Tài liệu Quyền của người khuyết tật trong các văn kiện quốc tế về quyền con người

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Quyền của người khuyết tật trong các công ước quốc tế về quyền con người
    Mọi người sinh ra đều bình đẳng về
    phẩm giá và các quyền, không có bất kì sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc quan điểm, nguồn gốc dân tộc, các tình trạng khác. Việc thừa nhận phẩm giá vốn có và các quyền bình đẳng bất di bất dịch của tất cả các thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công bằng
    và hoà bình trên thế giới.(1) Đây là những
    chuẩn mực, mục tiêu chung về quyền con người đã được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948. Mặc dù không phải là văn kiện có tính ràng buộc pháp lí nhưng các chuẩn mực về nhân quyền đề cập trong Tuyên ngôn đã được nhân loại thừa nhận và coi Tuyên ngôn cùng với Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 là “Bộ luật nhân quyền quốc tế”.
    Tuy chưa đề cập cụ thể về quyền của
    người khuyết tật nhưng các chuẩn mực nhân quyền được nêu trong Tuyên ngôn là giá trị, chuẩn mực chung cho mọi người, trong đó có người khuyết tật. Cũng như Tuyên ngôn, hai công ước về quyền dân sự, chính trị; quyền kinh tế, xã hội và văn hoá





    cũng chưa dành các quy định riêng về
    quyền của người khuyết tật.
    Công ước về quyền dân sự, chính trị tiếp tục khẳng định chuẩn mực đã được nêu trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền là: Mọi người đều có quyền bình đẳng trong việc hưởng thụ tất cả các quyền con người, không phân biệt đối xử dưới bất kì hình thức nào (Điều 26). Lời nói đầu của Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 cũng khẳng định: Việc công nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng, bất di bất dịch của mọi thành viên trong cộng đồng nhân loại là nền tảng của tự do, công lí và hoà bình trên thế giới.
    Chỉ đến khi Công ước quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ ra đời, quyền của người khuyết tật mới được đề cập trên lĩnh vực bảo đảm quyền được hưởng bảo hiểm xã hội của phụ nữ khuyết tật. Điều 11 Công ước quy định: Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, đặc biệt trong các trường hợp hưu trí, thất nghiệp, đau ốm, khuyết tật . Theo quy định này có thể thấy phụ nữ khuyết tật được thừa nhận là nhóm yếu thế trong xã hội cần được bảo hiểm xã hội.
    Trẻ em khuyết tật là đối tượng được đặc biệt quan tâm. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em


    * Viện nghiên cứu quyền con người
    Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh



    đã được Điều 23 Công ước quốc tế về quyền trẻ em (CRC) quy định về trách nhiệm của các quốc gia thành viên phải công nhận trẻ em khuyết tật có quyền được hưởng cuộc sống trọn vẹn và đầy đủ trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng; phải khuyến khích và đảm bảo dành cho trẻ em khuyết tật và cho những người có trách nhiệm chăm sóc trẻ sự giúp đỡ mà họ yêu cầu nhưng phải thích hợp với điều kiện của trẻ em đó và phù hợp với hoàn cảnh của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em đó; phải thúc đẩy sự hợp tác quốc tế trong việc trao đổi thông tin thích hợp trên lĩnh vực phòng bệnh, chữa trị về y tế, tâm lí, chức năng cho trẻ khuyết tật, bao gồm việc phổ biến và tiếp cận các thông tin liên quan đến phương pháp giáo dục, phục hồi chức năng và các dịch vụ dạy nghề nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia thành viên nâng cao khả năng, kĩ năng để mở rộng kinh nghiệm của họ trong những lĩnh vực này.
    Các quy định trên trong Công ước CRC về quyền của trẻ em khuyết tật cho thấy đã có bước phát triển mới trong pháp luật quốc tế về chế định quyền của người khuyết tật.
    Quyền của trẻ em khuyết tật cũng đã được đề cập trong một số văn bản quốc tế trước đây nhưng CRC là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập khá toàn diện và pháp điển hoá các quyền trẻ em nói chung, quyền của trẻ em khuyết tật nói riêng. Công ước CRC đánh dấu mốc son trong lịch sử quyền con người của nhân loại khi xác lập bằng các quy phạm pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em



