Tiểu Luận Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật dân sự

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    LỜI MỞ ĐẦU


    Ngày nay, khi đất nước phát triển, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế trên tất cả các mặt của đời sống thì việc các tổ chức, cá nhân người nước ngoài đến Việt Nam thông qua đầu tư kinh doanh, đại diện ngoại giao, hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, y tế, giáo dục, văn hóa thể thao là chuyện đã trở nên “phổ biến”. Tính đến tháng 10 năm 2009, cả nước có gần 85000 nước ngoài đang làm việc và sinh sống, tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn và các tỉnh có nhiều dự án nước ngoài. Một nhu cầu thiết yếu của họ khi đến đây là có một chỗ ở ổn định để an cư lập nghiệp.
    Không chỉ có vậy, trong số những người Việt Nam đang sinh sống định cư ở nước ngoài, có một cộng đồng không nhỏ người Việt dù sống xa Tổ quốc, xa quê hương nhưng vẫn hướng về quê cha đất mẹ, cống hiến đóng góp sức lực của cải vật chất về cho đất nước. Các con số thống kê qua các năm cho thấy người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước làm ăn, sinh sống ngày một nhiều hơn, theo đó nhu cầu về nhà ở cũng tăng lên rất đáng kể.
    Trước những đòi hỏi thực tế đó của xã hội, để đáp ứng nhu cầu sở hữu nhà ở của người nước ngoài và người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, nhằm khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế đất nước, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, sở hữu nhà Việt Nam đồng thời thông qua luật sửa đổi, bổ sung điều 126 luật nhà ở 2005 cùng điều 121 luật đất đai 2003 với những nội dung cụ thể đáng lưu ý về đối tượng, quyền và nghĩa vụ người Việt định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
    Với mong muốn của bản thân được hiểu rõ hơn về những quy định này, em xin nghiên cứu đề bài: “Quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật dân sự Việt Nam

    NỘI DUNG CHÍNH
    Trước khi tìm hiểu nội dung chính của đề bài, chúng ta cần phải hiểu cơ sở lí luận chung cho việc xây dựng văn bản pháp luật của Nhà nước quy định quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
    1. Sự thay đổi quan trọng trong quyền sở hữu tư nhân
    Như chúng ta đã biết, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, cả nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Nhà nước đề ra nhiều biện pháp, chủ trương, chính sách để khuyến khích mọi người dân trong nước cũng như các tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam tại nước ngoài trở về để đầu tư phát triển đất nước. Sở hữu tư nhân không còn có sự khác biệt với sở hữu cá nhân như trước đây, nó gồm sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện phát triển. Một mặt, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tư nhân, không dùng những hình thức cưỡng chế hành chính hay tiến hành cải tạo để chuyển sở hữu tư nhân thành sở hữu tập thể hay sở hữu nhà nước. Mặt khác, Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ vào Việt Nam; tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước. Bộ luật Dân sự (BLDS) ngoài việc quy định chủ thể sở hữu tư nhân là công dân Việt Nam còn công nhận các chủ thể sở hữu tư nhân là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có vốn đầu tư về nước để sản xuất, kinh doanh Theo đó, quyền sở hữu tư nhân được công nhận là những quyền dân sự cụ thể của cá nhân với tư cách là chủ sở hữu đối với tài sản của mình thông qua các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản.
    Như vậy, không chỉ người dân trong nước mà những người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng có quyền sở hữu tại Việt Nam. Mọi người có thể là chủ sở hữu đối với các tài sản như tiền hoặc hiện vật có được do kết quả lao động hợp pháp đem lại hay để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, di sản thừa kế của người chết để lại
    Có thể khẳng định quyền sở hữu tư nhân là một quyền hiến định được luật dân sự thể chế hóa, đảm bảo lợi ích chính đáng của người dân, bảo vệ cho mọi người (kể cả là những người không phải là công dân Việt Nam) được sở hữu “những cái thuộc về họ”, là một quyền cần thiết và cơ bàn của mỗi người.


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    NỘI DUNG CHÍNH 3

    1. Sự thay đổi quan trọng trong quyền sở hữu tư nhân 3
    2. Quyền sở hữu nhà ở - một quyền phát sinh từ quyền sở hữu 4
    3. Sở hữu nhà ở tại Việt Nam - nhu cầu thiết yếu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và các cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. 5
    4. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. 6
    4.1.Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở 7
    4.1.1.Điều kiện áp dụng với cá nhân, tổ chức nước ngoài 7
    4.1.2. Những quy định áp dụng với người Việt Nam định cư ở nước ngoài 8
    4.2.Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu nhà ở 10
    4.2.1. Quyền lợi và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đối với nhà ở được mua tại Việt Nam. 10
    4.2.2.Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam. 12
    5. Thực trạng thực hiện chính sách nhà ở cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong thực tế và một số đề xuất hoàn thiện chính sách. 14
    KẾT LUẬN 17
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...