Thạc Sĩ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂU DÀI CHO NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1. QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÂU DÀI CHO NÔNG DÂN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA
    1.1.1. Một số vấn đề lý luận của Mác và Lênin về ruộng đất
    Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được của Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Nó là cơ sở tự nhiên, là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. C.Mác đã từng chỉ rõ: "Đất là không gian, yếu tố cần thiết của tất thảy mọi quá trình sản xuất và mọi hoạt động của loài người" [33, tr. 473]. Trong sản xuất nông nghiệp ruộng đất không chỉ tham gia với tư cách là yếu tố thông thường, mà là yếu tố tích cực của sản xuất, là tư liệu sản xuất chủ yếu. Nó là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngoài ý muốn con người, vì vậy ruộng đất là tài sản quốc gia. Nhưng từ khi được con người khai phá, sử dụng trong quá trình lịch sử lâu dài, thì trong đất đai đã kết tinh lao động của nhiều thế hệ. Ngày nay, ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên lại vừa là sản phẩm của lao động. Do vậy, khi xét về mặt giá trị sản xuất, C.Mác đã nói: "Đất là tư liệu sản xuất cơ bản, phổ biến và quí báu nhất của sản xuất nông nghiệp" [33, tr. 324]. Vì loài người sử dụng đất trồng trọt tạo ra lương thực, thực phẩm, tận dụng đất đồi núi để chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và khai thác lâm sản, sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Như vậy đất nông nghiệp tạo ra những điều kiện để con người sinh sống và phát triển.

    Trong quan hệ với lao động, ruộng đất vừa là đối tượng lao động vừa là tư liệu lao động. Khi con người sử dụng công cụ sản xuất tác động vào đất đai thay đổi hình dạng theo mục đích sử dụng của mình thì ruộng đất là đối tượng của lao động. Chính vì vậy, để có thể sử dụng có hiệu quả hơn hoặc cải tạo đất theo nhu cầu sản xuất, người ta phải khai thác hợp lý hoặc tác động vào các điều kiện sinh thái đất, như dựa vào yếu tố khí hậu thời tiết để tăng vụ, yếu tố địa hình và chế độ nước để qui hoạch hệ thống cây trồng, hoặc dùng các loại cây trồng khác nhau để bảo vệ và cải tạo đất v.v . Từ đó cho ta thấy đất đai là một điều kiện hết sức cần thiết cho sản xuất, nhưng tự nó không thể tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà cần có những điều kiện khác, trong đó có điều kiện quan trọng bậc nhất là lao động của con người. Đất đai cùng với lao động là hai cơ sở tạo ra của cải vật chất để cho con người và xã hội loài người tồn tại và phát triển. Điều này đã được C.Mác dẫn lời của nhà kinh tế học cổ điển W.Petty nói: "Lao động là cha, còn đất là mẹ của của cải vật chất" [29, tr. 68].
    Ngoài ra, đất nông nghiệp còn tạo cơ sở cho sự ra đời và phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Như công nghiệp khai khoáng, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến từ những sản phẩm được tạo ra từ đất với sự tác động của lao động con người.
    Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng, đất đai là điều kiện cần thiết để con người và các sinh vật sinh sống và phát triển. Đất chính là cơ sở tồn tại của nhân loại, là cội nguồn của hệ thống cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, là nguồn tài nguyên tái sinh của sự sống của nhân loại, C. Mác đã từng nói: Đất là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau.
    Ở mỗi quốc gia đất đai đều được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, riêng đất đai nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản giống nhau, được hiểu cụ thể:
    Thứ nhất: Đất đai nông nghiệp là tư liệu sản xuất đặc biệt. Vì trong sản xuất nông nghiệp đất đai vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động. Đối với các loại đất chuyên dùng khác thì đất chỉ là đối tượng lao động, con người phải sử dụng tư liệu lao động để tác động vào tạo ra sản phẩm trong khai khoáng. Đối với đất đai nông nghiệp được coi là tư liệu lao động, bởi vì con người đã dùng nó làm vật dẫn truyền lao động của mình để tác động vào cây trồng. Đồng thời nó lại thể hiện là đối tượng lao động khi con người dùng công cụ, máy móc tác động vào ruộng đất làm thay đổi hình dạng và tính chất của nó. Chính sự biểu hiện hai mặt của loại tư liệu sản xuất này, nên đất đai nông nghiệp được coi là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt. Mặt khác, đất đai đối với nông nghiệp, nó là sức sản xuất quan trọng nhất, thiếu nó thì không thể có quá trình sản xuất nông nghiệp.
