Tài liệu Quyền lực nhà nước của nhân dân và việc bảo đảm để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Quyền lực nhà nước của nhân dân và việc bảo đảm để nhân dân thực hiện


    quyền lực nhà nước




    Trong bốn bản Hiến pháp của nước ta, từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 đều ghi nhận một quan điểm rất quan trọng và cơ bản là: ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhưng cho đến nay, các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý ở nước ta vẫn đang có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm quyền lực nhà nước và nhân dân ta thực hiện quyền lực đó như thế nào và bằng cách nào.


    1. Quyền lực nhà nước và quyền lực nhà nước của nhân dân




    Về quyền lực nhà nước, có ý kiến cho rằng, “suy cho cùng thì quyền lực nhà nước là sự quản lý của nhà nước đối với xã hội trên cơ sở pháp luật và việc tuân thủ, chấp hành pháp luật của mọi cá nhân, tổ chức”1. Ý kiến khác lại khẳng định “xét về bản chất thì quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp thống trị. Nó được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp thống trị đặt ra”2. Người đưa ra ý kiến khác lại hiểu quyền lực nhà nước là “sức mạnh hay (khả năng) của nhà nước có thể bắt các chủ thể khác trong quốc gia (các tổ chức, cá nhân, giai cấp, tầng lớp) phải phục tùng ý chí của nó”3.


    Trong xã hội hiện đại có nhiều loại quyền lực như quyền lực chính trị, quyền lực kinh tế, quyền lực nhà nước, quyền lực tôn giáo , trong đó, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước là hai loại quyền lực quan trọng và có quan hệ mật thiết với nhau. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph. Ăngghen đã viết “Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó là bạo lực có tổ chức của một giai cấp
    để trấn áp một giai cấp khác”4. Khi phân tích bản chất của nhà nước, C.Mác và Ph.


    Ăngghen khẳng định “Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy trấn áp của giai cấp này đối với một giai cấp khác”5. Như vậy, trong một nhà nước có một đảng cầm quyền thì rất khó phân biệt rạch ròi giữa quyền lực nhà nước với quyền lực chính

    trị của đảng cầm quyền. Quyền lực chính trị là quyền lực thống nhất của một giai cấp hay của một liên minh giai cấp, không thể phân chia ra quyền lực trong các lĩnh vực hoạt động như quyền lực nhà nước phân chia thành quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Và khi một giai cấp hay một liên minh giai cấp cầm quyền thì quyền lực chính trị được thực hiện trước hết thông qua các cơ quan nhà nước và nó chỉ có thể bị chia sẻ khi liên minh giai cấp cầm quyền thành lập chính phủ liên hiệp6. Có lẽ vì thế mà đã có nhà nghiên cứu cho rằng, trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp thì quyền lực chính trị là nội dung bản chất của quyền lực nhà nước, mặc dù xét về bản chất thì quyền lực nhà nước luôn đại diện cho quyền lực công cộng. Cùng với sự hình thành của nhà nước với tư cách là bộ máy quyền lực công cộng, các lực lượng xã hội, các giai cấp đều muốn chiếm giữ quyền lực công cộng đó để phục vụ lợi ích của mình và khi giai cấp mạnh nhất giành được bộ máy quyền lực nhà nước thì giai cấp đó trở thành chủ sở hữu quyền lực chính trị7. Những ý kiến trên đây về quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước đã căn cứ vào một luận điểm rất quan trọng của V.I.Lênin là: “Vấn đề chính quyền nhà nước nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng. Giai cấp nào giữ chính quyền? Điều đó quyết định tất cả”8.


    Để hiểu rõ khái niệm quyền lực nhà nước, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm “quyền lực”. Từ điển Hán - Việt ghi: “Quyền lực là sức mạnh có thể cưỡng chế người ta phục tùng mình”9. Như vậy, hai từ “nhà nước” trong cụm từ “quyền lực nhà nước” nói lên bản chất của quyền lực đó.




