Tiểu Luận quyền dân tộc cơ bản

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Quyền dân tộc cơ bản là gì? Gồm những yếu tố nào?

    - kniệm: Quyền dân tộc cơ bản là những quyền cơ bản nhất, đồng thời cũng là cơ sở tối thiểu để bảo đảm cho một dân tộc tồn tại và phát triển bình thường, là cơ sở để dân tộc đó thực hiện các quyền khác của mình.

    Quyền dân tộc cơ bản thông thường bao gồm bốn yếu tố: độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

    - Độc lập: Tức là nhà nước đó phải tự định đoạt vận mệnh dân tộc mình mà không bị lệ thuộc vào sự can thiệp của nước ngoài nào; không có quân đội nước ngoài đóng trên lãnh thổ; đó phải là một nhà nước có chủ quyền, có nhân dân và có lãnh thổ riêng.

    - Có chủ quyền: Nhà nước có chủ quyền là nhà nước có quyền tự quyết riêng về đối nội, đối ngoại, chiến tranh – hòa bình của quốc gia mình.

    - Thống nhất: Thống nhất ở đây là thống nhất về tổ chức chính quyền nhân dân từ trung ương đến địa phương, về hệ thống pháp luật, về lãnh thổ,

    - Toàn vẹn lãnh thổ: một nhà nước có chủ quyền, thống nhất không bị chia cắt về lãnh thổ: đất liền, các hải đảo, vùng biển, vùng trời.(nếu quốc gia đó có tất cả 4 thành phần này).

    Các yếu tố của quyền dân tộc cơ bản luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, độc lập là yếu tố quan trọng nhất vì nó là cơ sở, nền tảng, quyết định các yếu tố còn lại: có độc lập thì mới có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
    2. Ở HP 1992, vấn đề quyền dân tộc cơ bản được kế thừa gần như trọn vẹn HP 1980, khẳng định quan điểm của VN về các quyền dân tộc cơ bản, về lãnh thổ và biên giới quốc gia. Đặc biệt, ta nhận thấy có sự tráo đổi vị trí của các bộ phận cấu thành lãnh thổ: “ Nước CHXHCNVN là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời.” Đây không đơn giản chỉ là sự thay đổi về mặt cơ học mà nó bao hàm một ý nghĩa sâu xa, đó là mối liên hệ, gắn kết bền chặt giữa các bộ phận. Ta có thể lí giải điều này như sau: thứ nhất, về mặt tự nhiên khách quan, các hải đảo phải luôn gắn với đất liền; thứ 2, xuất phát từ tình hình thực tế của đất nước: bắt đầu từ năm 1974 trở đi, Trung Quốc có sự tranh chấp với nước ta trong vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, cho nên bằng việc đưa “các hải đảo” đứng sau “đất liền”, VN đã khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa; thứ 3, sự thay đổi này cũng thể hiện kỹ thuật lập pháp của các nhà làm luật nước ta ngày càng tiến bộ, sử dụng ngôn từ hết sức chính xác, lôgic, chứa đựng ý nghĩa lớn lao, bởi nếu theo HP 1980, là "đất liền, vùng trời, vùng biển và các hải đảo", như vậy theo các nhà ngôn ngữ học, nếu viết như vậy sẽ có thể bị hiểu là "vùng trời" của nước ta sẽ chỉ gắn với phần đất liền chứ ko bao gồm cả "vùng trời" của biển khơi và các hải đảo (cái này có lần thầy Bảo dạy môn HP đã nói).

    Tựu chung lại, xuất phát từ bài học giành độc lập đầy gian khổ và mất mát, trên cơ sở kế thừa và phát triển, các bản HP của Nhà nước ta đều khẳng định: Nhà nước Việt Nam là một nhà nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Dân tộc Việt Nam quyết đem “tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải” để giữ vững các quyền dân tộc cơ bản ấy. Xin thề! Xin thề!/.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...