Văn Bản Quyết định 298/2013/QĐ-TTg

Thảo luận trong 'VĂN BẢN LUẬT' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 5/2/13.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    [DOWNC="http://w6.mien-phi.com/Data/file/2013/thang02/23/298-QD-TTg.doc"]TẢI TÀI LIỆU[/DOWNC]

    Quyết định 298/2013/QĐ-TTg - Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030

    Quyết định 298/2013/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
    [TABLE]
    [TBODY]
    [TR]
    [TD]THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    --------

    Số: 298/QĐ-TTg



     [/TD]
    [TD]CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ---------------------

    Hà Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2013
    [/TD]
    [/TR]
    [/TBODY]
    [/TABLE]
    <b style="text-align: center;"> [/B]QUYẾT ĐỊNH

    PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN VÀ QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ KON PLÔNG, HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM ĐẾN NĂM 2030
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
    Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003;
    Căn cứ Luật quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2009;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
    1. Ranh giới, quy mô diện tích
    Bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum với quy mô khoảng 138.116 ha. Ranh giới cụ thể như sau:
    - Phía Bắc giáp: Tỉnh Quảng Nam.
    - Phía Nam giáp: Huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai.
    - Phía Đông giáp: Tỉnh Quảng Ngãi.
    - Phía Tây giáp: Huyện Đăk Tô, Đăk Hà tỉnh Kon Tum.
    2. Tính chất
    - Là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia.
    - Là vùng du lịch nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
    - Là vùng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái.
    - Là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đông của Tỉnh Kon Tum.
    3. Quy mô dân số
    - Hiện trạng 2009: Dân số toàn vùng 21.853 người.
    - Dự báo đến 2020: Dân số khoảng 30.000 người. Trong đó, quy mô dân số đô thị dự kiến đến năm 2020: 14.800 người, tỷ lệ đô thị hóa 49,3%; dân cư khu vực nông thôn đến năm 2020 là 15.200 người.
    - Dự báo đến 2030: Dân số khoảng 40.000 người. Trong đó, dân số đô thị là 20.700 người, tỷ lệ đô thị hóa 51,7%; dân số nông thôn là 19.300 người.
    4. Phân vùng chức năng và tổ chức không gian vùng
    a) Phân vùng và tuyến du lịch
    - Toàn vùng Kon Plông được chia làm 04 vùng dựa trên vị trí, điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển, bao gồm:
    + Vùng du lịch đô thị Kon Plông (vùng du lịch trung tâm) của Vùng du lịch Măng Đen: Diện tích tự nhiên là 14.682,7 ha, bao gồm các chức năng: Thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí, thể thao cao cấp có các loại hình du lịch: Cảnh quan sinh thái, lễ hội, ẩm thực, trải nghiệm . Diện tích đất xây dựng khoảng 3.000 ha.
    + Vùng du lịch phía Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ): Bao gồm các xã Đăk Tăng - Măng Bút, Đăk Ring - Đăk Nên. Diện tích đất tự nhiên là 67.526 ha có các loại hình du lịch: Cảnh quan, dã ngoại, trải nghiệm, khám phá, chăm sóc sức khỏe .
    + Vùng du lịch phía Đông Bắc (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Ngọc Tem) với diện tích tự nhiên là 35.388 ha gồm các loại hình du lịch: Chăm sóc sức khỏe, trải nghiệm, khám phá tự nhiên.
    + Vùng du lịch phía Đông (vùng liên kết, hỗ trợ - xã Hiếu, xã Pờ Ê) với diện tích tự nhiên là 20.159 ha có các loại hình du lịch như: Cảnh quan, trải nghiệm, lễ hội, vui chơi giải trí .
    - Các tuyến du lịch:
    + Kon Plông và vùng phụ cận.
    + Tuyến du lịch Kon Plông - Đăk Tăng - Măng Bút: Theo hướng tuyến tỉnh lộ 676 và tỉnh lộ 680B.
    + Tuyến du lịch Kon Plông - Đăk Nên: Theo hướng tuyến tỉnh lộ 676.
    + Tuyến Kon Plông - Ngọc Tem: Theo hướng tuyến đường Đông Trường Sơn.
    + Tuyến Kon Plông - Hiếu - Pờ Ê: Theo hướng tuyến quốc lộ 24.
    b) Hệ thống các trung tâm du lịch
    - Trung tâm du lịch chính:
    Đô thị Kon Plông là trung tâm du lịch chính của vùng du lịch sinh thái Măng Đen, bao gồm các chức năng: Nghỉ ngơi, điều dưỡng, du lịch sinh thái, thể thao, giải trí, dịch vụ du lịch, lưu trú, ẩm thực, hội chợ triển lãm thương nghiệp, biểu diễn ca múa nhạc, làng văn hóa dân tộc, công viên hoa chuyên đề . có diện tích khoảng 3.000 ha.
    - Khu du lịch Đăk Tăng - Măng Bút:
    Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại. Quy mô khu trung tâm 1.350 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%, dự kiến bao gồm các hạng mục chính: Khu trung tâm, làng văn hóa dân tộc, làng du lịch sinh thái, khu ngắm cảnh ven lòng hồ thủy điện.
    - Khu du lịch Đăk Nên:
    Là khu du lịch chẩn trị và tắm khoáng. Quy mô khu trung tâm khoảng 350 ha, mật độ xây dựng tối đa 5% các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%.
