Đồ Án Quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp và các loại hình chuyển đổi doanh nghiệp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- Lời mở đầu.
    Hiện nay khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ thì vấn đề về pháp luật kinh doanh, trong đó các chế định về địa vị pháp lý của doanh nghiệp cũng là một vấn đề quan trọng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước quân tâm. Đặc biệt bên cạnh những vấn đề về hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh, về lợi nhuận đầu tư, thị trường thì vần đề về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định trong Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 (có hiệu lực thi hành tư ngày 1/7/2006) là một trong những vấn đề có vị trí quan trọng hàng đầu trong Luật doanh nghiệp 2005. Bên cạnh đó vấn đề về các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng đang được các doanh nghiệp chú trọng vi trong nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay, cơ hội mở rộng đầu tư và lợi nhuận nhiều hơn nếu các doanh nghiệp biết nắm bắt cơ hội, vì thế các doanh nghiệp luôn tìm giải pháp hiệu quả nhất cho quá trình đầu tư, trong những giải pháp đó có thể là phát triển doanh nghiệp ở những hình thức khác nhau. Đó chính là những vấn đề đáng được quan tâm và chú trọng hiện nay đối với những cá nhân, tổ chức trong và ngòai nước đang muốn đầu tư vào nước ta trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đang trở thành một nền kinh tế năng động của thế giới trong bối cảnh chúng ta đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
    Bên cạnh đó khi nghiên cứu vấn đề trên sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được những ưu điểm cũng như khuyết điểm về những quy định của luật doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp, quá trình chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp. Để từ đó có những đề xuất, giải pháp để khắc phục hạn chế và phát huy ưu thế của những quy định trên góp phần làm phát triển nền kinh tế thị trường, thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần phát triển kinh tế đất nước.
    Đó là lí do nhóm chúng tôi chọn và trình bày vấn đề về : “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp và các loại hình chuyển đổi doanh nghiệp”.



    B- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của Doanh nghiệp
    I- Khái niệm chung.

    1. Khái niệm Doanh nghiệp.
    a. Khái niệm

    Doanh nghiệp là thuật ngữ có nguồn gốc từ lĩnh vực kinh tế học. Doanh nghiệp như một cái áo khoác (phương tiện) để thực hiện ý tưởng kinh doanh. Muốn kinh doanh, thương nhân phải chọn lấy cho mình một trong số những loại hình mà pháp luật quy định.
    Về góc độ pháp lý, theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp như sau: "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh." Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng, .

    b. Phân loại Doanh nghiệp.
    * Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp
    Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm:
    - Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
    - Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
    - Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn.

    - Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
    - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...