Tiến Sĩ Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/8/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài .
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu . 4
    5. Điểm mới của luận án . 6
    6. Ý nghĩa của luận án 7
    7. Kết cấu luận án . 7
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
    1.1. Tình hình nghiên cứu đề tài 8
    1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn
    đề còn tồn tại, cần nghiên cứu trong đề tài luận án . 19
    1.3. Cơ sở lý thuyết và hướng tiếp cận nghiên cứu . 22
    Kết luận chương 1: 25
    CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA LAO
    ĐỘNG NỮ 26
    2.1. Một số khái niệm liên quan đến lao động nữ . 26
    2.2. Quyền của lao động nữ dưới góc độ quyền con người 32
    2.3. Nội dung pháp luật về quyền của lao động nữ . 38
    Kết luận chương 2: 65
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA LAO
    ĐỘNG NỮ 66
    3.1. Nội dung các quy định về quyền của lao động nữ và thực tiễn thi hành 66
    3.2. Thực trạng bảo vệ quyền của lao động nữ ở Việt Nam . 96
    3.3. Đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền của lao động nữ 116
    Kết luận chương 3: 119
    CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
    VIỆT NAM VỀ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ . 120
    4.1. Quan điểm định hướng cơ bản cho việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về
    quyền của lao động nữ 120
    4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền của lao động nữ và đảm bảo
    thực thi pháp luật về quyền của lao động nữ 129
    Kết luận chương 4 . 148
    KẾT LUẬN 149
    CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC1

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong lịch sử phát triển của loài người, phụ nữ luôn là một bộ phận đóng vai
    trò không thể thiếu đối với gia đình và xã hội. Bằng phẩm chất, trí tuệ và lao động
    sáng tạo, phụ nữ không chỉ góp phần tạo ra của cải, vật chất, tinh thần mà còn tích
    cực tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vì sự tiến bộ của nhân loại. Phụ
    nữ là người lao động, người công dân đồng thời là người mẹ, người thầy đầu tiên
    trong cuộc đời mỗi con người. Do đó, khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn
    hóa, chuyên môn nghiệp vụ cũng như vị trí xã hội, đời sống vật chất của phụ nữ ảnh
    hưởng vô cùng to lớn đến sự phát triển thế hệ tương lai.
    Đứng dưới góc độ quyền con người thì quyền lao động và quyền bình đẳng
    được ghi nhận trong Công ước quốc tế về quyền con người của Liên hợp quốc năm
    1948, Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước CEDAW
    năm 1979 - Công ước của Liên hợp quốc về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử
    với phụ nữ và các Công ước của ILO .Nhằm bảo đảm, bảo vệ, thúc đẩy quyền của
    phụ nữ trong việc hưởng thụ các quyền cơ bản của con người trước hết là bảo đảm
    cho phụ nữ được sống an toàn, tự do, bình đẳng, phát triển bền vững, Việt Nam đã
    gia nhập và phê chuẩn hai công ước quan trọng là Tuyên ngôn thế giới về quyền
    con người (UDHR) năm 1948, Công ước CEDAW năm 1979. Với tư cách là một
    thành viên của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đồng thời là quốc gia ký kết Công
    ước số 111- Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp năm 1958;
    Công ước số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một
    công việc có giá trị ngang nhau năm 1951 Việt Nam đang ngày càng nỗ lực bảo
    vệ quyền của lao động nữ được tốt hơn.
    Ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới đều bình đẳng trước pháp luật trong mọi
    đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Lao động nữ là nguồn nhân lực to lớn
    góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đất
    nước trong thời kỳ hội nhập. Cuộc giải phóng phụ nữ gắn liền với cuộc giải phóng
    dân tộc là con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã chọn 2

