Luận Văn Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỐC GIA ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do nghiên cứu đề tài 1


    2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài .2


    3. Phạm vi nghiên cứu 2


    4. Phương pháp nghiên cứu .2


    5. Bố cục luận văn .3


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ


    QUYỀN CHỦ QUYỀN


    1.1. Vùng biển thuộc chủ quyền 4


    1.1.1. Nội thủy .4


    1.1.2. Lãnh hải .9


    1.2. Vùng biển thuộc quyền chủ quyền 10


    1.2.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải 10


    1.2.2. Vùng đặc quyền kinh tế .11


    1.2.3. Thềm lục địa .12


    1.3. Vấn đề phân định biển 14


    1.3.1. Khái niệm về phân định biển .14


    1.3.2. Các phương pháp phân định biển 14


    CHƯƠNG 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỐC GIA ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN


    2.1. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối vói vùng biển thuộc chủ quyền 16


    2.1.1. Nội thủy .16


    2.1.1.1. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong nội thủy đối với tàu quân sự (bao gồm cả tàu Nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại) .18


    2.1.1.2. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong nội thủy đối với tàu dân Sự l8


    a) Quyền tài phán dân sự .18


    b) Quyền tài phán hình sự .18

    2.1.2. Lãnh hải 19


    2.1.2.1. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải đối với tàu dân


    sự 23


    a.) Quyền tài phán hình sự ở trên một tàu nước ngoài 23


    b.) Quyền tài phán về dân sự 24


    2.1.2.2. Quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng lãnh hải đối với tàu quân


    sự 23


    2.2. Quyền và nghĩa yụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc quyền chủ quyền 25


    2.2.1. Vùng tiếp giáp lãnh hải 25


    2.2.2. Vùng đặc quyền kinh tế .26


    2.2.2.1. Quyền của quốc gia ven biển 27


    a) Quyền chủ quyền .27


    b) Quyền tài phán .28


    2.2.2.1. Quyền và nghĩa yụ của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế 28


    2.2.3. Thềm lục địa 30


    2.2.3.1. Quyền chủ quyền của quốc gia ven biển 30


    2.2.3.2. Quyền tài phán của quốc gia ven biển .31
    CHƯƠNG 3: CÁC VÙNG BIỂN VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ THỰC HIỆN QUYỀN
    VÀ NGHĨA VỤ


    3.1. Tình hình chung trên Biển Đông và Việt Nam .36


    3.2. Tình hình tranh chấp ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trên các


    vùng biển Việt Nam 37


    3.3. Thực tiễn của Việt Nam về giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển .39


    3.4. Những kết quả bước đầu trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ trên các vùng biển Việt nam 43


    3.5. Những tồn tại và giải pháp liên quan đến quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ trên các vùng biển Việt Nam .44


    3.5.1. Những tồn tại 44


    3.5.2. Những giải pháp .45


    KẾT LUẬN 46

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do nghiên cứu đề tài


    Từ xa xưa, Biển Đông đã có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế và chiến lược vì nơi đây có nhiều tuyến hàng hải quan trọng hàng đầu đi qua và chứa đựng nhiều tài nguyên biển đa dạng và phong phú. Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, tầm quan trọng của Biển Đông đã vượt khỏi phạm vi khu vực và thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia khác, song song với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục tồn tại mang tính chất chủ đạo trong quan hệ quốc tế đương đại. Nhận thức được cục diện này và ý thức được sự phức tạp của tình hình ở Biển Đông, các bên liên quan về cơ bản đều nỗ lực phấn đấu vì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực. Do vậy, trong thập kỷ qua, chúng ta đã chứng kiến những tiến bộ nhất định trong nỗ lực hợp tác nhằm kiềm chế căng thẳng và tìm giải pháp hòa bình cho những tranh chấp ở Biển Đông.


    Tuy nhiên, điều đáng quan tầm là những tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ giữa nhiều bên liên quan không hề thuyên giảm ở Biển Đông. Ngược lại, những diễn biến gần đây, nhất là các hành động khẳng định chủ quyền về mặt pháp lý, kèm theo đó là những hành vi đơn phương nhằm tăng cường sự kiểm soát thực địa, tranh chấp các nguồn năng lượng và tài nguyên đã làm cho tình hình thêm phức tạp.


    Vấn đề ở Biển Đông sẽ được giải quyết khi chủ quyền và quyền chủ quyền của mỗi quốc gia được xác lập một cách công bằng, hợp lí. Điều này đòi hỏi cần phải có một văn kiện mang tính quốc tế làm cơ sở để giải quyết vấn đề.


    Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là văn kiện pháp lý quốc tế điều chỉnh tất cả các vấn đề quan trọng nhất về quy chế pháp lý của vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển, các vùng biển và đáy biển quốc tế cũng như việc sử dụng khai thác biển và đại dương vào mục đích hòa bình.


    Đây là lý do mà tác giả chọn đề tài: “QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỐC GIA ĐỐI VỚI VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN” làm luận văn tốt nghiệp.

    2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài


    Mục tiêu nghiên cứu đề tài là làm rõ những quy định của pháp luật đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia, quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với những vùng đó.


    Từ những quy định của pháp luật về vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia, quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với những vùng biển đó, tác giả liên hệ đến thực tiễn Việt Nam. Đó là những tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền đối với biển giữa Việt Nam và các nước có liên quan, quan điểm và phương pháp giải quyết những tranh chấp ấy.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    “Quyền và nghĩa vụ của quốc gia đối với vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền” là đề tài khá rộng nên tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu những quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và những vãn bản pháp luật của Việt Nam để hoàn thành đề tài này.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đe có thể làm tốt đề tài, trong quá trình nghiên cứu, trình bày người viết đã sử dụng các phương pháp như:


    Phương pháp phân tích, tổng hợp luật viết, phương pháp này đã giúp cho người viết khái quất tóm lược những ý chính của vấn đề, từ đó vận dụng những kiến thức đã nắm được áp dụng vào đề tài nghiên cứu nhằm làm rõ thêm vấn đề đã đưa ra,


    Phương pháp logic trong phân tích vấn đề, cũng như trình bày đề tài và phân tích đề tài sao cho hợp lí nhất,


    Phương pháp chứng minh, thông qua việc dẫn chứng thực tiễn để thuyết phục người đọc nhìn nhận được vấn đề một cách rõ ràng hơn,


    Phương pháp nghiên cứu tài liệu, nhằm chọn lọc những loại tài liệu có nội dung liên quan để làm cơ sở lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài đạt được kết quả tốt hơn.


    Phương pháp thu thập số liệu để làm sáng tỏ những vấn đề được đề cập đến,

    5. Bố cục luận văn


    Lời nối đầu Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VÙNG BIÊN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN


    Chương này khái niệm về các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền, vấn đề phân định biển


    Chương 2: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA QUỐC GIA ĐỐI VỚI VÙNG BIÊN THUỘC CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN


    Chương này nghiên cứu những quy chế pháp lý đối với những vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia.


    Chương 3: CÁC VÙNG BIÊN VIỆT NAM VÀ VÁN ĐỀ THỰC HIỆN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ


    Chương này đề cập đến vùng biển ở Việt Nam, những tranh chấp về biển với các nước liên quan, phương pháp giải quyết các tranh chấp đó, những tồn tại và giải pháp liên quan đến quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ trên các vùng biển ở Việt Nam.


    KẾT LUẬN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...