Thạc Sĩ Quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/9/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan i
    Mục lục ii
    Danh mục các từ viết tắt . iv
    Danh mục các bảng v
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
    VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . 7
    1.2. Cơ sở lý thuyết 24
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 26
    Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG
    TIN TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 27
    2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành
    chính nhà nước 27
    2.2. Các nguyên tắc, nội dung và hình thức của quyền tiếp cận thông tin trong
    quản lý hành chính nhà nước . 49
    2.3. Các bảo đảm của quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính nhà nước 60
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72
    Chương 3: THỰC TRẠNG QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN TRONG
    QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 74
    3.1. Thực trạng cơ chế quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính nhà nước . 74
    3.2. Thực tiễn thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính nhà
    nước qua một số lĩnh vực chủ yếu ở nước ta hiện nay 88
    3.3. Thực trạng bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành
    chính nhà nước 102
    3.4. Đánh giá việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính
    nhà nước 115
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 120
    iii
    Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN TIẾP CẬN
    THÔNG TIN TRONG QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 121
    4.1. Các quan điểm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính
    nhà nước 121
    4.2. Các giải pháp đảm bảo quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính
    nhà nước 131
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 148
    KẾT LUẬN 149
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
    LUẬN ÁN . 151
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 152
    PHỤ LỤC . 163
    iv
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    HĐND: Hội đồng nhân dân
    NĐ: Nghị định
    QĐTT: Quyền được thông tin
    QLHC: Quản lý hành chính
    QLHCNN: Quản lý hành chính nhà nước
    QLNN: Quản lý nhà nước
    QTCTT: Quyền tiếp cận thông tin
    UBND: Ủy ban nhân dân
    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Số hiệu Tên bảng Trang
    Bảng 3.1. Cơ cấu về hình thức cung cấp thông tin của cơ quan nhà nước 106
    Bảng 3.2. Nhận thức của người dân về việc yêu cầu cung cấp thông tin
    theo đánh 115
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khái niệm quyền được thông tin xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1776 tại Thụy
    Điển trong Luật về tự do báo chí. Đây là đạo luật đầu tiên trên thế giới quy định về
    QTCTT. Đạo luật này một mặt cho phép công dân quyền tự do ngôn luận, mặt khác
    công nhận cho công dân có quyền được “tiếp cận tài liệu công” [95]. Thế kỷ 20 sau
    đại chiến thế giới lần thứ 2, Liên hiệp quốc được thành lập và sự ra đời của Bản Tuyên
    ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và
    chính trị 1966; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoá và xã hội 1966 thì
    QTCTT mới được thế giới thừa nhận rộng rãi. Đặc biệt vào những năm cuối cùng của
    thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, một cuộc cách mạng về quyền tự do thông tin
    đã bùng nổ. Nếu năm 1990 chỉ có 13 nước ban hành Luật tự do thông tin/tiếp cận
    thông tin thì đến nay đã có 103 nước ban hành luật này.
    Với chủ trương hội nhập sâu, rộng vào môi trường quốc tế, Việt Nam đã trở
    thành thành viên của Liên hợp quốc và đã phê chuẩn Công ước quốc tế về các quyền
    dân sự, chính trị (ICCPR,1966). Nhằm nội luật hóa quy định của các văn kiện trên về
    QTCTT, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã thể hiện
    khá rõ tinh thần của quyền này. Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ
    nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII năm 1991 đã khẳng định: “bảo đảm quyền
    được thông tin . của công dân” [33]. Lần đầu tiên Hiến pháp Việt Nam ghi nhận:
    “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin theo
    quy định của pháp luật” [59]. Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, nhiều văn bản pháp
    luật đã được ban hành trong đó có các quy định về quyền được thông tin và trách
    nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước
    đang nắm giữ như: Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Nhà ở,
    Luật Báo chí; Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Ban hành văn bản quy phạm
    pháp luật của HĐND, UBND, Luật Phòng, chống tham nhũng . Thông qua việc ban
    hành các văn bản, nhà nước ta luôn quan tâm đến quyền được thông tin của người dân
    nhằm thực hiện chủ trương “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” trong quá trình
    xây dựng nhà nước pháp quyền. Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa tư tưởng, chủ
    trương của nhà nước ta về QTCTT: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo
    chí, tiếp cận thông tin Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” [76].
