Tiểu Luận Quyền lực chính trị là gì , những phương thức, con đường để chuyển hoá quyền lực chính trị thành quy

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khi xã hội xuất hiện giai cấp, thì bao giờ cũng tồn tại những giai cấp, lực lượng đối lập với nhau, thậm chí đối kháng nhau. Để bảo vệ lợi ích của mình, các lực lượng, giai cấp này phải tập hợp, liên kết lại thành tổ chức, ở mức độ khác nhau gây ảnh hưởng buộc các lực lượng khác phải thừa nhận khả năng gây ảnh hưởng này, như vậy nó đã hình thành thành quyền lực của riêng nó, quyền lực chính trị.
    Quyền lực chính trị là quyền lực của một giai cấp hay liên minh giai cấp, liên minh đảng phái, nó nói lên khả năng thực tế của giai cấp liên minh giai cấp, liên minh đảng phái đó trong việc thực hiện ý chí của mình trong chính trị và các chuẩn mực pháp quyền, nhờ đó mà lợi ích khách quan của giai cấp đảng phái đó được hiện thực hoá .
    Từ định nghĩa trên, ta thấy quyền lực chính trị có những đặc trưng cơ bản sau: Quyền lực chính trị là khách quan tất yếu trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội; đặc trưng bản chất của quyền lực chính trị là tính giai cấp; quyền lực chính trị trong một xã hội là quyền lực của giai cấp, lực lượng xã hội giữ địa vị thống trị về kinh tế; việc nắm giữ và thực thi quyền lực chính trị thường phải giãi quyết sự tương quan giũa lợi ích của giai cấp thống trị và yêu cầu là đảm bảo sự công bằng xã hội; quyền lực chính trị phải được tập trung đủ mức và phải được kiểm soát.
    Quyền lực chính trị được thực hiện thông qua lý tưởng chính trị , mực tiêu chính trị , chuẩn mực pháp quyền. Giai cấp nào nắm được quyền lực nhà nước thì lý tưởng chính trị được chuyển hoá thành thành các chuẩn mực pháp quyền, còn các giai cấp khác thì mức độ chuyển thành các chuẩn mực pháp quyền phụ thuộc vào sự tương đồng lợi ích với giai cấp cầm quyền. Quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp và nó được thể hiện ra bằng sức mạnh của những tổ chức bộ máy mang tính giai cấp, mang tính đảng phái, đó chính là nhà nước.
    Quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền. Nó là quyền lực chính trị nhưng nó có thể thực hiện một loạt những biện pháp có tính cưỡng chế trên quy mô toàn xã hội. QLNN có vai trò quyết định đối với mọi quyền lực chính trị, quyền lực xã hội .
    Quyền lực chính trị được thực hiện chủ yếu và chỉ có bằng phương pháp giáo dục thuyết phục để cho người ta tự nguyện thực hiện, nhưng QLNN thì không chỉ giáo dục thuyết phục mà có thể bằng cưỡng chế. Bất kỳ quyền lực nhà nước nào cũng mang tính chính trị nhưng không phải mọi quyền lực chính trị đều là quyền lực nhà nước. So với quyền lực nhà nước, quyền lực chính trị rộng hơn đa dạng hơn về phương pháp thức hiện cũng như hình thức thể hiện, có nhiều cấp độ hơn về cơ cấu của chủ thể thực hiện. Trong xã hội có giai cấp, QLNN có hai chức năng cơ bản là : chức năng thống trị chính trị giai cấp và chức năng xã hội .
    Bản chất của quyền lực chính trị là quan hệ giữa các giai cấp trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước. Song, vấn đề đấu tranh cho quyền lực, giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị còn là quan hệ giữa các lực lượng xã hội, các chủng tộc, giữa các dân tộc quốc gia trên trường quốc tế, giữa tôn giáo và chính quyền; thậm chí, đó còn là vấn đề nội bộ của một giai cấp, một chính đảng (rõ nhất là trong nội bộ giai cấp tư sản và chính đảng tư sản). Dĩ nhiên, sự biểu hiện phong phú, phức tạp ấy vẫn do cái trục cơ bản – quan hệ giai cấp và đấu tranh giai cấp chi phối. Nếu không hiểu điều đó sẽ là sự ngây thơ về chính trị. Nhưng nếu không hiểu sự phong phú, phức tạp của quyền lực chính trị thì trong nhiều trường hợp cũng là sự ngây thơ về chính trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...