    khuyết tật theo bốn nguyên tắc cơ bản là:
    - Các quốc gia phải công nhận và thực hiện tất cả các quyền ghi nhận trong Công ước cho trẻ em mà không có bất kì sự phân biệt đối xử nào (Điều 2 CRC);
    - Quyền lợi tốt nhất cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu trong mọi hành động liên quan tới trẻ em (Điều 3 CRC);
    - Quyền được sống và phát triển (Điều 6 CRC);
    - Quyền được tôn trọng ý kiến trong mọi vấn đề ảnh hưởng hay liên quan (Điều 12 CRC).
    Như vậy, Công ước CRC đã quy định trẻ em khuyết tật có quyền được tôn trọng, không bị phân biệt đối xử, được sống đầy đủ trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy sự tự lực và tạo điều kiện cho các em tham gia, hoà nhập và phát triển.
    Sau khi CRC được kí kết, Liên hợp quốc
    đã tổ chức toạ đàm chuyên đề về quyền của trẻ em khuyết tật vào ngày 06/10/1987 để thảo luận rộng rãi về vấn đề này, tập trung vào ba nhóm quyền cơ bản nhất của trẻ em khuyết tật là: Quyền được sống, quyền tham gia và quyền phát triển.
    Để thúc đẩy việc tôn trọng và bảo đảm
    các quyền con người, trong đó có quyền của người khuyết tật, năm 1993 Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị thế giới về quyền con người thông qua Tuyên bố Viên và chương trình hành động. Hội nghị đã xác định: Các quyền con người và tự do cơ bản mang tính phổ cập cho tất cả mọi người và do đó, cho cả những người khuyết tật. Mọi người sinh ra đều bình đẳng và đều có quyền sống và hưởng phúc lợi, quyền được giáo dục và có việc làm, quyền sống một cách độc lập và được tham gia tích cực vào mọi mặt của đời



    sống xã hội. Bất kì sự phân biệt trực tiếp hoặc phân biệt đối xử tiêu cực đối với người khuyết tật đều vi phạm các quyền của người đó . Người khuyết tật có quyền có vai trò ở mọi nơi. Người khuyết tật cần được đảm bảo có cơ hội đồng đều thông qua việc xoá bỏ tất cả các trở ngại, định kiến của xã hội với họ về mặt thể chất, tài chính, xã hội hoặc tâm lí mà đã loại trừ hoặc hạn chế sự tham gia
    hoàn toàn của họ vào đời sống xã hội.(2)
    Có thể thấy rằng các văn kiện trên đã khẳng định người khuyết tật có các quyền cơ bản như mọi thành viên bình thường trong xã hội. Tuy nhiên, đó chưa phải là những quy định trong một công ước riêng về quyền của người khuyết tật. Chỉ đến khi Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật được thông qua mới là văn kiện pháp lí quốc tế riêng về việc tôn trọng và bảo đảm quyền của người khuyết tật trên thế giới.
    Sau 5 năm soạn thảo, trải qua tám kì họp
    của Uỷ ban soạn thảo, ngày 13/12/2006 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc nhất trí thông qua và trở thành công ước quốc tế đầu tiên về quyền của người khuyết tật.(3)
    Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật bao gồm: Lời nói đầu và 50 điều với những nội dung cơ bản sau:
    Thứ nhất, tái khẳng định những nguyên tắc cơ bản về quyền con người đã được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế về quyền con người. Các nguyên tắc đó thừa nhận phẩm giá, các quyền bình đẳng, quyền không bị phân biệt đối xử, tính phổ biến, thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau của các quyền tự do cơ bản của con người trong đó



    có người khuyết tật.
    Thứ hai, Công ước thừa nhận tầm quan trọng của việc hợp tác quốc tế trong hỗ trợ các quốc gia cải thiện điều kiện sống của người khuyết tật cũng như tầm quan trọng của việc người khuyết tật được tham gia tích cực vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến họ; của việc tiếp cận và hưởng thụ các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa của người khuyết tật và trách nhiệm của nhà nước, xã hội gia đình trong việc tôn trọng, bảo vệ, hỗ trợ người khuyết tật hưởng thụ quyền.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...