    Từ những nội dung đã trình bày trên đây, chúng tôi cho rằng, quyền lực nhà nước là sức mạnh của nhà nước bắt buộc mọi người phải phục tùng ý chí của nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước, bằng bộ máy nhà nước do mình tổ chức ra. Vậy quyền lực nhà nước của nhân dân, theo chúng tôi, là sức mạnh của nhân dân bắt buộc mọi người phải phục tùng ý chí của nhân dân thông qua các cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra.

    Trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc đến những nội dung rất quan trọng trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cộng hòa Pháp năm 1789, đồng thời phân tích quá trình đấu tranh anh dũng và kiên cường của nhân dân ta để đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm, gây dựng nên nước Việt Nam độc lập và “Trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”10.


    Sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn trên đây đã chứng minh quan điểm “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” không phải mới xuất hiện mà đã được đưa ra cách đây hơn 200 năm trước trong bản Tuyên ngôn bất hủ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Cộng hòa Pháp. Năm 1776, những người đại diện cho nhân dân 13 bang ở Mỹ đã khẳng định “Chính phủ phải được thành lập gồm những người lấy quyền lực chính đáng của mình từ sự nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào Chính phủ trở thành nguyên nhân phá hủy mục đích đó thì nhân dân có quyền thay đổi hoặc xóa bỏ và thiết lập Chính phủ mới”11. Sau đó, vào năm 1789, những người đại diện nhân dân Pháp thành lập Quốc hội lại tuyên bố rằng: “Mục đích của các tổ chức chính trị là gìn giữ các quyền tự nhiên và không thể tước bỏ của con người Nguồn gốc của mọi quyền lực về bản chất nằm trong quốc gia xã hội có quyền bắt buộc mọi công chức phải báo cáo về công việc quản lý của họ”12. Như vậy, tuy cách diễn đạt có khác nhau nhưng trong hai bản Tuyên ngôn đều có một nội dung quan trọng là quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.




    Để khẳng định, bảo đảm và thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa tư tưởng “dân là gốc” trong truyền thống chính trị ở Việt Nam và những tư tưởng hiện đại về dân chủ, đặc biệt là những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chúng ta biết rằng, trong tác phẩm “Phê phán

    triết học pháp quyền của Hêghen”, lần đầu tiên C. Mác đã trình bày một cách có hệ thống quan điểm của mình về dân chủ và nhà nước thông qua việc phê phán quan điểm của Hêghen trong lĩnh vực triết học pháp quyền, coi nhân dân là “vật liệu”, là “phương tiện” biểu đạt nội dung ý niệm nhà nước. C. Mác cho rằng, nhân dân là chủ thể đích thực của nhà nước, bởi vậy xét về thực chất, nhà nước không có chủ quyền mà chỉ nhân dân mới có chủ quyền. Từ luận điểm cơ bản này, C. Mác đi đến một kết luận hết sức quan trọng là: “Chế độ dân chủ là bản chất của bất kỳ nhà nước nào. Chế độ dân chủ quan hệ với mọi hình thức khác nhau của nhà nước”13. Là người kế tục xuất sắc và phát triển lên đỉnh cao học thuyết của C.Mác và Ph. Ăngghen, trong cuốn “Nhà nước và cách mạng”, V.I. Lênin đã chỉ rõ “chế độ dân chủ là một hình thức nhà nước, là một trong những hình thái của nhà nước. Chế độ dân chủ có nghĩa là chính thức thừa nhận quyền bình đẳng giữa những công dân, thừa nhận cho mọi người được quyền ngang nhau trong việc xác định cơ cấu nhà nước và quản lý nhà nước”14. Thấu hiểu sâu sắc tư tưởng này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã diễn đạt rất dễ hiểu như sau “Nước ta là nước dân chủ,
    nghĩa là nước nhà do dân làm chủ”15. “Nhân dân” và “dân” là các thuật ngữ mà


    Người thường dùng có cùng một nội dung được xác định rõ ràng: “Nhân dân là bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và những phần tử khác yêu nước”16. Do đó, Người đã xác định:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...