Tài liệu Quyền tuyển và đuổi đầy tớ của dân

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quyền tuyển và “đuổi đầy tớ” của dân




    “Ông chủ”, “đầy tớ” và nạn nhân của tệ tham nhũng




    Trong những lần khẳng định: ở nước Việt Nam, mọi quyền bính đều thuộc về nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn xác định rõ mối quan hệ giữa Chính phủ và người dân. Người viết: Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật. Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta[1]. Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa[2]. Như vậy, Người đã luôn khẳng định: Dân là chủ, Chính phủ là “đầy tớ” của dân.


    “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”. Quyền “đuổi Chính phủ” này cũng được hiểu là quyền của người dân - “ông chủ” “đuổi đầy tớ”. Nhưng từ “thời dân chủ cộng hòa” cho đến nay, đã hơn sáu mươi lăm năm qua, người dân vẫn chưa biết “đuổi đầy tớ” bằng cách nào, khi “đầy tớ” “không làm được việc cho dân”.


    Hiện nay, một doanh nghiệp dân doanh thì không cần áp dụng luật chống tham nhũng, cũng không cần đến các ban bệ phòng, chống tham nhũng, chỉ cần đến một tổ chức rất đơn giản là Ban kiểm soát, nhưng tham nhũng trong doanh nghiệp - cũng như trong khu vực dân doanh - rất thấp. Các cổ đông trong doanh nghiệp dân doanh không cần đưa ra lý lẽ, bằng chứng về những vi phạm của ban giám đốc, nhưng ban giám đốc vẫn rất sợ bị sa thải, bởi các cổ đông này có thể hành xử quyền đuổi đầy tớ một cách trực tiếp, nguyên vẹn, không bị cắt xén. Trong khu

    vực doanh nghiệp nhà nước thì lại có rất nhiều các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng cùng nhau đan lưới, nhưng những vụ việc kiểu Vinasin vẫn dễ dàng lọt lưới. Hiện tượng này có thể được lý giải bởi lý do: tất cả các cơ quan đan lưới này không phải là nạn nhân trực tiếp của tệ tham nhũng. Thậm chí, trong lòng những con cá lọt lưới có phần còn biết ơn những bàn tay kéo lưới thô vụng một cách đáng ngờ.


    Ai mới là nạn nhân cuối cùng của tệ tham nhũng? Nạn nhân của tệ tham nhũng thì nhiều, không chỉ riêng người dân mà có cả công chức, thậm chí quan chức cấp cao trong một số trường hợp cũng có thể trở thành nạn nhân của tệ tham nhũng. Nhưng quan chức chỉ là số ít. Và họ ít khi là nạn nhân cuối cùng của tệ tham nhũng, vì có thể, ở chỗ này họ là nạn nhân, nhưng ở chỗ khác có thể họ lại được hưởng lợi từ tham nhũng. Chỉ có người dân mới là nạn nhân cuối cùng của tham nhũng, nạn nhân truyền kiếp nếu vẫn còn tệ tham nhũng. Họ có thể bị tác động trực tiếp khi phải đưa dấm dúi phong bì ở cửa quan, có thể bị tác động gián tiếp khi tiền thuế mà họ đóng góp đã không quay lại phục vụ nhân dân mà chảy vào túi tư.


    Các nạn nhân này, với tư cách là người chủ đất nước, đang tìm cách và luôn tìm cách khắc chế tham nhũng, nhưng phải thừa nhận là hiện tại, họ - ông chủ - đang thiếu công cụ của một người chủ thực thụ để thực hiện quyền đuổi đầy tớ.


    Tuyển đầy tớ




    Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định nguyên tắc các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ trong bối cảnh đất nước mới giành được độc lập, khoảng 80% dân chúng còn mù chữ và cuộc sống còn muôn vàn khó khăn khác, nhưng để đảm bảo quyền đuổi đầy tớ của nhân dân thì Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt thông qua Hiến pháp

    1946 với nhiều quyền dân chủ thực sự, đã tiến hành một cuộc bầu cử công bằng và kết quả là đã hình thành nên một Chính phủ chịu trách nhiệm trước nhân dân. Trong cuộc bầu cử 1946, chưa có cơ chế hiệp thương, các ứng viên được lựa chọn địa bàn ra ứng cử (đơn vị bầu cử nào), chứ không phải do Hội đồng bầu cử trung ương phân bổ như bây giờ[3]. Bởi vậy, các ứng viên đã lựa chọn nơi mình có nhiều mối quan hệ gắn bó nhất, và theo họ, là nơi cử tri có hiểu biết về họ nhiều nhất, để ra ứng cử. Chính vì vậy, sự hiểu biết của cử tri về ứng cử viên rất tốt, đặc biệt là mối quan hệ lợi ích giữa ứng viên và cử tri rất gắn bó, mặc cho phương tiện truyền thông thời đó rất lạc hậu. Một đơn vị bầu cử có thể có tới hàng chục ứng cử viên, nên tính cạnh tranh giữa các ứng cử viên rất cao. Tất cả các ứng cử viên này đều phải thi đấu hết mình trước nhân dân và hồi hộp chờ kết quả từ sự phán xét của cử tri.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...