    Thứ hai: Đất đai có vị trí cố định và diện tích giới hạn
    Các loại tư liệu sản xuất khác có thể di chuyển từ nơi này đến nơi kia, còn đất đai có vị trí cố định, không thể di chuyển theo ý muốn của con người. Trong mỗi quốc gia, mỗi vùng đất đai chịu ảnh hưởng của địa hình khí hậu thời tiết, điều kiện kinh tế, tình hình phân bố lao động, điều kiện giao thông . khác nhau. Chính những điều này giúp cho con người thực hiện trong việc thực hiện chuyên môn hóa đối với nông nghiệp một cách thích hợp đối với từng vùng. Mặt khác, xét về diện tích thì đất đai có giới hạn. Trên phạm vi toàn cầu đất đai bị khống chế bởi bề mặt trái đất, ở mỗi nước diện tích bị giới hạn ở biên giới của mỗi quốc gia đối với tỉnh, huyện, xã thì diện tích bị giới hạn trong khuôn khổ địa giới của từng địa phương. Do đó con người muốn sản xuất nông nghiệp phải đầu tư thâm canh để mở rộng diện tích theo chiều sâu, còn việc khai hoang mở rộng diện tích chỉ để khai thác số đất đai chưa được sử dụng mà thôi.
    Thứ ba: Đất đai nông nghiệp gắn với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, thủy văn ở từng vùng nhất định và do đó mỗi vùng chỉ thích hợp với từng loại cây, con nhất định.
    Sản xuất nông nghiệp luôn luôn gắn chặt với môi trường tự nhiên, đặc biệt là khí hậu thời tiết, nguồn nước, thổ nhưỡng là những tài nguyên tác động mạnh và thường xuyên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp ở từng quốc gia. Ngay ở trong một nước, ở các vùng có điều kiện khác nhau, có thể cho năng suất tự nhiên khác nhau đối với mỗi loại cây trồng, vật nuôi nhất định. Vì vậy, khi giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân để phát triển nông nghiệp hàng hóa phải cần có quy hoạch đất đai, hướng dẫn đầu tư khoa học kỹ thuật để vận dụng trồng cây gì? nuôi con gì cho từng vùng thích hợp. Mặt khác ở nước ta, đã từ lâu người ta phải chia đất đai nông nghiệp thành 4 vùng lớn: Đó là đồng bằng, ven biển trung du và miền núi. Cách phân chia này chủ yếu căn cứ vào yếu tố địa hình, chưa thấy hết các yếu tố khác tác động vào sản xuất nông nghiệp. Do đó cần phải xem xét một yếu tố quan trọng khác đó là vùng sinh thái nông nghiệp. Về qui mô, phạm vi vùng sinh thái nông nghiệp được xác định rộng hay hẹp phụ thuộc vào những điều kiện đặc thù tương đối giống nhau về khí hậu, lượng mưa, độ ẩm, không khí, nhiệt độ, thổ nhưỡng v.v . Ngoài công tác điều tra nghiên cứu cơ bản, phân tích các yếu tố tự nhiên bằng những phương pháp khoa học hiện đại, chính xác, người ta còn giám sát các thảm thực vật, lấy đó làm tài liệu tham khảo trong việc xác định vùng sinh thái nông nghiệp.
    Khi nói đến việc sử dụng đất đai và giao quyền sử dụng đất đai một cách hợp lý, cần chú ý tới sự thích ứng của cây trồng, vật nuôi đối với các điều kiện tự nhiên và vùng sinh thái nông nghiệp. Trong đó điều kiện khí hậu, đất đai - địa hình, địa chất, thổ nhưỡng là những yếu tố quan trọng bậc nhất trong các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất của chính bản thân đất đai và điều kiện sống của con người.
