Tiến Sĩ Quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các từ viết tắt
    Danh mục các bảng
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN LÀM VIỆC CỦA
    NGƯỜI KHUYẾT TẬT VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT
    SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI . 7
    1.1. Các khái niệm cơ bản 7
    1.1.1. Khái niệm người khuyết tật theo công ước quốc tế và luật người
    khuyết tật . 7
    1.1.2. Khái niệm người lao động khuyết tật . 11
    1.1.3. Quyền làm việc của người khuyết tật trong mối quan hệ với các
    quyền khác . 12
    1.1.4. Quyền làm việc của người khuyết tật – Quyền con người 13
    1.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia đảm bảo quyền làm việc
    của người khuyết tật 18
    1.2.1. Quyền làm việc của người khuyết tật tại Nhật Bản 18
    1.2.2. Quyền làm việc của người khuyết tật tại Malaysia . 20
    1.2.3. Quyền làm việc của người khuyết tật ở nước Cộng hoà nhân
    dân Trung Hoa . 25
    1.2.4. Quyền làm việc của người khuyết tật ở Mỹ 27
    Kết luận chương 1 31
    Chương 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM VÀ
    CÁC CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT, THỂ CHẾ ĐẢM BẢO QUYỀN
    LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI VIỆT NAM . 32 2.1. Thực trạng lao động khuyết tật tại Việt Nam 32
    2.1.1. Tỷ lệ lao động khuyết tật . 32
    2.1.2. Các dạng khuyết tật theo lứa tuổi . 33
    2.1.3. Giáo dục và đào tạo . 35
    2.1.4. Tham gia lực lượng lao động và việc làm 40
    2.1.5. Mức sống và thu nhập 41
    2.2. Chính sách, pháp luật, cơ chế đảm bảo quyền làm việc của
    người khuyết tật tại Việt Nam . 44
    2.2.1. Chính sách đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật . 44
    2.2.2. Pháp luật đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật 56
    2.2.3. Thể chế đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật 66
    Kết luận chương 2 76
    Chương 3: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ CHÍNH SÁCH, PHÁP
    LUẬT, THỂ CHẾ CỦA VIỆT NAM TRONG VIỆC ĐẢM
    BẢO QUYỀN LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT 78
    3.1. Tổng quan đánh giá . 78
    3.1.1. Về Chính sách 78
    3.1.2. Về pháp luật . 81
    3.1.3. Về thể chế 82
    3.2. Một số giải pháp nhằm đảm bảo thực thi quyền làm việc
    của người khuyết tật Việt Nam . 83
    3.2.1. Hoàn thiện pháp luật 83
    3.2.2. Hoàn thiện chính sách 84
    3.2.3. Hoàn thiện thể chế . 85
    Kết luận chương 3 87
    KẾT LUẬN . 88
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 89
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


    BLĐTBXH: Bộ lao động thương binh xã hội
    CNTT: Công nghệ thông tin
    ĐHQG: Đại học Quốc gia
    ĐTMSDC: Điều tra mức sống dân cư
    LĐTBXH: Lao động thương binh xã hội
    NKT: Người khuyết tật
    TĐTDS: Tổng điều tra dân số
    UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG

    Số hiệu bảng Tên bảng Trang
    Bảng 2.1: Tỷ lệ khuyết tật theo dạng khuyết tật, mức độ khó khăn
    và giới tính 33
    Bảng 2.2: So sánh cơ cấu người khuyết tật theo nhóm tuổi, năm
    1995, 2005 và 2009 34
    Bảng 2.3: Giáo dục và đào tạo theo tình trạng khuyết tật và mức độ
    khó khăn 35
    Bảng 2.4: Tình trạng đi học của trẻ theo tình trạng khuyết tật và mức
    độ khó khăn 38
    Bảng 2.5: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo mức độ khuyết tật 40
    Bảng 2.6: Thu nhập bình quân của người khuyết tật chia theo nhóm
    tuổi và lĩnh vực nghề nghiệp 42
    Bảng 3.1: Mức chi phí đào tạo nghề cho học viên là người khuyết tật 59
    Bảng 3.2: Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai – Đào tạo
    cho người khuyết tật 72
    Bảng 3.3: Đào tạo nghề cho người khuyết tật tại tỉnh Hải Dương 72




    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Hiện nay số người khuyết tật ở nước ta chiếm khoảng 6% dân số trong
    đó có 60% người là đang trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động nhất
    định. Với những đặc tính của mình như chăm chỉ, tận tuỵ, tính kỷ luật cao
    người khuyết tật cũng là một nguồn lực mang lại nhiều giá trị cho xã hội. Rất
    nhiều người khuyết tật có khiếm khuyết một phần cơ thể vẫn có thể làm các
    công việc phù hợp để nuôi sống bản thân và giúp ích cho xã hội, đây được coi
    là một quyền hết sức chính đáng của người khuyết tật. Từ việc có thể lao
    động, giúp ích cho bản thân, gia đình và cộng đồng, người khuyết tật sẽ có
    thêm sự tự tin để tham gia vào các quyền kinh tế xã hội, văn hoá,dân sự chính
    trị khác của minh như học hành, kết hôn,tham gia sinh hoạt văn hoá xã hội,
    chính trị . Bởi vậy có thể nói quyền làm việc là một trong những quyền căn
    bản tạo tiền đề để người khuyết tật có thể thực hiện được những quyền khác.
