Báo Cáo Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người già trong xã hội đại nam thế kỷ xix

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Báo cáo đề cập đến: QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI GIÀ TRONG XÃ HỘI ĐẠI NAM THẾ KỶ XIX


    Dẫn luận:

    1. Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua 2 công ước quan trọng: Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR) và Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR). Cùng với Tuyên ngôn toàn cầu thế giới về con người (UDHR) và 2 nghị định thư bổ sung cho 2 công ước năm 1966 đã trở thành Bộ luật quốc tế về con người.

    Ngoài phần mở đầu, ICESCR gồm có 5 phần với 31 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 30/01/1976. Theo quy định của công ước này, con người có một số quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cơ bản như:

    - Quyền dân tộc tự quyết (Điều 1);

    - Quyền bình đẳng giữa nam và nữ trên lĩnh vực kinh tế, xã hội (Điều 3);

    - Quyền về việc làm (Điều 6);

    - Quyền có điều kiện làm việc thuận lợi và công bằng (Điều 7);

    - Quyền được thành lập và gia nhập công đoàn (Điều 8);

    - Quyền an sinh xã hội và bảo hiểm xã hội (Điều 9);

    - Quyền được bảo vệ và trợ giúp gia đình (Điều 10);

    - Quyền được có tiêu chuẩn sống thích đáng (Điều 11);

    - Quyền đạt tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe thể chất và tinh thần (Điều 12);

    - Quyền được giáo dục (Điều 13);

    - Quyền về văn hóa, quyền được hưởng lợi ích từ những tiến bộ của khoa học (Điều 15).

    Những quyền trên áp dụng cho tất cả các tầng lớp dân cư, trong đó có người cao tuổi . Trong xã hội từ xưa đến nay, nhất là các nước phương Đông, người cao tuổi không chỉ có vị trí, vai trò quan trọng mà còn thuộc lớp người dễ bị tổn thương nhất (cùng với phụ nữ, trẻ em, cô nhi, quả phụ, người tàn tật ). Cho nên, người cao tuổi nhận luôn được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Ủy ban kinh tế, xã hội và văn hóa của Liêp hợp quốc đã giành riêng phiên họp thứ 13 (năm 1995) để bình luận về Quyền kinh tế, xã hội, văn hóa của người cao tuổi .

    Từ khi trở thành thành viên chính thức của công ước này (ngày 24/09/1982), Việt Nam đã tích cực tham gia và triển khai những điều khoản của công ước này. Một loạt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước được ban hành như: Thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (1995), ban hành Pháp lệnh Người cao tuổi (năm 2000), thành lập Ủy ban quốc gia về người cao tuổi (năm 2004), ban hành Nghị quyết về việc xúc tiến xây dựng chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, đặc biệt Luật Người cao tuổi đã được Quốc hội khoá XII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 23/11/2009 (và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010) đã khẳng định vị thế, vai trò của người cao tuổi trong xã hội. Điều 3, Luật Người cao tuổi đã quy định: “Người cao tuổi có các quyền sau đây:

    a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;

    b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;

    c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

    d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;

    đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;

    e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;

    g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;

    h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;

    i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật”.

    2. Trong các nhóm tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội có nhóm thứ 4 tập trung “tìm hiểu mối quan hệ hai chiều, thuận nghịch, các hình thức và mức độ biểu hiện, giá trị và ý nghĩa của việc nhận thức mối quan hệ quyền con người với sử học, đặc biệt là lịch sử tư tưởng và các học thuyết chính trị pháp luật” . Mặc dù sử học là một trong 14 ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu liên quan đến quyền con người, nhưng nội hàm của những quyền đó được thể hiện đậm nhạt khác nhau trong tiến trình lịch sử. Trong chuyên luận này, chúng tôi tập trung khảo cứu những biểu hiện, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, liên quan đến quyền con người thuộc phạm vi điều chỉnh của ICESCR, trong đó có quyền kinh tế, xã hội và văn hóa của người già trong xã hội Đại Nam thế kỷ XIX.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...