    Thứ tư: Chất lượng đất đai phụ thuộc vào sự tác động của con người và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
    Ruộng đất thường không đồng nhất về chất lượng do sự khác nhau giữa các yếu tố dinh dưỡng vốn có của nó. Độ màu mỡ của đất nói lên khả năng có thể cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Con người không những sử dụng độ màu mỡ tự nhiên của đất, mà còn có khả năng sáng tạo thêm độ màu mỡ nếu biết sử dụng nó một cách hợp lý. Ngược lại, nếu sử dụng không hợp lý thì làm giảm độ màu mỡ của tự nhiên. Thực tế này đã diễn ra một số vùng trung du và miền núi nước ta. Ở những vùng này, trước đây con người chỉ lợi dụng độ màu mỡ tự nhiên vốn có của đất để canh tác, không chú ý bồi dưỡng, cải tạo nên đất bị bạc màu, một số diện tích vốn có độ màu mỡ cao, nay bị kiệt quệ trở thành đồi trọc. Trong khi đó, ở một số nơi, khi giao quyền sử dụng ruộng đất hộ nông dân đã biết khai thác và cải tạo, bồi dưỡng cho nó làm cho độ màu mỡ của đất không ngừng tăng lên, từ đó năng suất cây trồng cũng thường xuyên nâng cao. Từ đó có thể khẳng định cho thấy chất lượng đất đai luôn phụ thuộc vào sự tác động của con người và tiến bộ khoa học kỹ thuật.
    Chính đất đai nông nghiệp có những đặc điểm cơ bản khiến nó không giống với bất kỳ một loại tư liệu sản xuất nào. Chẳng hạn: đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt; là tài nguyên có hạn chế về số lượng và không có khả năng tái sinh; đất đai có vị trí cố định trong không gian không thể di chuyển theo ý muốn chủ quan của con người . Từ những đặc điểm đó đã làm cho đất đai được đặt đúng với giá trị của nó từ nhiều đời. Ông cha ta từng nói: "Tấc đất tấc vàng" câu nói này đặc biệt đúng với các loại đất nói chung, riêng đối với đất nông nghiệp thì đất đai là tài nguyên đặc biệt quý giá và là tư liệu sản xuất đặc biệt ., như vậy đã là tư liệu sản xuất đặc biệt thì đất đai nông nghiệp cũng có những đặc tính cơ bản như mọi hàng hóa khác: Tức là có thể mua được bán được.
    Theo quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin thì giá trị của hàng hóa là lao động được vật hóa, nhưng khi nghiên cứu lý luận của C.Mác về địa tô, chúng ta thấy rằng về thực chất đất không có giá trị, vậy tại sao vẫn hình thành thị trường đất đai. Lý luận Mác-Lênin chỉ rõ: Giá cả ruộng đất là biểu hiện quan hệ kinh tế phát sinh chứ không phải biểu hiện bằng tiền của giá trị ruộng đất. Quan điểm này không hề mâu thuẫn với lý luận của C.Mác về giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị.
    Vậy xét về mặt lý luận chúng ta đặt câu hỏi: Tại sao đất lại "có giá". Nếu đất có giá trị thì ai là người có quyền sở hữu đất (chủ sở hữu được quyền định đoạt, tức là có quyền bán đất hoặc cho thuê đất), còn người phải trả tiền tức là người sử dụng đất đó với tư cách là một tư liệu sản xuất.
    Để làm rõ vấn đề nêu trên, cần sử dụng lý luận về quan hệ đất đai và địa tô của C.Mác. Do đó, trước hết chúng ta phải hiểu và thống nhất quan điểm của C.Mác.
    Thứ nhất: C.Mác nghiên cứu địa tô xuất hiện trong xã hội tư bản chủ nghĩa, khi mà trong xã hội đã có sự độc quyền kinh doanh về ruộng đất.
    Thứ hai: Địa tô phản ánh mối quan hệ thống nhất đối lập giữa ba giai cấp cấu thành cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa- Người công nhân làm thuê, nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp và địa chủ.