    2
    Kể từ khi bắt đầu thực hiện đổi mới, công cuộc cải cách bộ máy nhà nước luôn
    là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng nhằm ngày càng nâng cao
    tính chất phục vụ nhân dân của bộ máy nhà nước, đặc biệt là bộ máy hành chính nhà
    nước. Quyền công dân nói chung và QTCTT nói riêng được mở rộng bao nhiêu thì
    quyền lực nhà nước càng được kiểm soát tốt bấy nhiêu, và ngược lại, công tác quản lý,
    điều hành của hành chính nhà nước nhận ra được những thiếu sót, khiếm khuyết, bảo
    đảm tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước từ đó
    được điều chỉnh phù hợp hơn với bối cảnh đất nước từng thời kỳ. Việc giải quyết đúng
    đắn mối quan hệ giữa một bên là đảm bảo QTCTT với một bên là hiệu quả QLHCNN
    là một yêu cầu cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
    QTCTT nói riêng và QTCTT trong lĩnh vực QLHCNN ở Việt Nam hiện nay
    còn rất nhiều điểm bất cập. Người dân chủ yếu tiếp cận thông tin thông qua các cơ
    quan báo chí; mạng lưới đài phát thanh, truyền hình Trung ương, địa phương phát
    sóng trong cả nước; thông tin qua mạng internet Bên cạnh đó, hoạt động công khai,
    minh bạch thông tin trong quản lý hành chính của các cơ quan nhà nước chưa có tính
    thực chất, chưa đem lại hiệu quả. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa còn phải chịu nhiều
    khó khăn hơn do bị hạn chế bởi điều kiện về cơ sở hạ tầng và thậm chí là ngôn ngữ
    khiến nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật khó đến được với nhân dân, khó để
    người dân hiểu và thực hiện đúng.
    Quá trình thực thi pháp luật về tiếp cận thông tin thiếu công khai, minh bạch
    dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất, tùy tiện; làm gia tăng sự tham
    nhũng, tiêu cực của một bộ phận cán bộ, công chức. Biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực
    quản lý hành chính về đất đai, đền bù giải toả, dự án ưu đãi dẫn đến khiếu kiện kéo
    dài, khiếu kiện vượt cấp. Tuy nhiều văn bản hiện hành quy định quyền được tiếp cận
    thông tin của người dân nhưng trên thực tế, các cơ quan công quyền chưa thực hiện
    các quy định trên một cách nghiêm túc. Người dân có quyền được biết thông tin theo
    quy định của pháp luật nhưng hiện rất ít người nhận thức được quyền này của mình.
    QTCTT nói chung và QTCTT trong hoạt động QLHCNN nói riêng rất quan trọng,
    thông qua đó người dân giám sát bộ máy công quyền, hạn chế những tiêu cực, tham
    nhũng. Không thể dân chủ hóa, minh bạch hóa hoạt động của các cơ quan nhà nước và
    thành công trong việc phòng, chống tham nhũng nếu có sự bưng bít thông tin.
    Từ các lý do trên cho thấy, việc chọn và nghiên cứu về: “Quyền tiếp cận thông
    tin trong quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay” là yêu cầu khách quan,
    tất yếu, cấp thiết cả về lý luận cũng như thực tiễn.
    3
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Luận án làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về quyền tiếp cận thông tin trong
    QLHCNN, chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam về quyền tiếp cận
    thông tin, đánh giá thực trạng thực hiện quyền tiếp cận thông tin; đề xuất các quan
    điểm, giải pháp xây dựng, củng cố khuôn khổ pháp lý về QTCTT trong QLHCNN phù
    hợp với Hiến pháp, thông lệ quốc tế và hoàn cảnh, điều kiện thực tế của Việt Nam.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận; khái niệm, đặc điểm, vai trò; kinh nghiệm của
    một số nước trên thế giới về thông tin, QTCTT và QTCTT trong QLHCNN để từ đó
    đưa ra các yếu tố tích cực mà Việt Nam có thể tham khảo.
    Hai là, đánh giá sự hình thành, phát triển; thực trạng bảo đảm QTCTT trong
    QLHCNN ở Việt Nam như: hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, nhận thức của
    công dân, cán bộ, công chức, viên chức, các chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông
    tin, hoạt động công khai, minh bạch thông tin, hình thức, trình tự, thủ tục tiếp cận
    thông tin trong QLHCNN, kênh tiếp nhận, phản hồi của người dân.
