Luận Văn Quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực mua, sử đụng hàng hóa, dịch vụ

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực mua, sử đụng hàng hóa, dịch vụ

    LỜI NÓI ĐẦU .1


    CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG


    TRONG LĨNH vực MUA, SỬ DỤNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ .4


    1.1 Khái quát chung về người tiêu dùng .4


    1.1.1 Khái niệm người tiêu dùng .4


    1.1.2 Hành vi tiêu dùng 6


    1.1.3 Sự cần thiết phải ghi nhận quyền lợi người tiêu dùng 8


    1.2 Các chủ thể có liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng .9


    1.2.1 Doanh nghiệp 9


    1.2.2 Cá nhân, to chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ độc lập, thường xuyên không phải đãng kỷ kinh doanh .12


    1.2.3 Cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng .14


    1.3 Sự điều chỉnh của pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng 16


    1.3.1 Giai đoạn trước khi có Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 16


    1.3.2 Giai đoạn từ khi có Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 đến khi có Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 18


    1.3.3 Giai đoạn sau khi có Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 đến


    nay 20


    CHƯƠNG 2. CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC MUA, SỬ DỤNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT .23


    2.1 Các quyền liên quan đến thông tin hàng hóa, dịch vụ .23


    2.1.1 Quyền được cung cấp thông tin .23


    2.1.2 Quyền được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng 25


    2.1.3 Quyền đóng góp ý kiến .27


    2.2 Các quyền liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ .28


    2.2.1 Quyền được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ .28


    2.2.2 Quyền được đảm bảo an toàn 29


    2.2.3 Quyền được tham gia xây dựng, thực thi chỉnh sách, pháp luật 29


    2.2.4 Quyền thành lập tổ chức Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 30


    2.3 Các quyền yêu cầu bảo vệ các lợi ích bị xâm hại 31


    2.3.1 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại .31


    2.3.2 Quyền khiếu nại, tố cáo 34


    2.3.3 Quyền đề nghị khởi kiện, quyền khởi kiện .35

    CHƯƠNG 3; THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU


    DÙNG TRONG LĨNH vực MUA, SỬ DỤNG HÀNG HÓA, DỊCH VỤ .38


    3.1 Thực trạng người tiêu dùng thực hiện các quyền lợi của mình .38


    3.1.1 Người tiêu dùng thực hiện các quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại 38


    3.1.2 Người tiêu dùng tay chay hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp 40


    3.1.3 Quyền lợi người tiêu dùng đối với các hàng hóa, dịch vụ Nhà nước 42


    3.2 Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng 44


    3.2.1 Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng chưa đồng bộ và không hiệu quả 44


    3.2.2 Doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận vi phạm quyền lợi người tiêu dùng .46


    3.2.3 Vị thế của người tiêu dùng thấp kém .49


    3.2.4 Hoạt động Hội bảo vệ người tiêu dùng không hiệu quả 50


    3.3 Một số đề xuất về quyền lợi người tiêu dùng 52


    3.3.1 Hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng .52


    3.3.2 Nâng cao vị thế của người tiêu dùng .55


    3.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các to chức bảo vệ quyền lợi người tiêu


    dùng .56


    3.3.4 Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp 58


    KẾT LUẬN 60

    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhằm tiến tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp cho đến kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, tình trạng lạm phát ngày càng tăng cao, hàng hóa, dịch vụ trở nên đa dạng và phức tạp, tình hình này đã đề ra những thách thức đáng kể đối với các cơ quan chức năng, cũng như đe dọa đến an toàn của người tiêu dùng.


    Hiện nay quyền lợi người tiêu dùng không chỉ là vấn đề riêng của bất kỳ quốc gia nào mà là vấn đề chung của toàn thế giới. Thực tiễn cho thấy trong một thời gian dài người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn bế tắc trước những hành vi xâm hại lợi ích chính đáng của họ, bởi lẽ chưa có một cơ chế rõ ràng nào ghi nhận các quyền của họ từ góc độ pháp luật. Năm 1985 Đại hội đồng Liên hiệp quốc phê chuẩn văn bản hướng dẫn về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, với sự phê chuẩn này quyền của người tiêu dùng đã được đưa lên vị trí hợp pháp và được quốc tế công nhận. Thế nhưng tại Việt Nam mãi đến năm 1999 mới ban hành được Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ở góc độ kinh tế thì mức độ tự do hóa thương mại ngày càng cao trong khi đó người tiêu dùng vẫn mập mờ trước các quyền của mình, vẫn thờ ơ trước những hành vi xâm phạm. Trong mối quan hệ cung cầu và giai đoạn tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng là chủ thể đặc biệt đại diện cho bên mua, quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã tạo nên sự cân bằng lợi ích của các bên. Thế nhưng pháp luật đã ghi nhận các quyền của người tiêu dùng như thế nào, người tiêu dùng có nắm bắt và thực hiện được các quyền đó hay không là vấn đề khá mới mẽ được các nhà luật học quan tâm nghiên cứu.