    Quá trình nghiên cứu của mình, C.Mác đã chỉ ra địa tô không phải là một hình thái phân phối đơn thuần, quyền sở hữu ruộng đất tự bản thân nó không đảm nhiệm một chức năng nào trong các quá trình sản xuất. Việc địa chủ trở thành người cho thuê đất một cách thuần túy chính là do quan hệ sở hữu ruộng đất đã bị "cải tạo" theo phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ở đây có sự tách rời giữa quyền sở hữu ruộng đất và quyền kinh doanh ruộng đất theo kiểu tư bản chủ nghĩa. Khi đánh giá về vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa: Một là, biến nghề nông "thành một sự ứng dụng nông học một cách khoa học và tự giác" [33, tr. 244] và nhờ vào sự "hợp lý hóa nông nghiệp, việc hợp lý hóa này lần đầu tiên đã tạo khả năng kinh doanh nông nghiệp theo phương thức xã hội" [33, tr. 245]. Hai là, tách quyền sở hữu ruộng đất khỏi quyền kinh doanh trên ruộng đất, biến sở hữu ruộng đất thành sở hữu "thuần túy" kinh tế. Và dưới con mắt của nhà tư bản đi nữa thì cũng phải thấy đó là "một vật thừa vô dụng và phi lý". Theo phân tích như trên thì C.Mác đã đưa ra định nghĩa một cách chung nhất về địa tô tư bản chủ nghĩa như sau: "Địa tô là hình thái dưới đó quyền sở hữu ruộng đất được thực hiện về mặt kinh tế, tức là đem lại thu nhập" [33, tr. 246].
    Dưới chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa đất đai nói chung: trong đó cụ thể là đất nông nghiệp nằm chủ yếu trong tay các địa chủ (chủ sở hữu ruộng đất - đất đai thuộc sở hữu tư nhân). Người thực sự canh tác ruộng đất là những người lao động làm thuê, nhà tư bản thuê đất của địa chủ để kinh doanh, coi nông nghiệp là một lĩnh vực đầu tư kinh doanh. Chính vì thế trong lĩnh vực này lao động của những nông dân làm thuê cho nhà tư bản cũng tạo ra giá trị thăng dư, tuy nhiên toàn bộ giá trị thăng dư này không rơi vào nhà tư bản, mà do tính đặc thù của kinh doanh nông nghiệp là phải sử dụng một loại tư liệu sản xuất đặc biệt là đất đai, đất đai này thuộc sở hữu của địa chủ, vì vậy nhà tư bản phải trả cho chủ đất, kẻ sở hữu ruộng đất, theo hợp đồng một khoản tiền (gọi là địa tô TBCN) để được sử dụng ruộng đất trong một thời gian nhất định. "Địa tô tư bản chủ nghĩa là bộ phận lợi nhuận siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra (tức bộ phận giá trị thăng dư sau khi trừ lợi nhuận bình quân của tư bản đầu tư vào nông nghiệp) và do nhà tư bản thuê đất nộp cho người sở hữu ruộng đất" [33, tr. 246]. Trong xã hội tồn tại sở hữu tư nhân về đất đai, đặc biệt trong chủ nghĩa tư bản, không chỉ có đất đai được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp mới phải nộp địa tô, mà tất cả các loại đất: Đất xây dựng, đất hầm mỏ cũng phải đem lại thu nhập cho người sở hữu chúng, đó là địa tô đất xây dựng, hầm mỏ. C.Mác đã chỉ ra rằng: Bất kỳ ở đâu có những sức tự nhiên bị độc chiếm và tạo ra một lợi nhuận siêu gạch cho nhà tư bản sử dụng những sức tự nhiên ấy thì số lượng lợi nhuận siêu ngạch mà nhà tư bản tạo ra cũng phải nộp cho kẻ sở hữu những lực lượng tự nhiên dưới những hình thức địa tô khác nhau.
    Nhìn một cách khái quát cho thấy: "Đặc trưng của địa tô là ở chỗ, cùng với những điều kiện khiến cho sản phẩm nông nghiệp phát triển thành những giá trị (những hàng hóa) và cùng với những điều kiện thực hiện giá trị của chúng, thì đồng thời quyền lực của quyền sở hữu ruộng đất là chiếm lấy một phần càng ngày càng lớn những giá trị đó, những giá trị, được sáng tạo ra mà không có sự tham gia đóng góp gì của nó cả, cũng càng phát triển, nghĩa là một phần giá trị thăng dư ngày càng lớn sẽ được chuyển hóa thành địa
    tô [33, tr. 276-378].
