất nghĩa trang; dự báo tổng lượng nước thải, chất thải rắn, nhu cầu đất nghĩa trang. Xác định: vị trí và quy mô các trạm xử lý nước thải, giải pháp thiết kế mạng lưới thoát nước thải.
    Xác định vị trí, quy mô cơ sở xử lý chất thải và đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn, hình thức thu gom và vận chuyển chất thải rắn, các giải pháp cách ly và bảo vệ môi trường; xác định quy mô nghĩa trang, lựa chọn vị trí xây dựng nghĩa trang theo mô hình tập trung;
    - Hệ thống thông tin liên lạc: Xác định quy mô, các trạm và các mạng truyền dẫn, di động và các công trình phụ trợ.
    k) Đánh giá môi trường chiến lược:
    Dự báo, đánh giá môi trường chiến lược và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường.
    l) Quy hoạch xây dựng theo các giai đoạn:
    Đề xuất phát triển khu kinh tế theo các giai đoạn, xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư phù hợp với nguồn lực.
    Đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An.
    7. Nội dung quy hoạch xây dựng đợt đầu đến năm 2020:
    Đề xuất kế hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn phát triển để khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng. Tập trung nguồn vốn và đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho giai đoạn đầu. Hạn chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến cộng đồng dân cư hiện trạng khi chưa thực sự cần thiết.
    Xác định các chương trình theo từng lĩnh vực, chọn hạng mục, dự án ưu tiên đầu tư phát triển. Xác định các khu vực trong khu kinh tế cần triển khai quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng trong giai đoạn đầu.
    Đề xuất xây dựng một số công trình trọng điểm, các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và phương thức tổ chức thực hiện.
    Dự thảo quy định quản lý quy hoạch theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An.
    8. Thành phần hồ sơ:
    Hồ sơ đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật hiện hành.
    9. Tổ chức thực hiện:
    - Cấp phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ;
    - Cơ quan quản lý dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Long An;
    - Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: Bộ Xây dựng;
    - Cơ quan thẩm định, trình phê duyệt: Bộ Xây dựng;
    - Thời gian lập đồ án quy hoạch: 12 tháng kể từ ngày nhiệm vụ quy hoạch được phê duyệt.
    Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Long An phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành liên quan tổ chức lập đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Long An, tỉnh Long An đến năm 2030.
    Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Long An, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]
     Nơi nhận:

    - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

    - Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

    - Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Long An;

    - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, NC, V.III;

    - Lưu: Văn thư, KTN (3b).
    [/TD]
    [TD]
    KT. THỦ TƯỚNG

    PHÓ THỦ TƯỚNG




    (Đã ký)





    Hoàng Trung Hải

    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
     
     
Đang tải...