    Quyền này cũng đã được quy định trong luật người khuyết tật của Việt Nam.
    Tuy nhiên hiện nay quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam vẫn
    chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến lãng phí nguồn lao động không nhỏ,
    tạo thêm gánh nặng cho phúc lợi xã hội. Một phần do quan niệm xã hội luôn
    coi những người khuyết tật là vô dụng,không có khả năng lao động, các chủ
    lao động chưa nhận thức được năng lực của người khuyết tật (những đặc điểm
    hơn hẳn người bình thường như sự trung thành, tận tuỵ, làm việc hết mình )
    nên chưa có chiến lược sắp xếp và sử dụng người lao động khuyết tật. Mặt
    khác các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, tuyên truyền của nhà nước chưa
    thực sự hiệu quả, cộng với tâm lý tự ti của chính bản thân người khuyết tật đã
    tạo thành rào cản rất lớn.
    Tại Việt Nam,một số người khuyết tật bị lợi dụng trở thành công cụ 2
    kiếm tiền của những kẻ bất lương là hiện trạng chúng ta có thể thấy hàng
    ngày. Tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, đặc biệt tại các
    địa điểm du lịch, các khu chợ đông đúc, các ngã tư nhộn nhịp những người
    khuyết tật với bộ dạng bẩn thỉu, nhếch nhác, đáng thương được tung ra để xin
    tiền. Đây là một trong những chiêu trò lợi dụng lòng thương hại của mọi
    người và cơ thể khiếm khuyết của người khuyết tật để trục lợi của một số cá
    nhân hành nghề “chăn dắt”.Điều này không những làm mất mĩ quan đường
    phố,ảnh hưởng đến ngành du lịch mà còn hạ nhục nhân phẩm, danh dự của
    người khuyết tật.
    Đây rõ ràng là hai mặt của một vấn đề, từ chỗ không được đảm bảo
    quyền làm việc đến bị lợi dụng và trà đạp lên danh dự, nhân phẩm để kiếm tiền.
    Chính vì thực trạng trên tại Việt Nam, yêu cầu cần có một đề tài nghiên
    cứu khoa học về quyền có việc làm của người khuyết tật là hết sức cấp thiết.
    Nghiên cứu này hi vọng có thể qua thực trạng tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra
    các nguyên nhân căn bản nhất và một vài giải pháp để khắc phúc.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Ở nước ta, bảo vệ quyền con người nói chung và bảo vệ quyền của người
    khuyết tật nói riêng, trong đó có quyền làm việc của người khuết tật là vấn đề
    đã được Đảng, Nhà nước cùng các nhà khoa học xã hội hết sức quan tâm
    nghiên cứu.
    Đầu tiên phải kể đến các công trình nghiên cứu về quyền con người nói
    chung - tạo tiền đề cho việc nghiên cứu quyền của các nhóm người yếu thế
    trong xã hội - nở rộ và đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây:
    Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người biên tập hai tập chuyên khảo:
    “Quyền con người, quyền công dân” của nhiều tác giả, xuất bản năm 1995;
    “Tìm hiểu vấn đề nhân quyền trong thế giới hiện đại” do TS. Chu Hồng
    Thanh chủ biên, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1996; Báo cáo tổng thuật Đề tài 3
    KX.07- 16 nghiên cứu về “Các điều kiện đảm bảo quyền con người, quyền
    công dân trong sự nghiệp đổi mới đất nước” do GS.TS Hoàng Văn Hảo chủ
    nhiệm “Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người” của tập thể tác
    giả do GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, T.S Vũ Công Giao, ThS. Lã Khánh Tùng
    (đồng chủ biên) và cuốn sách nhiều tập “Quyền con người” tiếp cận đa ngành,
    liên ngành của GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà
    Nội, 2010; v.v
    Trong nhóm quyền của người khuyết tật nói chung và quyền làm việc
    của người khuyết tật nói riêng cũng hết sức được quan tâm, nghiên cứu, có
    thể kể đến các công trình nghiên cứu sau: Luận án tiến sĩ luật học “Hoàn
    thiện pháp luật về quyền của người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay”
    Nguyễn Thị Báo – học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; Báo
    cáo thực hiện các “chính sách về việc làm cho người khuyết tật – nhìn từ góc
    độ luật pháp” – tham luận của cục việc làm, bộ lao động thương binh xã hội
    năm 2008 tại hội thảo về chính sách việc làm đối với người khuyết tật; Luận
    văn “pháp luật về lao động tàn tật ở Việt Nam” Phạm Thị Thanh Việt, luận
    văn thạc sĩ kinh tế năm 2009 Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu
    của các tác giả khác đã được đăng trong các tập san, tạp chí chuyên ngành
    như: Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí
    Toà án nhân dân, Tạp chí Lập pháp .
