Tiến Sĩ Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 26/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 3
    Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12
    1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 12
    1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 20
    1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 23
    1.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 27
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 32
    Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 33
    2.1. Lý luận chung về người bị hại 33
    2.1.1 Khái niệm người bị hại 33
    2.1.2. Đặc điểm của người bị hại 39
    2.1.3. Phân loại người bị hại 44
    2.1.4. Phân biệt khái niệm người bị hại với một số khái niệm liên quan 52
    2.2. Lý luận chung về quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự 56
    2.2.1. Khái niệm quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự 56
    2.2.3. Chủ thể của quyền 57
    2.2.4. Nghĩa vụ thực thi quyền 59
    2.2.5. Cơ chế bảo đảm quyền 61
    2.3. Lịch sử hình thành và xu hướng phát triển về quyền của người bị hại 63
    2.3.1. Trong hệ thống tư pháp hình sự thế giới 63
    2.3.2. Trong hệ thống tư pháp hình sự Việt Nam 68
    2.4. Các quyền của người bị hại và phân loại quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam 76
    2.4.1. Tiếp cận theo trình tự tham gia tố tụng 77
    2.4.2. Tiếp cận dựa trên quyền 78
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 80
    Chương 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 82
    3.1. Quyền được công nhận là người bị hại 82
    3.2. Quyền tố giác, quyền yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố 95
    3.3. Quyền được thông tin 102
    3.4. Quyền được tham gia tố tụng 109
    3.5. Quyền được bảo vệ 116
    3.6. Quyền đề nghị bồi thường thiệt hại 118
    3.7. Quyền khiếu nại, quyền kháng cáo, quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng 120
    3.8. Thực hiện nghĩa vụ của người bị hại 122
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 124
    Chương 4. NHẬN ĐỊNH NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ HẠI TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 127
    4.1. Nhận định nguyên nhân 127
    4.1.1. Hệ thống pháp luật về người bị hại chưa hoàn thiện 127
    4.1.3. Thiếu cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại 128
    4.2. Đề xuất giải pháp 130
    4.2.1 Nâng cao nhận thức về quyền của người bị hại 130
    4.2.1.1. Tăng cường sự hiểu biết của người bị hại về quyền 130
    4.2.1.2. Nâng cao nhận thức về quyền, trách nhiệm thực hiện quyền cho người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng 132
    4.2.1.3. Phát hành bộ tài liệu “Chỉ dẫn thực hiện quyền cho người bị hại” 133
    4.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự 138
    4.2.2.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung khái niệm pháp lý về người bị hại 138
    4.2.2.2. Kiến nghị bổ sung, sửa đổi Điều 51 BLTTHS về một số quyền, nghĩa vụ cơ bản của NBH 140
    4.2.2.3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quyền và nghĩa vụ khác của NBH 144
    4.2.2.4. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số trình tự, thủ tục tố tụng và những đảm bảo nhằm thực hiện quyền, nghĩa vụ của NBH 148
    4.2.3. Hoàn thiện các cơ chế bảo đảm quyền của người bị hại 151
    4.2.3.1 Về vĩ mô 151
    4.2.3.2. Về vi mô 152
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 155
    MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Quyền con người là một trong những vấn đề có tính chất vĩnh cửu của sự phát triển văn hóa xã hội của loài người. Nghiên cứu về quyền con người vì thế cũng thu hút được một lượng lớn các học giả, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu nghiên cứu về quyền con người nói chung, quyền con người trong tư pháp hình sự (TPHS) nói riêng đang là một nhu cầu tự thân và mang tính tất yếu khi Đảng và Nhà nước đang từng bước thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền, trong đó quyền con người, quyền công dân luôn được tôn trọng.
    Người bị hại (NBH) và người bị buộc tội là hai chủ thể chính và quan trọng nhất của quan hệ pháp luật tố tụng hình sự (TTHS). NBH là người đã bị tội phạm gây thiệt hại, là chủ thể cần sự quan tâm đặc biệt từ phía Nhà nước giúp họ đòi lại công lý, sự công bằng cũng như bảo đảm quyền năng tố tụng của mình trong việc tham gia vào tiến trình giải quyết đúng đắn VAHS. Tuy nhiên, pháp luật hình sự, TTHS Việt Nam và cả hệ thống tư pháp hình sự của hầu hết các nước trên thế giới lại phản ánh một thực tế: đang có sự khập khiễng, mất cân đối lớn giữa địa vị pháp lý của NBH (một trong hai chủ thể chính trong TTHS) với sự quan tâm ghi nhận và bảo vệ quyền của NBH, xét trên cả 3 bình diện: lập pháp, thi hành, áp dụng pháp luật TTHS và phong trào nghiên cứu về NBH, quyền của NBH.
