Tiểu Luận Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ Lời Nói Đầu.
    Quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế là những quyền cơ bản của công dân luôn luôn được pháp luật ở nhiều nước trên thế giới quan tâm,theo dõi và bảo hộ. Việt Nam là một trong những nước đang phát triển và có nền văn hóa với các truyền thống đạo đức lâu đời được truyền từ đời này qua đời khác. Do đó đối với người Việt Nam hiện nay, việc coi trọng các phong tục, tập quán,tình cảm cha con, vợ chồng, anh em gắn bó keo sơn đã khiến cho không ít người bỏ qua việc đảm bảo quyền để lại thừa kế của mình bằng cách thảo một bản di chúc. Bên cạnh đó có những người đã lập di chúc nhưng lại chưa hiểu rõ về pháp luật khiến cho những bản di chúc này không rõ ràng khiến cho những người thừa kế phải nhờ pháp luật phân xử hộ (đưa ra tòa) làm giảm sút đi mối quan hệ tình cảm thân thuộc vốn có. Chính vì vậy phần lớn các vụ việc thừa kế ở Việt Nam được giải quyết theo qui định của pháp luật. Trong đề bài này xét về hàng thừa kế được quy định tại Điều 676 BLDS năm 2005 về lý luận cũng như thực tế.
    II/ Nội Dung.
    1/ Khái niệm về quyền thừa kế.

    Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những người còn sống. Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo trình tự nhất định đồng thời quy định vi phạm quyền, nghĩa vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế.
    Theo nghĩa chủ quan là quyền của người để lại di sản và quyền của người hưởng di sản.
    Theo quan hệ pháp luật dân sự về quyền thừa kế là các quan hệ xã hội những sẽ đặc thù hơn các quan hệ khác, phát sinh trong quá trình dịch chuyển tài sản từ những người chết sang người sống được pháp luật dân sự điểu chỉnh.
    2/ Một số vấn đề lý luận về hàng thừa kế theo quy định tại điều 676 BLDS năm 2005
    Theo điều 676 BLDS năm 2005 về người thừa kế theo pháp luật có ghi:
    “1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
    Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
    Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội. cụ ngoại.
    2. Những người thừa kế cùng hang được hưởng phần di sản bằng nhau.
    3. Những người ở hang thừa kế sau khi chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...