    Ba là, nghiên cứu về sự cần thiết; các quan điểm; giải pháp thúc đẩy, bảo đảm,
    bảo vệ QTCTT trong QLHCNN: nâng cao nhận thức của các chủ thể trong QTCTT;
    quy định cụ thể các chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin; tăng cường sự chủ
    động công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; chi tiết hoá các
    quy định về hình thức, trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin; phát triển, đa dạng hoá kênh
    tiếp nhận, phản hồi của người dân, tổ chức.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
    Nghiên cứu sinh nghiên c ứu về QTCTT trong QLHCNN ở Việt Nam hi ện nay, cụ th ể:
    - Những quan niệm, tư tưởng luật học về QTCTT, QTCTT trong lĩnh vực
    QLHCNN.
    - Pháp luật về QTCTT trong nước, các văn kiện quốc tế về QTCTT. Pháp luật
    về QTCTT, các văn kiện quốc tế về QTCTT trong lĩnh vực QLHCNN.
    - Thực tiễn thực hiện QTCTT trong QLHCNN.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đề tài nghiên cứu nội dung cơ bản về QTCTT trong QLHCNN ở Việt Nam
    hiện nay dưới góc độ tiếp cận chuyên ngành Luật Hiến pháp - Luật Hành chính.
    4
    3.2.1. Về nội dung
    Nghiên cứu sinh nghiên cứu những vấn đề lý luận về QTCTT trong QLHCNN
    bằng việc nghiên cứu pháp luật nước ta về QTCTT, các văn kiện quốc tế và khu vực,
    Luật TCTT của các nước đã ban hành cũng như các quan điểm học thuật về quyền
    này. Cùng với đó, liên hệ tới thực tiễn QLHCNN trong một số lĩnh vực ở Việt Nam để
    đưa ra những khuyến nghị khoa học nhằm mục đích đưa tiếp cận thông tin thành một
    nhu cầu và một quyền cấp thiết cần phải đảm bảo đối với mọi công dân.
    3.2.2. Về thời gian
    Nghiên cứu sinh nghiên cứu QTCTT trong QLHCNN ở Việt Nam từ trước tới
    nay, đặc biệt là những năm gần đây. Trong đó tập trung phân tích bối cảnh hiện tại của
    việc bảo đảm QTCTT trong QLHCNN ở Việt Nam, với dấu mốc thời gian là sửa đổi
    Hiến pháp 2013. Đây là văn bản pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc đề cao
    tăng cường sự chủ động công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà
    nước để Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; mọi việc của quốc
    gia phải được cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
    Để làm rõ các vấn đề nghiên cứu, luận án vận dụng phương pháp luận của chủ
    nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác–Lênin. Đây là phương
    pháp luận khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ luận án để đánh giá khách
    quan QTCTT trong lĩnh vực QLHCNN ở nước ta hiện nay. Luận án cũng được nghiên
    cứu dựa trên đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và nhà nước ta.
    - Phương pháp hệ thống: Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt toàn bộ
    luận án nhằm trình bày các vấn đề, nội dung của luận án theo trình tự, bố cục hợp lý,
    chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề để đạt được mục đích, yêu cầu
    đã được xác định cho luận án.
    - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong các
    chương của luận án. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày các hiện
    tượng, quan điểm, quy định và thực tiễn thực hiện QTCTT trong QLHCNN với cách
    tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học nhằm xây dựng quan niệm về QTCTT, vai trò
    của quyền này ở một số lĩnh vực quan trọng trong QLHCNN.
    - Phương pháp luật học so sánh: nhằm so sánh QTCTT trong các quy định của
    pháp luật Việt Nam với một số nước trên trên thế giới đã xây dựng Luật Tiếp cận
    thông tin và một số nước đang xây dựng Luật Tiếp cận thông tin.
    - Phương pháp thống kê: nhằm thống kê, so sánh quá trình hình thành và phát
    triển của QTCTT trong QLHCNN từ năm 1945; đặc biệt là từ năm 1992 đến nay.
    5
    Đối với mỗi chương, mục nghiên cứu sinh sử dụng một số phương pháp nghiên
    cứu chủ đạo để làm rõ mục đích nghiên cứu. Cụ thể là:
    Ở Chương 1, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
    pháp thống kê để đưa ra những nhận xét về hệ thống các tri thức của QTCTT nói
    chung và QTCTT trong QLHCNN nói riêng đã được nghiên cứu.