    Trên thế giới, từ năm 1776, quyền của người bị buộc tội đã được hiến định trong Bản tuyên ngôn nhân quyền Mỹ (The Bill of Rights) năm 1776 [260]. Tuy nhiên mãi đến hơn 200 năm sau, năm 1980, lần đầu tiên trên thế giới, tại Mỹ, quyền của NBH mới được giới nghiên cứu quan tâm nghiên cứu [238, tr.4]. Năm 1982, Tổng thống Mỹ bấy giờ là Ronald Reagan đã đề xuất bổ sung quyền của NBH trong Chương thứ 6 của Hiến pháp Hoa Kỳ đánh dấu bước ngoặt ghi nhận quyền của NBH như một quyền hiến định. Đến năm 1985, phong trào bảo vệ quyền của NBH đã có sức lan tỏa khắp Châu Mỹ, Châu Âu, Australia và tới cả Châu Á với đại diện điển hình là Nhật Bản. Mới đây, vào năm 2010, Châu Âu đã triển khai Chương trình “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và áp dụng về các qui định về quyền của người bị hại” (2010 – 2015) đã được triển khai. Ngày 04/10/2012, Ủy ban Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua một đạo luật mới với tên gọi “Chỉ thị của Ủy ban Châu Âu về bảo đảm các quyền tối thiểu của nạn nhân của tội phạm, MEMO/12/659” [231].
    Tuy vậy, các mốc lịch sử nêu trên về quyền của người bị hại trong tư pháp hình sự mới chỉ phản ánh được một thực tế là phong trào nghiên cứu và thúc đẩy quyền của NBH trên thế giới chỉ mới được khởi động với lịch sử gần 30 năm trở lại đây. Rõ ràng quyền của NBH trong TTHS chưa được quan tâm nghiên cứu xứng tầm. Phong trào nghiên cứu về NBH và quyền của NBH đang là một chủ đề “lạnh”, dễ bị lãng quên ngay trong thời đại mà cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền hiện đại đã trải qua lịch sử gần 250 năm.
    Ở Việt Nam, lý luận về người bị hại và quyền của người bị hại vẫn còn là một vấn đề mới và chưa phát triển. Mặc dù chúng ta không phủ nhận các thành quả về xây dựng lý luận về bảo vệ quyền con người cũng như thực tiễn bảo đảm quyền con người (trong đó có quyền của NBH) của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên, cần phải khẳng định, ở Việt Nam hiện nay, trọng tâm của vấn đề bảo vệ quyền con người trong tư pháp hình sự vẫn là người bị buộc tội (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án). Lý luận về quyền của NBH chưa được nghiên cứu xứng tầm với vị trí, vai trò của người bị hại trong TTHS.
    Về mặt lập pháp, quyền của NBH chưa được hiến pháp thừa nhận, NBH và quyền của họ chỉ được nhắc đến khiêm tốn trong BLTTHS Việt Nam với các qui định về quyền và nghĩa vụ của NBH (Điều 51), Lời khai của NBH (Điều 68), khởi tố theo yêu cầu của NBH (Điều 105), sự có mặt của NBH tại phiên tòa (Điều 191). Ngoài ra NBH còn được nhắc đến trong tổng số 31/346 điều của BLTTHS 2003, tuy nhiên các điều luật này không thể hiện rõ vai trò, địa vị pháp lý cũng như không khẳng định được quyền tố tụng của NBH. Có thể khẳng định về mặt lập pháp, quyền của NBH trong pháp luật hình sự và TTHS Việt Nam rất mờ nhạt và chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, các qui định về quyền của NBH trong luật thực định VN đang tồn tại nhiều bất cập.
    Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự và TTHS cho thấy, NBH là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất, họ là người chịu nhiều thiệt thòi nhất trong những người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trong quá trình tham gia tố tụng, vị trí vai trò của NBH chưa được các Cơ quan THTT, người tiến hành tố tụng xem là một mắt xích quan trọng của tiến trình chứng minh và giải quyết đúng đắn VAHS. Ngoại trừ những trường hợp khởi tố theo yêu cầu của NBH thì mọi sự tham gia của chủ thể này vào việc giải quyết VAHS hầu hết là bị động (được xem là nghĩa vụ nhiều hơn là
    quyền). Sự có mặt của họ trong các khâu, qui trình giải quyết vụ án (như khởi tố, điều tra, thu thập chứng cứ hay quá trình xét xử tại tòa ) chỉ đóng vai trò là một bên tham gia thụ động, các ý kiến hay nguyện vọng của NBH không ảnh hưởng đến kết quả hay diễn biến của TTHS. Ngay cả chính bản thân NBH cũng không hoặc chưa ý thức được đầy đủ vị trí, vai trò và quyền năng tố tụng của mình trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
    Có thể nói, ngoài lý do về mặt nhận thức quyền còn hạn chế thì thực trạng thực hiện quyền của NBH trên thực tế còn bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc ở mức độ cao hơn. Vì vậy, rất cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá về quyền của người bị hại trên cả phương diện lý luận và thực tiễn để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của NBH ở Việt Nam hiện nay.
    Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam” là hết sức cấp thiết.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích của luận án này là xác lập luận cứ khoa học về quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam, góp phần xây dựng và phát triển một chế định quan trọng của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự, đó là chế định về quyền của người bị hại.
    Để thực hiện nhiệm vụ đó, luận án có những nhiệm vụ sau:
    - Thứ nhất, phân tích làm rõ khái niệm NBH, quyền của NBH trong TTHS Việt Nam, xác định rõ cơ sở pháp lý và nội dung các quyền của NBH; nghiên cứu so sánh lịch sử hình thành và phát triển quyền của NBH trong hệ thống tư pháp hình sự thế giới và Việt nam; xác định nội dung cơ bản của các quyền của NBH trong TTHS và các cơ chế, điều kiện bảo đảm hiện thực hóa các quyền đó trong điều kiện thực tế của Việt Nam.
    - Thứ hai, đánh giá thực trạng các qui định pháp luật về quyền của NBH và thực trạng thực hiện quyền của NBH ở Việt Nam từ 2003 đến 2012, bao gồm: làm rõ nội dung quyền của NBH và nghĩa vụ thực thi của cơ quan THTT, người THTT; luận giải, mô tả, minh chứng bằng các số liệu, tình huống điển hình về bức tranh hiện thực phản ánh việc thực hiện quyền của NBH, thực trạng bảo đảm và thực thi của cơ quan THTT trong việc bảo đảm quyền của NBH trong TTHS Việt Nam; nghiên cứu cơ chế bảo đảm quyền của NBH ở Việt Nam và so sánh với kinh nghiệm một số nước trên thế giới.
    - Thứ ba, đưa ra các luận giải và kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và hoàn thiện các cơ chế bảo đảm quyền của NBH phù hợp với tình hình của Việt Nam hiện nay và phương hướng phát triển đến năm 2030.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của một công trình nghiên cứu chuyên ngành, luận văn, luận án chính là quy luật vận động của khách thể nghiên cứu [154]. Đối tượng nghiên cứu của luận án này được chúng tôi xác định là: bản chất pháp lý của quyền, quyền của người bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu được xác định và giới hạn, gồm:
    Về nội dung nghiên cứu, Luận án được thực hiện trong phạm vi của chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự; người bị hại được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả cá nhân con người và cơ quan tổ chức (có pháp nhân hoặc không pháp nhân).
    Về không gian, thời gian nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu ở Việt Nam, trong phạm vi toàn quốc. Đề tài lấy số liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2007 đến 2012. Các số liệu liên quan đến đề tài được tham khảo thống kê từ 91 hồ sơ vụ án hình sự của CQĐT, VKS và 312 bản án sơ thẩm hình sự được chọn mẫu ngẫu nhiên, bao phủ hầu hết các loại tội được qui định tại các chương khác nhau từ chương XII đến chương XXIII trong BLHS 1999 (xem Phụ lục 1).
    Ngoài ra, để có thêm cơ sở nghiên cứu so sánh, chúng tôi có tham khảo và trực tiếp nghiên cứu các tài liệu nước ngoài tại thư viện Library of Congress (Bang Washington D.C, Thủ đô Hoa Kỳ, năm 2010), tại thư viện Học viện Nhân quyền (Thành phố Venice, Ý, năm 2011), nghiên cứu cơ sở dữ liệu tạp chí nước ngoài toàn văn của Wilson trên đĩa CD-ROM (tiếng Anh) tại Thư viện Viện thông tin khoa học xã hội (năm 2012) và có tham khảo thêm một số tài liệu trên các website chính thức của Bộ tư pháp các nước Mỹ, Úc, Canada, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản (bản tiếng Anh)
     
Đang tải...