Sách Quyền tác giả và hoạt động xuất bản 

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả đã có từ rất lâu trên thế giới, bắt đầu từ các nước phương Tây. Lịch sử bản quyền gắn với việc phát minh ra kỹ thuật in ấn. Sau khi Johannes Gutenberg phát minh ra kỹ thuật và máy in mới (khoảng giữa thế kỷ 15), các bản sao chép lại của một tác phẩm bắt đầu có thể được sản xuất với số lượng lớn một cách dễ dàng hơn. Nhưng để đi đến các quy định có tính pháp lý về quyền tác giả vẫn còn một chặng đường dài. Mãi tới năm 1710, trong một bộ luật tại nước Anh, với Statue of Anne, lần đầu tiên quyền độc quyền sao chép của tác giả mới được pháp luật công nhận. Tại Việt Nam, khái niệm quyền tác giả tuy rất mới mẻ, song quyền này đã được ghi rõ trong Hiến pháp: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...