Thạc Sĩ Quyền của người đồng tính - Lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục

    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1: LỊCH SỬ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
    NGƯỜI ĐỒNG TÍNH VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH . 6
    1.1. Lịch sử về đống tính ở một số nơi trên thế giới . 6
    1.1.1. Lịch sử đồng tính ở Phương Tây 6
    1.1.2. Lịch sử đồng tính ở Phương Đông . 13
    1.2. Hệ thống khái niệm 27
    1.2.1. Khái niệm đồng tính . 27
    1.2.2. Khái niệm xu hướng tính dục . 30
    1.2.3. Khái niệm giới tính 31
    1.2.4. Khái niệm giới 31
    1.2.5. Khái niệm bản sắc giới . 32
    1.3. Quan điểm của một số tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam về người
    đồng tính và quyền của người đồng tính 32
    1.3.1. Quan điểm của Đạo Phật 33
    1.3.2. Quan điểm của Đạo Thiên chúa . 35
    1.4. Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính trên
    thế giới và Việt Nam . 37
    1.4.1. Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính trên thế giới . 41
    1.4.2. Nhận thức về người đồng tính và quyền của người đồng tính ở Việt Nam . 44Chương 2: QUYỀN CỦA NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TRONG PHÁP LUẬT
    QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM . 53
    2.1. Cơ sở lý luận tiếp cận quyền của người đồng tính 53
    2.2. Những quy định về quyền của người đồng tính trong khuôn khổ
    Liên Hợp quốc 58
    2.2.1. Tổng quan pháp luâ ̣t quốc tế về bảo vê ̣ quyền của người đồng tính 58
    2.2.2. Nội dung cơ bản của Nguyên tắc Yogykarta về quyền của người đồng tính . 65
    2.3. Những quy định liên quan đến quyền của người đồng tính trong
    Pháp luật Việt Nam 69
    2.3.1. Các quy định của pháp luật dân sự hiện hành và pháp luật khác có liên
    quan quyền của người đồng tính và nh ững bất cập trong việc bảo vệ
    quyền của người đồng tính . 69
    2.3.2. Các quy định của Luật hôn nhân và gia đình hiện hành có liên quan
    quyền của người đồng tính và nh ững bất cập trong việc bảo vệ quyền
    của người đồng tính 71

    Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG BẢO ĐẢM QUYỀN
    NGƯỜI ĐỒNG TÍNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY . 75
    3.1. Thực trạng về quyền người đồng tính ở Việt Nam hiện nay 75
    3.1.1. Thực tiễn về vấn đề quyền người đồng tính ở Việt Nam hiện nay 75
    3.1.2. Hoạt động của các tổ chức, cá nhân về quyền của người đồng tính ở
    Việt Nam hiện nay 88
    3.2. Một số phương hướng, giải pháp bảo đảm quyền của người đồng
    tính ở Việt Nam 90

    KẾT LUẬN 96
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98 1
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Hiện tượng đồng tính đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử, văn hóa và tôn giáo ở
    mọi thời đại của xã hội loài người. Tình yêu và tình dục đồng tính được khai thác
    khá nhiều trong các tác phẩm nghệ thuật từ thời La Mã cổ đại, thời Phục Hưng,
    khắp từ Châu Âu sang Trung Đông, Ả Rập, từ Ấn Độ sang Trung Quốc, Nhật Bản.
    Tại Trung Quốc còn phát hiện ra những di phẩm về chủ đề đồng tính có từ thời Đồ
    Đồng. Cũng tại Trung Quốc, thời nhà Minh được xem là kỳ cực thịnh cho các sáng
    tạo lấy cảm hứng từ quan hệ đồng tính. Những bước chuyển của lịch sử, kéo theo là
    thay đổi xã hội và nhận thức của con người đã đẩy người đồng tính vào góc tối, phải
    sống giấu mình. Trong thời gian khá dài đó thì hầu hết các dân tộc trên thế giới đã
    xếp đồng tính là một căn bệnh hoặc một tội lỗi, và bị luật pháp cấm thậm chí còn bị
    xử rất nặng bao gồm cả tử hình. Cho đến nửa cuối thế kỷ XX, các phong trào đấu
    tranh vì quyền bình đẳng, tự do, người đồng tính bắt đầu dần dần bước lại ra ánh
    sáng – đòi lại quyền sống là chính mình.