    dẫn đến sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam với khẩu hiệu “người cày có ruộng”,
    “nam nữ bình đẳng” làm luận cương chính trị. Ngay từ Hiến pháp năm 1946, Nhà
    nước đã quan tâm đến quyền của phụ nữ, rút ngắn khoảng cách phân biệt đối xử,
    “đàn bà ngang quyền với đàn ông” quy định này tạo tiền đề và cơ sở cho chuyển
    biến to lớn về vị trí vai trò của phụ nữ trong pháp luật và thực tế xã hội Việt Nam
    sau này. Kế thừa nguyên tắc tiến bộ của Hiến pháp 1946, tại Hiến pháp 1959, Hiến
    pháp 1980, Hiến pháp 1992 đều ghi nhận quyền của phụ nữ. Hiến pháp 2013, một
    lần nữa khẳng định: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính
    sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều
    kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm
    cấm phân biệt đối xử về giới”.
    Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ của pháp luật lao động là khai thác
    tiềm năng lao động của đất nước, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy sự phát triển
    của thị trường lao động. Vì vậy, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cả người sử
    dụng lao động và người lao động, bảo đảm mối quan hệ về lợi ích trong quan hệ lao
    động phát triển hài hoà và ổn định cũng là yêu cầu cấp thiết. Việc bảo vệ quyền và
    lợi ích của lao động nữ, trước hết là quyền bình đẳng với lao động nam không nằm
    ngoài yêu cầu đó. Thực hiện nhiệm vụ này, hệ thống pháp luật nước ta nói chung,
    pháp luật lao động nói riêng đã có những đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện
    cơ sở pháp lí nhằm bảo đảm, bảo vệ quyền của người lao động nữ.
    Trong nhiều năm qua Việt Nam đã rất nỗ lực chuyển hóa các quy định của
    ILO vào pháp luật lao động, chuyển hóa các quy định, các điều ước quốc tế về
    quyền con người vào các quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Bình đẳng giới, Luật
    Hôn nhân và gia đình nhưng thực tế tình trạng phân biệt đối xử đối với lao động
    nữ vẫn tồn tại và việc bảo đảm, bảo vệ quyền của lao động nữ vẫn chưa hiệu quả.
    Thực tiễn thi hành pháp luật lao động đã cho thấy, sự gia tăng nhu cầu sử dụng lao
    động và tăng thu nhập cho người lao động không đồng nhất với với sự bảo đảm
    quyền lợi của người lao động. Do những đặc điểm về tâm sinh lý, giới tính, lao
    động nữ thường gặp khó khăn hơn so với lao động nam trong quan hệ lao động. 3

    Cùng với quan niệm sai lệch về giới làm cho lao động nữ trở thành đối tượng dễ bị
    tổn thương hơn.Với đặc thù về giới và sự tồn tại của quan niệm “trọng nam khinh
    nữ” lao động nữ ở Việt Nam vẫn bị yếu thế, gặp nhiều thách thức, bị xâm phạm về
    quyền và lợi ích. Từ thực trạng trên cho thấy nghiên cứu những vấn đề lý luận và
    thực tiễn về “Quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam” nhằm luận giải các
    vấn đề về quyền của lao động nữ như: quyền bình đẳng về việc làm và thu nhập,
    quyền nhân thân, quyền làm mẹ cũng như các biện pháp bảo vệ thúc đẩy quyền cho
    lao động nữ là cần thiết. Từ đó đề xuất việc hoàn thiện và đưa ra các giải pháp, kiến
    nghị giúp các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia về lao động và các nhà
    hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ có những biện pháp bảo đảm, bảo vệ thúc đẩy
    quyền cho lao động nữ ngày càng tốt hơn.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quyền của lao động nữ, xác lập các tiêu chí
    đánh giá thực tiễn việc bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động nữ ở Việt
    Nam, từ đó xác định các yêu cầu và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật
    Việt Nam về quyền của lao động nữ.
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để đạt được mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề sau:
    Một là, đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, rút
    ra những điểm hợp lý để kế thừa, phát triển nhằm mở rộng hướng nghiên cứu để đạt
    được mục đích đề ra.
    Hai là, nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền của lao động nữ, khái
    niệm về lao động nữ, quyền lao động của con người, đặc điểm và vai trò của lao
    động nữ trong quan hệ lao động. Trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý và vai trò giới lao
    động nữ có những điểm khác biệt với lao động nam nên bên cạnh những quyền lao
    động nói chung họ sẽ có những quyền lao động đặc thù. Ngoài ra, nghiên cứu hệ
    các công ước quốc tế về quyền con người, quyền của phụ nữ và tham khảo các công
    ước, khuyến nghị có liên quan của ILO, những quan điểm và pháp luật của một số 4

