Tiểu Luận Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu tài liệu Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay
    Giới thiệu chung

    Đề tài: Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay
    Tiểu luận dài 28 trang
    MỞ ĐẦU
    Đề cập tới chức năng của hệ thống chính trị trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta năm 1991 đã khẳng định: Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và hoàn thiện từng bước nền dân chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
    Thực hiện quan điểm trong Cương lĩnh của Đảng, những năm qua trong khi lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chúng ta cũng đã từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, tính tích cực chủ động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội ngày càng được nâng cao, ý thức và quyền làm chủ của nhân dân tham gia vào côg việc quản lý nhà nước ngày càng phát triển và mở rộng. Nhờ vậy, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, chính trị ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện từng bước.
    Trong khi khẳng định những bước tiến đó, chúng ta cũng thấy rằng so với yêu cầu thực tiễn, sự lãnh đạo của Đảng chưa được nâng cao đúng mức; tổ chức và hoạt động của Nhà nước còn quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu quả; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội còn kém năng động, đội ngũ cán bộ đoàn thể vẫn chưa khắc phục được tình trạng "công chức hóa". Nghiêm trọng hơn là một bộ phận cán bộ trong hệ thống chính trị thoái hóa về phẩm chất đạo đức cách mạng; một bộ phận đuối về năng lực, trong khi cả thời cơ lẫn thách thức lớn đang đặt ra trước hệ thống chính trị nước ta những vấn đề cấp bách cần giải quyết. Những yếu kém trên đây đã dẫn tới tình trạng quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi bị vi phạm nghiêm trọng. Chỉ bằng cách tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị mới có thể nâng cao quyền làm chủ của nhân dân, với tư cách vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình đổi mới theo định hướng XHCN.
    Xuất phát từ lý do trên, tiểu luận đi sâu tìm hiểu vấn đề quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị, từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay.
    MỞ ĐẦU
    I. Một số vấn đề chung về quyền lực, quyền lực chính trị, hệ thống chính trị
    1.1.Quyền lực và quyền lực chính trị
    1.2. Hệ thống chính trị, hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
    II. Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay
    2.1. Quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
    2.2. Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
    2.3. Hệ thống chính trị với tư cách là cơ chế bảo đảm quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta
    III. Những giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm và tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta hiện nay
    3.1. Tiếp tục đổi mới, tăng cường hệ thống chính trị
    3.2. Phát triển và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
    3.3. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền lực kinh tế với quyền lực chính trị của nhân dân
    3.4. Giáo dục văn hóa pháp luật cho nhân dân
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...