    Từ sự phân tích nguồn gốc và sự hình thành địa tô tư bản chủ nghĩa, chúng ta khẳng định C.Mác đã hoàn toàn đúng khi đã đưa ra một hệ thống chỉ dẫn khoa học khi nghiên cứu địa tô tư bản chủ nghĩa. Kết luận của
    C. Mác dù đã gần 2 thế kỷ nhưng vẫn phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản ngày nay. "Thác nước, cũng như đất đai nói chung, cũng như mọi lực lượng tự nhiên, không có giá trị nào cả, vì không có một lao động nào được vật hóa ở trong đó, do đó nó cũng không có giá cả, vì theo lẽ thường, giá cả không phải cái gì khác hơn là biểu hiện tiền tệ của giá trị. Giá cả đó chẳng qua là một địa tô tư bản hóa" [33, tr. 291].
    Có thể kết luận rằng: Đất đai tự nhiên không có giá trị, nhưng được đầu tư (lao động quá khứ và lao động sống) thì đất có giá trị và biểu hiện bằng tiền của giá cả, giá đất về thực chất chính là địa tô mà đất đai mang lại trong một số năm nhất định, chính vì thế đất đai là một dạng hàng hóa đặc biệt, thị trường đất đai cũng là một thị trường đặc biệt (thị trường bất động sản).
    Nghiên cứu học thuyết về địa tô của C.Mác chúng ta thấy rằng: tính không tái sản xuất được và không di chuyển được đất đai chỉ tạo ra địa tô cho giai cấp giữ độc quyền ruộng đất chứ không hề ngăn cản đất đai trở thành hàng hóa, không hề ngăn cản hình thành thị trường đất vận động theo các qui luật khách quan của thị trường nói chung. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội dù đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng khi còn sản xuất hàng hóa thì còn có thị trường đất đai.
    Ở Việt Nam do những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội nên quan hệ đất đai cũng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trước 1945 đất đai thuộc sở hữu của địa chủ phong kiến và tư bản thực dân, người nông dân sống trong cảnh làm thuê, cuốc mướn và nộp tô cho địa chủ, cường hào, quan lại và tư bản nước ngoài.
    Sau khi hòa bình lập lại 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng tiếp tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, toàn dân hào hứng tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng, hơn hai triệu gia đình nông dân được chia ruộng đất. Cầm tấm thẻ nhận ruộng, cắm trên mảnh ruộng được chia người nông dân sung sướng trào ra nước mắt. Đây là lần đầu tiên trong đời họ, chế độ sở hữu ruộng đất của những người nông dân được xác lập. Mơ ước ngàn đời nay đã được thực hiện. Người nông dân thực sự trở thành người chủ sở hữu chân chính ruộng đất của mình. Quyền sở hữu ruộng đất của người nông dân đã được khẳng định trong cương lĩnh ruộng đất của Đảng lao động Việt Nam lúc bấy giờ là xóa bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu của người nông dân. Trong sắc lệnh của Chủ tịch nước, cũng ghi: Người được chia ruộng đất có quyền sở hữu ruộng đất đó, chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu ấy, xóa bỏ mọi khế ước cũ người được chia ruộng có quyền chia gia tài, cầm, bán cho ruộng đất mà mình được chia.
    Như vậy chỉ từ sau khi công cuộc cải cách ruộng đất hoàn toàn thắng lợi người nông dân mới thực sự trở thành người chủ chân chính có quyền sở hữu ruộng đất của mình. Những quyền sở hữu ấy cũng chỉ tồn tại được một thời gian không lâu. Từ 1959 trở đi sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp đã tiến hành tập thể hóa ồ ạt, nhanh chóng, ruộng đất và những tư liệu sản xuất chủ yếu khác của người nông dân chuyển thành sở hữu tập thể của hợp tác xã. Người nông dân lúc này trở thành người chủ sở hữu hình thức. Quyền sở hữu thực sự đất đai và tư liệu sản xuất, quyền sản xuất kinh doanh thuộc về tập thể và hợp tác xã. Đối với miền Nam lúc này sở hữu ruộng đất tập trung vào tay giai cấp địa chủ phong kiến, tư sản thực dân và một số rất ít gia đình nông dân khi hình thành trang trại và sản xuất kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...