    nước về bảo vệ quyền của lao động nữ Đây là một trong những cơ sở quan trọng
    để tham khảo trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan ở nước ta.
    Ba là, nghiên cứu đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về
    quyền của lao động nữ, những ưu điểm, hạn chế trong thực tiễn về việc sử dụng lao
    động nữ; chỉ ra vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong hệ thống pháp luật cũng như việc
    nâng cao hiệu quả áp dụng nhằm mục đích sử dụng và bảo vệ quyền của lao động
    nữ tốt hơn.
    Bốn là, đặt ra những yêu cầu cần thiết của việc hoàn thiện các quy định hiện
    hành về quyền của lao động nữ, đề xuất các giải pháp, có luận giải cụ thể nhằm
    hoàn thiện pháp luật về quyền của lao động nữ, không nhằm mục đích bảo vệ lao
    động nữ một cách duy ý chí mà là thực hiện vấn đề dân chủ, bình đẳng, nâng cao
    năng lực tự bảo vệ, giảm thiểu sự can thiệp của Nhà nước, bảo vệ lao động nữ hợp
    lý và bền vững phù hợp với nền kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và
    hội nhập quốc tế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
    quyền của lao động nữ theo pháp luật Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu: Dưới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với chuyên
    ngành nghiên cứu, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực
    tiễn của pháp luật Việt Nam nhưng xoay quanh trục chính là pháp luật lao động về
    quyền của lao động nữ trong quan hệ làm công hưởng lương, không đề cập đến các
    chế độ đối với người lao động nói chung. Luận án có nghiên cứu các chuẩn mực
    quốc tế như các Công ước, Khuyến nghị ILO và kinh nghiệm của pháp luật một số
    nước để có độ sâu và rộng nhằm tham khảo kinh nghiệm cho pháp luật lao động
    Việt Nam.
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp tiếp cận
    - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Trên cơ sở tập hợp, hệ thống ở mức đầy đủ
    nhất các công trình, tài liệu liên quan đến quyền của lao động nữ đã được công bố, 5

    luận án sẽ phân tích, đánh giá kế thừa có chọn lọc để đưa ra những khái niệm, kết
    luận và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền của lao động nữ.
    - Phương pháp tiếp cận đa ngành và liên ngành: Sử dụng phương pháp này,
    đề tài luận án sẽ khai thác, tiếp cận thông tin ở nhiều khái cạnh và phương diện của
    khoa học xã hội như: tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học, lịch sử, luật
    học so sánh, tiếp cận dưới góc độ quyền con người để sử dụng trong quá trình
    nghiên cứu viết luận án được đầy đủ và toàn diện.
    - Phương pháp tiếp cận lịch sử: Được sử dụng để tiếp cận đối tượng nghiên
    cứu trong từng giai đoạn lịch sử, những yếu tố chi phối đến pháp luật về quyền của
    lao động nữ cũng như đường lối chủ trương của Đảng về sử dụng nhân lực nữ trong
    việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Qua đó giúp tác giả có cái nhìn tổng
    quan pháp luật Việt Nam về quyền của lao động nữ trong mỗi giai đoạn lịch sử,
    cũng như mối liên hệ, quá trình phát triển giữa các giai đoạn lịch sử chi phối đến
    quyền lao động.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác -Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
    phương pháp duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là những phương
    pháp luận khoa học được vận dụng nghiên cứu trong toàn bộ các chương của luận
    án để làm sáng tỏ những vấn đề cần nghiên cứu.
    Ngoài ra, sẽ có phương pháp nghiên cứu cụ thể phù hợp với từng lĩnh vực
    của luận án cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện như: phương pháp lịch sử
    và logic, phỏng vấn và hỏi chuyên gia, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa và
    khái quát hóa, đối chiếu, so sánh, xử lý số liệu thống kê, khảo cứu thực tiễn.
    Phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích tài liệu sơ cấp và thứ cấp.
    Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước và Văn kiện, Nghị
    quyết của Đảng có liên quan, các vụ việc, các số liệu thống kê chính thức của cơ
    quan có thẩm quyền. Tài liệu thứ cấp bao gồm các công trình khoa học, đề tài, tạp
    chí, kết luận đã được các tác giả khác thực hiện. Phương pháp này được dùng chủ
    yếu ở chương 1 và chương 3. 6

    Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng hợp các số liệu tri thức có từ
    hoạt động phân tích tài liệu, tham khảo ý kiến của chuyên gia. Việc tổng hợp nhằm
    mục đích đưa ra những luận giải, đề xuất của chính tác giả luận án. Phương pháp
    tổng hợp sẽ được viết chương 3, chương 4.
    Phương pháp luật học so sánh được dùng để nghiên cứu kinh nghiệm nước
    ngoài, qua đó rút ra bài học để lựa chọn kế thừa những biện pháp, hạt nhân hợp lý
    phù hợp với điều kiện hoàn cảnh khuyến nghị áp dụng đối với Việt Nam. Phương
    pháp này được áp dụng chủ yếu khi viết chương 2 và chương 4.
    Phương pháp hệ thống hóa được sử dụng xuyên suốt toàn bộ trong các
    chương của luận án nhằm trình bày các vấn đề, nội dung nghiên cứu theo một trình
    tự, bố cục hợp lý chặt chẽ, logic và gắn kết được những vấn đề cần nghiên cứu.
    5. Điểm mới của luận án
    Với tư cách là một công trình nghiên cứu từ góc độ luật học về quyền của lao
    động nữ, luận án có những điểm mới sau:
    Luận án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền của lao động nữ, xuất
    phát từ đặc điểm vai trò của lao động nữ về tâm sinh lý, giới tính và kinh tế -xã hội
    để luận giải lao động nữ có đầy đủ quyền của con người, quyền công dân, quyền lao
    động nhưng còn có quyền mang tính đặc thù là quyền làm mẹ, quyền nhân thân,
    quyền được bình đẳng về cơ hội làm việc, thu nhập. Nhiệm vụ chủ yếu và gắn liền
    với sự tồn tại của pháp luật là bảo vệ quyền nên luận án phân tích và luận giải các
    biện pháp cơ bản bảo vệ quyền của lao động nữ trong đó có biện pháp kinh tế, biện
    pháp liên kết và thông qua tổ chức để tự bảo vệ, biện pháp tư pháp.
    Luận án phân tích chi tiết từng khía cạnh liên quan đến nội dung quyền của
    lao động nữ và các biện pháp bảo vệ, bảo đảm quyền của lao động nữ. Cung cấp
    thông tin và đánh giá các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền của
    lao động nữ cũng như các biện pháp bảo vệ quyền của lao động nữ trong thực tiễn
    hiện nay.
    Luận án thực hiện việc phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng
    pháp luật về quyền của lao động nữ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam. Từ đó, chỉ rõ việc ghi nhận quyền của lao động nữ là đầy đủ nhưng việc bảo đảm và bảo vệ quyền
    cho lao động nữ trong các quy định của pháp luật Việt Nam còn nhiều tồn tại, bất
    cập, không phù hợp và chưa thực sự hiệu quả.
    Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền của lao động nữ, luận
    án đã xác định rõ những phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền
    của lao động nữ. Tiếp cận từ quyền con người nên ngoài giải pháp về hoàn thiện
    các quy định của pháp luật thì luận án còn tập trung đi sâu vào giải pháp đảm bảo
    thực thi pháp luật qua việc nâng cao năng lực của các chủ thể trong việc thụ hưởng
    và bảo vệ quyền của lao động nữ.
    6. Ý nghĩa của luận án
    6.1. Ý nghĩa khoa học
    Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về quyền của lao
    động nữ trong việc thúc đẩy bảo đảm, bảo vệ quyền của lao động nữ nói chung và
    lao động nữ ở Việt Nam nói riêng.
    6.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu
    giảng dạy. Những phương hướng và giải pháp được đề xuất tại luận án có thể gợi
    mở cho các cơ quan quản lý, xây dựng pháp luật có những điều chỉnh để xây dựng
    cơ chế bảo đảm, bảo vệ quyền cho lao động nữ được thực thi tốt hơn.
    7. Kết cấu của Luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
    gồm 4 chương
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
    Chương 2: Những vấn đề lý luận về quyền của lao động nữ
    Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về quyền của lao động nữ
    Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền
    của lao động nữ
     
Đang tải...