    Nhận thức được tầm quan trọng về quyền lợi của người tiêu dùng đối với sự phát triển của kinh tế, ổn định chính trị và công bằng xã hội, người viết quyết định chọn đề tài “Quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ” làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài


    Trong suốt quá trình nghiên cứu của đề tài này, người viết luôn đặc mục tiêu làm sáng tỏ các quyền của người tiêu dùng trong lĩnh vực mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ theo quy định pháp luật hiện hành, người tiêu dùng có tất cả các quyền gì, cách thức thực hiện các quyền ra sao. Thông qua đó người viết liên hệ đến thực tiễn, tìm ra những điểm còn bất cập, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến quyền của người tiêu dùng, cũng như các hệ quả và đưa ra những giải pháp cụ thế đế đảm bảo các quyền của người tiêu dùng được thực hiện triệt để và toàn diện nhất. Từ đó người viết rút ra những khẳng định khoa học, đề xuất một vài nội dung để đóng góp vào nền khoa học luật.


    3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài


    Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, đạt được tính tường minh và logic, người viết xác định đối tượng nghiên cứu là các quyền của người tiêu dùng. Quyền lợi người tiêu dùng là một phạm trù tương đối rộng, nội hàm liên quan đến rất nhiều lĩnh vực trong xã hội. Dựa trên những kiến thức được đào tạo tại nhà trường cùng với những hiểu biết xã hội, người viết chỉ tập trung tìm hiểu các quyền của người tiêu dùng theo bản hướng dẫn của Liên hiệp quốc và pháp luật Việt Nam hiện hành. Phân tích các quyền của người tiêu dùng theo luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 là nội dung trọng tâm và cũng là điểm nhấn chung nhất của đề tài này.


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài


    Trong nội dung nghiên cứu của đề tài này, người viết nhất quán sử dụng phương pháp luận theo quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam. Bên cạnh đó để cho việc nghiên cứu đạt kết quả cao, người viết vận dụng và phối hợp một số phương pháp nghiên cứu như: phân tích luật, nghiên cứu lý luận, đối chiếu, so sánh những quy định của pháp luật, tổng hợp và đánh giá pháp luật để làm rõ từng khía cạnh và điểm nhấn của đề tài này.


    5. Bố cục của đề tài


    Đe trình bày ý tưởng nghiên cứu một cách khoa học, có hướng đi đúng đắng, người viết kết cấu bố cục nội dung của đề tài này làm các phần như sau:


    - Lời nói đầu


    - Phần nội dung bao gồm 3 chương:


    Chương 1: Khái quát chung về quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vực mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ


    Chương 2: Các quyền của người tiêu dùng trong lĩnh vực mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành


    Chương 3: Thực trạng và giải pháp về các quyền của người tiêu dùng trong lĩnh vực mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ


    - Kết luận


    - Danh mục tài liệu tham khảo


    - Phụ lục

    Để luận văn này được hoàn thành tốt nhất, trong suốt quá trình nghiên cứu người viết đã nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ nhiều phía. Trước hết người viết xin chân thành cám ơn cô Đoàn Nguyễn Minh Thuận, đã tận tình hướng dẫn người viết hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Mặc dù cố gắng phấn đấu để hoàn thành luận văn nhưng phần nào hạn chế về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn nên trong đề tài này người viết sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong Thầy, Cô và các bạn đóng góp ý kiến để người viết lĩnh hội thêm kiến thức và bổ sung cho luận văn thêm hoàn thiện.
     

    Các file đính kèm:

    • 54-.pdf
      Kích thước:
      24.3 MB
      Xem:
      0
Đang tải...