    Vào năm 1886, một nhà hoạt động xã hội giấu tên người Phổ đã đứng lên đòi
    quyền bình đẳng và yêu cầu xã hội để họ được cất lên tiếng nói của mình đồng thời
    yêu cầu các nhà nước dỡ bỏ những đạo luật hà khắc đối với người đồng tính. Và
    cũng chính từ sự kiện này mà thuật ngữ “đồng tính” mới bắt đầu xuất hiện trong các
    nghiên cứu khoa học.
    Đến ngày 17/5/1990, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã loại “đồng tính luyến
    ái” ra khỏi hạng mục bệnh tâm lý. Ngày nay, những người quan tâm và có hiểu biết
    đều không còn xem đồng tính là bệnh, hay khiếm khuyết cơ thể. Nếu muốn “phân
    loại” thì đồng tính là khuynh hướng tình dục khác dị tính.
    Cho đến nay, có 23 quốc gia thừa nhận quyền của người đồng tính, 19 quốc
    gia hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và 44 quốc gia cũng chấp nhận hai người
    đồng tính đăng ký sống hợp pháp cùng nhau dưới những hình thức hôn nhân dân sự,
    quan hệ có đăng ký, quan hệ gia đình . có đủ quyền lợi như vợ chồng dị tính khác. 2
    Trong đó nhiều cặp đồng tính nhận con nuôi hoặc sinh con bằng phương pháp thụ
    tinh nhân tạo từ tinh trùng, trứng của một trong hai người. Phần còn lại của thế giới,
    trong đó có Việt Nam hãy còn nhiều người đồng tính chưa được pháp luật bảo vệ
    một cách chính đáng.
    Mặc dù đồng tính không bị xem là bất hợp pháp tại Việt Nam nhưng định
    kiến bảo thủ của xã hội đối với người đồng tính vẫn còn nặng nề mà nguyên nhân
    chủ yếu là do kiến thức sai lệch. Nhiều người cho rằng đồng tính là tệ nạn xã hội,
    không bình thường, là một thứ bệnh hoạn, là đua đòi hư hỏng chỉ một tỷ lệ rất
    nhỏ có thái độ cởi mở với người đồng tính. Điều đó, đã gây ra những hậu quả tiêu
    cực đến quyền của người đồng tính.
    Hơn nữa, khi mà vấn đề nhân quyền đang thực sự được nhắc đến rất nhiều từ
    quốc gia này đến quốc gia khác thì vấn đề các nhóm đối tượng khác nhau muốn lên
    tiếng mong nhận được sự bình đẳng trong xã hội. Cộng đồng người đồng tính tại
    Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, hiện nay cộng đồng người này cũng
    đang diễn ra một số hoạt động nhằm phổ biến kiến thức khoa học về hiện tượng
    đồng tính và kêu gọi sự ủng hộ của mọi người. Từ đó tạo cơ sở để nhà nước và xã
    hội thừa nhận quyền của người đồng tính và hợp pháp hóa thành các quy định pháp
    luật bảo vệ quyền của họ.
    Xuất phát từ những lý do trên mà em đã chọn đề tài “Quyền của người đồng
    tính: Lý luận và thực tiễn”. Với mong muốn có thể phần nào giúp mọi người có cái
    nhìn toàn diện hơn về vấn đề quyền của người đồng tính tại Việt Nam hiện nay, bao
    gồm: Những rào cản, những thách thức và thuận lợi mà nhà nước và xã hội phải đối
    mặt cũng như giải quyết về vấn đề mà hiện nay cả xã hội đang hàng ngày quan tâm.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Vấn đề về quyền của người đồng tính ở Việt Nam hiện nay đang là tâm điểm
    chú ý trên nhiều diễn đàn, các trang thông tin điện tử, các mặt báo Trong đó, có
    rất nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc nên hay không nên thừa nhận quyền của
    người đồng tính và đặc biệt được nhắc nhiều đến đó là quyền kết hôn giữa những
    người đồng tính. Chính vì vậy các nhà lập pháp Việt Nam, chủ trì là Bộ Tư Pháp 3
    hiện đang tiến hành các cuộc khảo sát, thăm dò ý kiến dư luận về vấn đề có những
    quy định pháp luật đảm bảo quyền của nhóm người thiểu số này.
    Ở góc độ nghiên cứu khoa học, thì mới chỉ dừng lại đa số là các bài viết và
    tác phẩm của các chuyên gia đặc biệt quan tâm đến vấn đề quyền của người đồng
    tính tại Việt Nam hoặc nếu có thì Luận văn nghiên cứu về nhận thức của nhòm
    người về người đồng tính. Có thể kể ra bao gồm:
    - Bùi Bích Hà "Một vài nét nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với
    hiện tượng đồng tính luyến ái", Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Xã Hội
    học năm 2002, Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội.