    Ở Chương 2, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
    pháp thống kê để đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về QTCTT trong
    QLHCNN, nội hàm, đặc điểm, ý nghĩa và các nguyên tắc của việc thực thi quyền này.
    Ở Chương 3, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
    pháp luật học so sánh và phương pháp thống kê để làm rõ các quy định của pháp luật
    hiện hành về QTCTT trong QLHCNN cũng như các biện pháp pháp lý đảm bảo và
    thực tiễn thực hiện quyền này ở nước ta.
    Ở Chương 4, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
    pháp hệ thống, phương pháp đối chiếu để đề ra phương hướng và giải pháp cho việc
    tăng cường pháp luật và các biện pháp đảm bảo QTCTT trong QLHCNN ở Việt Nam
    trong bối cảnh hiện nay.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Trên cơ sở phân tích một cách khoa học các quan niệm trước đây để đưa ra
    quan niệm của mình về QTCTT nói chung và trong lĩnh vực QLHCNN nói riêng. Đặc
    biệt, khái niệm này phải được xem xét trong việc nghiên cứu các bản Hiến pháp trước
    đó ở Việt Nam (Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980)
    chưa có quy định về quyền được thông tin. QTCTT mới được đề cập ở Hiến pháp năm
    1992, Hiến pháp 2013 và Luật Tiếp cận thông tin mới được Quốc hội thông qua và có
    hiệu lực ngày 01/7/2018.
    Luận án có những đóng góp mới như sau:
    Một là, luận án phân tích QTCTT, vị trí của QTCTT trong hệ thống quyền con
    người, vai trò của QTCTT đối với công dân và sự phát triển bền vững; phân tích và
    đưa ra quan niệm về QTCTT, QTCTT trong QLHCNN. Trên cơ sở này, luận án làm rõ
    vai trò của QTCTT trong QLHCNN.
    Hai là, phân tích chính sách, pháp luật trong lĩnh vực QLHCNN có ảnh hưởng
    như thế nào đến quyền tiếp cận thông tin của người dân.
    Ba là, luận án phân tích, làm sáng tỏ vai trò của QTCTT với QLHCNN. Luận
    án phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại, hạn chế của các quy định pháp
    luật và việc thực hiện trên thực tiễn QTCTT trong các quy định pháp luật. Qua tìm
    6
    hiểu, nghiên cứu sinh thấy pháp luật hiện hành còn thiếu các quy định ràng buộc trách
    nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc công khai thông tin do mình nắm giữ,
    minh bạch hóa và trách nhiệm giải trình các hoạt động của các cơ quan nhà nước. Vì
    vậy, nhà nước phải hình thành cơ chế giám sát có hiệu quả từ công chúng tới các hoạt
    động của cơ quan công quyền; quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
    trong việc công khai các thông tin do mình nắm giữ, cung cấp thông tin cho người dân
    theo yêu cầu.
    Bốn là, luận án đưa ra một số phương hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện
    QTCTT của công dân trong QLHCNN: nâng cao nhận thức của các chủ thể trong
    QTCTT; quy định cụ thể các chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin; tăng cường sự
    chủ động công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các cơ
    quan nhà nước; chi tiết hoá các quy định về hình thức, trình tự, thủ tục tiếp cận thông
    tin trong QLHCNN; phát triển, đa dạng hoá kênh tiếp nhận, phản hồi của người dân .
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung về lý luận cũng như thực tiễn vào
    việc ghi nhận và bảo đảm QTCTT trong QLHCNN ở Việt Nam hiện nay, góp phần
    hoàn thiện chính sách, pháp luật về QTCTT. Luận án có giá trị tham khảo đối với sinh
    viên đại học và cao học luật, phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy pháp luật
    cũng như một số chuyên ngành liên quan ở các trường đại học. Luận án có thể được
    dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu và giảng dạy các môn học liên
    quan đến hoạt động của nhà nước, công dân và quyền con người, quyền công dân.
    7. Cơ cấu của luận án
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án gồm 04 chương:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án.
    Chương 2. Những vấn đề lý luận về quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành
    chính nhà nước.
    Chương 3. Thực trạng về quyền tiếp cận thông tin trong quản lý hành chính nhà
    nước ở Việt Nam hiện nay.
    Chương 4. Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin trong
    quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
    7
    Chương 1
    TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
    CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
     
Đang tải...