Tiểu Luận Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.

    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những người tham gia tố tụng hình sự theo quy định tại chương IV “Người tham gia tố tụng” Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2003 thì người bào chữa là người có vị trí, vai trò và chức năng đặc biệt, đó là giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý, kiểm tra, giám sát hoạt động điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được khách quan và đúng pháp luật. Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự là cần thiết và khách quan, trước hết là thực hiện nguyên tắc “bảo đảm quyền bào chữa cho bị can, bị cáo”. Sự tham gia của người bào chữa trong tố tụng hình sự đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Chính vì vậy có thể nói rằng, trong tố tụng hình sự, sự tham gia của người bào chữa là rất cần thiết, nó có cả ý nghĩa về pháp lý và ý nghĩa xã hội. Xuất phát từ điều này mà trong Hiến pháp, pháp luật của nước ta nói chung và pháp luật tố tụng hình sự nói riêng luôn luôn có các quy định thể chế hoá quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.
    Hoàn thiện chế định về người bào chữa là yêu cầu cấp thiết của cải cách tư pháp hiện nay. Nghị quyết 49 ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 chỉ rõ: “xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng theo hướng bảo đảm tính công khai, dân chủ, nghiêm minh”. Chính vì vậy em đã lựa chọn đề bài số 3: “Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự và việc hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của người bào chữa.” cho bài tập học kỳ môn Luật Tố tụng hình sự Việt Nam của mình. Bài làm của em có thể còn có nhiều thiếu sót nên em mong nhận được sự chỉ bảo từ các thầy cô để có thể hoàn thiện hơn kiến thức của bản thân về vấn đề này.
    NỘI DUNG CHÍNH
    I. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa trong tố tụng hình sự.
    1. Khái niệm người bào chữa theo quy định của BLTTHS.
    Tuy BLTTHS 2003 không nêu khái niệm thế nào là người bào chữa, nhưng căn cứ vào quy định tại các điều 56, 57 và 58 BLTTHS năm 2003 thì người bào chữa là người tham gia tố tụng nhưng họ không có quyền và lợi ích liên quan đến vụ án. Họ tham gia tố tụng là nhằm để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội. Người bào chữa không phải là người tiến hành tố tụng mà chỉ là người tham gia tố tụng. Chính vì vậy có nhiều cách hiểu khác nhau về người bào chữa. Trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng, có một số quan điểm cho rằng: “Người bào chữa là người giúp đỡ Tòa án trong việc xác định tất cả các tình tiết cần thiết về vụ án để cuối cùng Tòa án ra một bản án có căn cứ và đúng pháp luật”[1]hoặc là “Người bào chữa là người tham gia tố tụng để giúp đỡ Tòa án”[2].
    Như vậy, có thể định nghĩa rằng người bào chữa trong tố tụng hình sự là người bào chữa là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, những người khác được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ủy quyền mời hay được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử hoặc đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận để cử người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để chứng minh sự vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội, giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, thông qua đó góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
    Điều 56 BLTTHS 2003 quy định người bào chữa có thể là: Luật sư; Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân.
    1. a. Luật sư.
    Là người hoạt động chuyên nghiệp tham gia trong một đoàn luật sư theo quy định của pháp luật. Điều 2 luật Luật sư năm 2006 cũng đưa định nghĩa: “Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)”. Để trở được công nhận là một luật sư thì cá nhân phải đáp ứng các điều kiện như: là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư, đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một đoàn luật sư.(Điều 10 và điều 11 luật Luật sư năm 2006).
    1. b. Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
    BLTTHS không quy định rõ thế nào là “Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo”. Tuy nhiên, có thể vận dụng điểm a khoản 1 Điều 58 Bộ Luật Dân Sự về giám hộ đương nhiên đối với người chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) để hiểu người đại diện hợp pháp là: Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu. Hoặc người đại diện theo pháp luật bao gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...