Luận Văn Quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế Việt Nam
    Giới thiệu chung

    1. Nội dung quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế
    2. Các quan điểm khác nhau về quyền miễn trừ của quốc gia
    3. Quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế Việt Nam

    Tư pháp quốc tế là một lĩnh vực pháp luật có hệ thống chủ thể riêng của mình bao gồm thể nhân, pháp nhân và quốc gia. Trong đó, quốc gia được xác định là chủ thể đặc biệt của Tư pháp quốc tế. Vấn đề là khi quốc gia tham gia vào các mối quan hệ này, quyền và nghĩa vụ chủ thể của quốc gia hay nói cách khác, quy chế pháp lý của quốc gia được xác định như thế nào. Đối với Việt Nam, khi mà Tư pháp quốc tế chưa phát triển cả về lý luận lẫn thực tiễn, thì việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển cả về lý luận lẫn quy định của pháp luật về quyền miễn trừ của quốc gia khi tham gia vào quan hệ dân sự quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc góp phần đưa Tư pháp quốc tế Việt Nam tiến gần hơn các chuẩn mực pháp lý chung của thế giới.
    1. Nội dung quyền miễn trừ của quốc gia trong Tư pháp quốc tế
    Nhìn chung, Tư pháp quốc tế (TPQT) phần lớn các quốc gia đều thừa nhận tư cách chủ thể đặc biệt của quốc gia khi tham gia vào mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Khi tham gia vào quan hệ TPQT, quốc gia được hưởng các quyền miễn trừ trong đó quan trọng nhất là quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ đối với tài sản của quốc gia, gọi chung là quyền miễn trừ của quốc gia. Quyền miễn trừ của quốc gia trong lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được ghi nhận rải rác trong các điều ước quốc tế, điển hình nhất là Công ước Brussels về thống nhất các quy định về miễn trừ tàu thuyền nhà nước ngày 14/4/1926, Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, Đặc biệt, các nội dung này được quy định một cách cụ thể và tập trung tại Công ước của Liên hiệp quốc (LHQ) về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia. Các quyền này cũng được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia.
    Quyền miễn trừ của quốc gia trong TPQT gồm quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của quốc gia.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...