    - Trương Hồng Quang, “Đồng tính” Nguồn: http://hongtquang.wordpress.com
    - Trương Hồng Quang, “Nhận thức về người đồng tính và quyền của người
    đồng tính”. Tạp chí Aau – Tạp chí phát thanh của cộng đồng LGBT Việt Nam
    ngày 4/12/2011.
    - Bùi Thị Cẩm Tú (Viện Nghiên cứu Môi trường & Phát triển bền vững,
    Viện Khoa học xã hội Việt Nam), Bảo vệ quyền của người đồng tính – Một vấn đề
    đáng được lưu tâm, Hội thảo “Quyền con người: tiếp cận liên ngành KHXH” do
    Đoàn Thanh niên Viện KHXH Việt Nam tổ chức ngày 01/08/2011.
    - Cộng tác nghiên cứu iSEE và Khoa Xã hội học, Học viện báo chí và tuyên
    truyền (2010), Nghiên cứu khoa học:Thông điệp về đồng tính trên báo in và báo mạng.
    3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu:
    + Tim hiểu về lịch sử, văn hóa và pháp luật Việt Nam về người đồng tính và
    quyền của người đồng tính.
    + Phân tích và làm rõ nhận thức của xã hội Việt Nam qua các thời kỳ về bản
    chất, nguyên nhân và biểu hiện của hiện tượng đồng tính.
    + Từ đó đưa ra nhận định và hướng giải pháp cho Việt Nam về vấn đề bảo
    đảm quyền của người đồng tính hiện nay.
    Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn tập trung nghiên cứu về nhận thức của xã hội Việt Nam về vấn đề 4
    người đồng tính và quyền của người đồng tính qua các thời kỳ và khuôn khổ các
    quy định pháp luật hiện hành liên quan đến người đồng tính. Bên cạnh đó, luận văn
    cũng phân tích, so sánh những quan niệm trên thế giới đặc biệt một số nước có sự
    ảnh hưởng của những tôn giáo tương đồng với Việt Nam về người đồng tính và
    quyền của người đồng tính để tham khảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện
    quy định pháp luật bảo vệ quyền của người đồng tính.
    4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
    Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
    Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về nhà nước, pháp luật, về con
    người; những thành tựu của khoa học, triết học, lịch sử.
    Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
    duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương
    pháp hệ thống, lịch sử, logic, phân tích, so sánh, tổng hợp. Ngoài ra, trong quá trình
    nghiên cứu, tác giả tham khảo ý kiến chuyên gia liên quan đến đề tài.
    5. Những nét mới của luận văn
    So với các đề tài nghiên cứu về người đồng tính trước đây đề cập nhiều đến
    thái độ kỳ thị của xã hội đối với người đồng tính, nhận thức của một nhóm người về
    người đồng tính, hay tập trung chủ yếu vào vấn đề hôn nhân đồng tính. Luận văn
    đưa ra một cách hệ thống từ lịch sử, văn hóa và tôn giáo về người đồng tính và
    quyền của người đồng tính tại Việt Nam. Từ đó, đưa ra nhận định và kiến nghị giải
    pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về quyền của người đồng tính hiện nay.
    6. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa của luận văn
    Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ góp phần cung cấp một
    cách có hệ thống mang tính lý luận về người đồng tính; giúp người đọc nhận thức
    đầy đủ và toàn diện hơn về người đồng tính, đặc biệt là vấn đề bảo đảm quyền con
    người của nhóm người này.
    Về mặt thực tiễn: Luận văn cũng nêu lên những thực trạng, tồn tại và thách
    thức trong việc thực hiện và bảo đảm quyền của người đồng tính ở Việt Nam; từ đó
    nêu ra một số kiến nghị giải pháp cơ bản về thực hiên quyền của người đồng tính. 7. Kết cấu của luận văn
    Luận văn này kết cấu gồm phần mở đầu, ba chương, và phần kết luận:
    - Chương 1: Lịch sử và những vấn đề lý luận chung về người đồng tính và
    quyền của người đồng tính;
    - Chương 2: Quyền của người đồng tính trong Pháp luật Quốc tế và Pháp luật
    Việt Nam.
    - Chương 3: Thực trạng và phương hướng bảo đảm quyền của người đồng
    tính ở Việt Nam hiện nay.
     
Đang tải...