Tài liệu Quyền lực nhà nước là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Văn kiện các đại hội IX, X của Đảng cộng sản Việt Nam và Hiến pháp Việt Nam
    năm 1992 đều khẳng định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, để nhận thức và thực hiện đúng nội dung các quy định trên về lí luận cũng như thực tiễn là vấn đề còn cần được tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. Dưới đây chúng tôi xin nêu một số nhận thức về vấn đề quyền lực nhà nước là thống nhất và sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
    1. Quyền lực nhà nước là thống nhất
    Quyền lực nhà nước là một dạng quyền lực xã hội mang tính ý chí, gắn liền với chủ quyền quốc gia. Quyền lực nhà nước xuất phát từ nhân dân, nhà nước nhận quyền từ nhân dân
    - khối thống nhất tạo nên một khả năng thống nhất vô cùng to lớn trong đời sống xã hội. Sự thống nhất của quyền lực nhà nước không chỉ do nó bắt nguồn từ nhân dân mà còn bởi bản thân nhà nước (với tư cách là một tổ chức hay với tư cách là một bộ máy) thì cũng luôn là một chỉnh thể thống nhất hành động vì những





    mục tiêu, mục đích nhất định.
    Quyền lực nhà nước được sinh ra do nhu cầu phân công lao động xã hội, nhu cầu quản lí xã hội từ phía nhà nước. Để thực hiện quyền lực nhà nước phải cần đến các đội quân chuyên hoặc hầu như chuyên nghiệp đảm nhiệm. Do sự phát triển của nhà nước và nhu cầu quản lí xã hội mà đội ngũ những người thực hiện quyền lực nhà nước ngày càng đông đảo về số lượng, được nâng cao về chất lượng và với số lượng các công việc ngày một nhiều. Để nâng cao năng suất lao động đội quân này phải được tổ chức chặt chẽ thành những bộ phận (cơ quan) chuyên thực hiện những công việc nhất định. Sự chuyên môn hoá trong việc thực hiện các công việc nhà nước được xem là sự phân công lao động quyền lực nhà nước. Sự phân công này được thực hiện theo chiều ngang là giữa các cơ quan nhà nước cùng cấp, nhất là các cơ quan nhà nước ở trung ương và theo chiều dọc là giữa các cơ quan nhà nước thuộc các cấp (các phạm vi lãnh thổ) khác nhau.
    Tuỳ theo quan niệm và sự phát triển của nhu cầu quản lí nhà nước vấn đề tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở mỗi nước có sự khác nhau nhất định. Quyền lực nhà nước có thể chủ yếu tập trung trong tay một cá nhân



    hoặc một cơ quan (nhóm người) hay được phân công cho nhiều cơ quan khác nhau thực hiện nhưng dù các nhà nước có thành lập thêm bao nhiêu cơ quan đi nữa thì quyền lực nhà nước vẫn luôn thống nhất, bộ máy nhà nước vẫn luôn phải là một cơ chế thống nhất nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước. Do vậy, việc định ra các quyền lực như quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp . chẳng qua là xác định các chức năng của quyền lực nhà nước trong hoạt động pháp luật.
    Ở nước ta theo quy định của Hiến pháp và các luật tổ chức bộ máy nhà nước thì tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Điều 6
    Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Xuất phát từ các cơ quan “đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân” mà hàng loạt các cơ quan khác của Nhà nước được thành lập để cùng với các cơ quan nhà nước nói trên thực hiện quyền lực nhà nước. Tất cả các cơ quan này đều phải báo cáo công tác và phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Bằng cách tổ chức như thế quyền lực nhà nước ở nước ta luôn đảm bảo sự thống nhất, tránh được hiện tượng mâu thuẫn, xung đột giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện quyền lực nhà nước.
    Để bảo đảm việc quản lí toàn diện thống nhất các mặt quan trọng của đời sống xã hội,



    hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương đã được thành lập kết hợp theo ngành và theo lãnh thổ. Các cơ quan nhà nước ở các địa phương thay mặt cho nhân dân cả nước thực hiện quyền lực nhà nước ở phạm vi địa phương, đồng thời đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương. Điều 119 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” mà cơ quan nhà nước cao nhất là Quốc hội. Với những quy định như trên cho thấy quyền lực nhà nước ở nước ta vừa bảo đảm sự thống nhất từ trung ương tới địa phương vừa bảo đảm sự bao trùm, rộng khắp ở các địa phương.
    Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ yếu thực hiện quyền lập pháp; Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ yếu thực hiện quyền hành pháp; toà án là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ yếu thực hiện quyền tư pháp . Để bảo đảm quyền lực nhà nước luôn thống nhất, pháp luật còn quy định: Quốc hội còn quyết định các vấn đề trọng đại nhất của đất nước; bầu và bãi nhiệm những người đứng đầu các cơ quan cao nhất của nhà nước; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước; Chính phủ mặc dù là cơ



    quan hành chính nhà nước cao nhất nhưng đồng thời là cơ quan chấp hành của Quốc hội; quyền công bố luật thuộc Chủ tịch nước; viện kiểm sát được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp; toà án là cơ quan xét xử nhưng đối với những vụ án đặc biệt quan trọng, Quốc hội có thể quyết định thành lập toà án đặc biệt để xét xử; uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhưng đồng thời là cơ quan chấp hành của hội đồng nhân dân . Với việc tổ chức bộ máy nhà nước ta như trên sẽ luôn bảo đảm được sự thống nhất quyền lực vừa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mỗi cơ quan nhà nước vừa chống được tình trạng tập trung quan liêu vừa tránh được tình trạng phân tán, cục bộ, phân quyền cát cứ
    trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.(1)
    2. Sự phân công thực hiện quyền lực nhà nước
    Nếu xét từ chức năng của quyền lực nhà
    nước thì quyền lực nhà nước thường liên quan đến ba lĩnh vực hoạt động pháp luật cơ bản là: Ban hành (xây dựng) pháp luật; công bố và tổ chức thực hiện pháp luật; xét xử để giải quyết những tranh chấp và xử lí vi phạm pháp luật. Gắn với ba lĩnh vực hoạt động pháp luật cơ bản đó người ta cho rằng quyền lực nhà nước bao gồm ít nhất là ba thứ quyền lực: Lập pháp, hành pháp và tư pháp.
    Phân công thực hiện quyền lực nhà nước là giao cho một hoặc từng nhóm các cơ quan nhà nước thực hiện một quyền lực (chức năng quyền lực) nào đó có tính chất chuyên nghiệp. Sự chuyên nghiệp hoá trong việc thực hiện quyền lực nhà nước nhằm nâng cao năng suất lao động trong hoạt động quản



    lí nhà nước. Và không chỉ có tác dụng nâng cao năng suất lao động mà sự phân công phù hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước còn tránh được sự ôm đồm bao biện hoặc chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước gồm rất nhiều cơ quan có vị trí, vai trò, tính chất khác nhau nên đòi hỏi phải có sự phân công cho mỗi cơ quan nhà nước chủ yếu thực hiện những chức năng nhiệm vụ, quyền hạn nhất định của nhà nước là không thể tránh khỏi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...