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đều đã đạt được những
    thành tựu nhất định trong việc nghiên cứu các vấn đề quyền con người, pháp
    luật về người khuyết tật tại Việt Nam nhưng vẫn chủ yếu tiếp cận dưới góc
    độ pháp luật chứ chưa tiếp cận một cách sâu sắc dưới góc độ “quyền” mà cụ
    thể ở đây là quyền làm việc của người khuyết tật. Tuy nhiên những nghiên
    cứu trên vẫn là những tài liệu tham khảo hết sức quan trọng trong quá trình
    thực hiện nghiên cứu này. 4
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    3.1. Mục đích
    Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về quyền làm việc của người
    khuyết tật ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu thực trạng quy định của pháp
    luật cũng như thực tiễn áp dụng, làm sáng tỏ những bất cập hạn chế, để đưa ra
    những kiến nghị và giải pháp tăng cường bảo đảm quyền làm việc của người
    khuyết tật tại Việt Nam.
    3.2. Nhiệm vụ
    Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
    - Làm rõ những khái niệm cơ bản về quyền làm việc của người khuyết tật.
    - Phân tích các chính sách, pháp luật và thể chế của nhà nước trong việc
    hỗ trợ đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật.
    - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về việc đảm bảo quyền
    làm việc của người khuyết tật.
    - Kiến nghị hoàn thiện các chính sách, pháp luật và thể chế nhằm nâng
    cao việc đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là các văn bản pháp luật quốc gia liên quan đến
    quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam. Các cơ chế liên quan đến
    việc thực thi quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Những vấn đề chung về bảo vệ quyền
    làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam.Quy định của luật người khuyết
    tật hiện hành và thực tiễn bảo vệ quyền làm việc của người khuyết tật. Hoàn
    thiện các quy định của pháp luật, các chính sách, thể chế nhằm nâng cao việc
    bảo vệ quyền làm việc của người khuyết tật tại Việt Nam.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    5.1. Cơ sở lý luận
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa 5
    Mác-LêNin (duy vật biện chứng và duy vật lịch sử), tư tưởng Hồ Chí Minh và
    các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật, về Nhà
    nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về bảo vệ quyền con người.
    5.2. Phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở phương pháp luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng
    Mác – Lênin. Cùng với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh
    vực khoa học xã hội nói chung bao gồm phương pháp phân tích, so sánh và
    tổng hợp từ góc độ lý luận về quyền con người nói chung và quyền làm việc
    của người khuyết tật nói riêng.
    6. Những điểm mới về mặt khoa học của luận văn
    Luận văn đi sâu nghiên cứu vào một mảng nhỏ của nhóm những đối
    tượng dễ bị tổn thương đó là quyền làm việc của người khuyết tật. Nhưng có
    thể nói đây là quyền hết sức quan trọng cần được đảm bảo. Bởi lẽ đây sẽ là
    quyền cơ bản làm tiền đề để phát triển các nhóm quyền khác của người
    khuyết tật. Mác đã nói: kinh tê quyết định chính trị. Việc NKT có thể tự lập
    về kinh tế sẽ đảm bảo để NKT có cơ hội thực hiện các quyền kinh tế xã hội,
    chính trị khác của mình.
    Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống các công cụ để nhà nước
    giúp NKT đảm bảo quyền làm việc đó là: Chính sách, pháp luật và thể chế để
    thực thi các chính sách pháp luật của nhà nước. Qua nghiên cứu, phát hiện ra
    các thiếu sót, khuyết điểm để từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị phù hợp.
    Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước
    trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan (đến chủ đề của luận
    văn). Ngoài ra, luận văn còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động
    giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác
    ở Việt Nam. 7. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
    Đề tài là một đóng góp khiêm tốn trong việc giải quyết về mặt khoa học
    một trong những nội dung cấp thiết hiện nay ở nước ta là bảo vệ quyền làm
    việc của người khuyết tật. Luận văn sẽ đóng góp một phần lý luận và kinh
    nghiệm thực tiễn cho việc thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ quyền làm việc
    của người khuyết tật. Kết quả của luận văn có giá trị tham khảo cho những ai
    quan tâm đến lĩnh vực này.
    8. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu
    thì luận văn được kết cầu gồm 3 chương:
    Chương 1. Lý luận chung về quyền làm việc của người khuyết tật và
    kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.
    Chương 2. Thực trạng người khuyết tật tại Việt Nam và các chính
    sách, pháp luật, thể chế đảm bảo quyền làm việc của người
    khuyết tật tại Việt Nam.
    Chương 3. Kiến nghị hoàn thiện về chính sách, pháp luật, thể chế của
    Việt Nam trong việc đảm bảo quyền làm việc của người
    khuyết tật.
     
Đang tải...