    - Khu du lịch Ngọc Tem:
    Là khu du lịch cảnh quan, dã ngoại và điều dưỡng. Quy mô khu trung tâm khoảng 725,94 ha, mật độ xây dựng tối đa 5%, các khu vực ngoài khu trung tâm được xây dựng với mật độ nhỏ hơn 5%.
    - Khu du lịch xã Hiếu - Pờ Ê:
    Là khu vực khai thác về tiềm năng lễ hội, tham quan, sinh hoạt văn hóa. Quy mô khu trung tâm khoảng: 2.507,92 ha, mật độ xây dựng tối đa 10%, các khu vực khác mật độ xây dựng nhỏ hơn 5%.
    c) Các vùng lâm nghiệp:
    - Đất lâm nghiệp: Diện tích 114.421 ha.
    + Đất rừng phòng hộ có diện tích 43.511,0 ha.
    + Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ - du lịch. Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích được thuê môi trường rừng đối với diện tích thuê từ 50 ha trở xuống, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 15% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe;
    Đối với diện tích thuê lớn hơn 50 ha, mức độ tác động tối đa là 15% tổng diện tích được thuê, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe. Phải đảm bảo rừng phòng hộ đầu nguồn tạo thành vùng tập trung, có cấu trúc hỗn loài, nhiều tầng tán, có độ tán che từ 0,6 trở lên, đảm bảo các chức năng duy trì, điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, giảm xói mòn của rừng đầu nguồn.
    + Đất rừng sản xuất có diện tích 70.909,90 ha, cần khoanh nuôi khôi phục, tăng độ che phủ, có kế hoạch trồng rừng phát triển.
    Tỉ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng không vượt quá 20% diện tích để phục vụ du lịch.
    d) Vùng sản xuất nông nghiệp: Diện tích 9.611,01 ha bảo vệ tối đa đất lúa để sản xuất, đất sản xuất nông nghiệp khác cần khoanh trồng, đưa công nghệ mới, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ tốt cho nhu cầu người dân.
    đ) Định hướng phát triển hệ thống đô thị và dân cư nông thôn:
    - Hệ thống đô thị:
    Đến năm 2020, trong vùng du lịch sinh thái quốc gia Măng đen có 1 đô thị loại IV là đô thị Kon Plông. Đến năm 2030, hình thành 02 đô thị loại 5 (xã Hiếu và xã Đăk Tăng).
    - Khu vực dân cư nông thôn:
    Hình thành 06 trung tâm xã (Măng Cành, Pờ Ê, Ngọc Tem, Măng Bút, Đăk Nên, Đăk Ring). Các điểm trung tâm xã (Quy mô tối tiểu từ 15 đến 50 hộ/điểm - cụm) được đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đảm bảo thuận lợi cho cư dân sinh sống và nhu cầu phục vụ khách du lịch. Đối với các đồng bào dân tộc huyện Kon Plông, việc xây dựng buôn làng được giữ gìn theo truyền thống mỗi dân tộc.
    e) Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
    - Các khu khoáng sản hiện có.
    + Hạn chế tối đa phát triển công nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường. Những khu vực khai thác quặng (như mỏ sắt, mỏ bauxit tại xã Hiếu) không được mở rộng quy mô khai thác.
    - Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
    + Di chuyển dự án cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp quy mô 50 ha hiện có về 02 khu vực: Khu vực I cuối trục đường tránh quốc lộ 24 (phía Đông Bắc) với quy mô 20 ha; khu vực II có quy mô 30 ha tại thôn Kon Leng. Các loại hình công nghiệp ở đây là công nghiệp sạch, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ.
    + Bố trí 02 trung tâm tiểu thủ công nghiệp nhỏ đáp ứng nhu cầu của dân cư khoảng 1 ha tại 2 thị trấn tương lai là Đăk Tăng và xã Hiếu.
    + Cụm công nghiệp ngành nghề truyền thống tại xã Đăk Long quy mô 5 ha.
    + Cụm công nghiệp ngành nghề truyền thống Konkonăng - Konbring tại xã Măng Cành quy mô 5 ha.
    5. Định hướng phát triển hạ tầng
    a) Giao thông
    - Giao thông đối ngoại:
    + Quốc lộ: Bao gồm các tuyến quốc lộ 24, đường Đông Trường Sơn (đoạn qua địa bàn huyện KonPlong trùng với đường tỉnh 669 và đường huyện 32).
    + Đường tỉnh: Gồm đường tỉnh 676, 669 và 680B được nâng cấp từ 3 tuyến đường huyện 33, 62 và 65.
    - Giao thông nội vùng: Nâng cấp cải tạo tuyến đường huyện 32 hiện có, đồng thời xây dựng mới đường huyện M1 nối tỉnh lộ 676 với đường huyện 32.
    - Các công trình giao thông đầu mối: Bến xe khách loại 4, quy mô khoảng 3 ha.
    - Quy hoạch đường hàng không: Sân bay taxi tại Măng Đen được nghiên cứu, xây dựng khi có nhu cầu.
    b) Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
    - Quy hoạch thủy lợi
    + Xây dựng mới các công trình thủy lợi tại những xã chưa có và chưa đủ.
    + Nâng cấp, sửa chữa các công trình đã xuống cấp.
    + Cải tạo hệ thống kênh mương hợp lý để phục vụ tốt cho tưới và cấp nước.
    - Định hướng san nền.
    + Đối với các điểm dân cư đã ổn định:
    . Khi xây dựng công trình dân dụng mới cần hài hòa với các công trình hiện có.
    . Những vị trí có i<10% chỉ cần san gạt cục bộ. Chỉ san tạo mặt bằng lớn khi thật sự cần thiết, cố gắng cân bằng đào đắp tại chỗ.
    Download file tài liệu để xem thêm chi tiết
     
Đang tải...