Tài liệu Quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước qua các Hiến pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt. Trên cơ sở nghiên cứu các bản Hiến pháp Việt Nam, từ góc nhìn chính trị - pháp lý, tác
    giả phân tích sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa quyền lực nhân dân và quyền
    lực Nhà nước qua Hiến pháp Việt Nam năm 1946, 1959, 1980 và 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung
    năm 2001), chỉ ra xu hướng vận động của phương thức tổ chức quyền lực nhà nước, mối tương
    quan giữa quyền lực nhân dân và quyền lực nhà nước, mối liên hệ giữa tổ chức thực hiện quyền
    lực Nhà nước với trách nhiệm trong bộ máy nhà nước.
    1. Sự phân công, phối hợp và kiểm soát
    quyền lực giữa quyền lực nhân dân và quyền
    lực nhà nước qua Hiến pháp 1946 [1] *
    Tháng Tám năm 1945 dưới sự lãnh đạo của
    Đảng và đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh,
    nhân dân ta đã đứng lên giành độc lập, giải
    phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân
    Pháp, lật đổ chế độ phong kiến hàng ngàn năm
    trong lịch sử, xây dựng nên chế độ Việt Nam
    dân chủ cộng hòa. Như vậy, về mặt lịch sử nhân
    dân Việt Nam chính là người đã giành lại quyền
    lực, sáng tạo nên lịch sử, quyết định số phận,
    vận mệnh của mình. Từ đó về mặt lịch sử hình
    thành và ghi nhận một cách chính thống nhận
    thức luận và thực tiễn: nhân dân là cội nguồn
    của quyền lực, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ
    nhân dân, thuộc về nhân dân.
    Hiến pháp năm 1946 là bản Hiến văn ghi
    nhận thành quả cách mạng Tháng Tám năm
    1945 của toàn thể nhân dân Việt Nam, dưới sự
    lãnh đạo của Đảng và đứng đầu là Chủ tịch Hồ
    Chí Minh. Nhân dân là người sáng tạo nên lịch
    sử cách mạng của mình nên nhân dân là nguồn
    gốc của quyền lực chính từ cái cội nguồn sâu xa
    ấy, mà Hiến pháp ghi nhận Tất cả quyền bính
    trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam,
    không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo,
    giai cấp, tôn giáo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...