Tiểu Luận Quyền của con người

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Năm 1960, khán đài của một sân thi đấu thể thao
    quan trọng ở Toowoomba, Queensland, Australia,
    được đặt tên là “Khán đài E.S. ‘Nigger’ Brown”,
    để tưởng nhớ một nhà thể thao nổi tiếng là ông
    E.S. Brown. Từ “nigger” (“là khái niệm chỉ người
    da đen” có tính xúc phạm) được ghi trên một tấm
    biển rộng treo ở khán đài trên. Nhà thể thao có tên
    Brown, mất vào năm 1972, là người có nguồn gốc
    Anglo-Saxon da trắng đã lấy thuật ngữ thông tục
    này làm bí danh thân mật của mình. Thuật ngữ
    thông tục này được sử dụng truyền miệng trong
    các thông cáo công khai về các hoạt động diễn ra
    tại sân thể thao này và trong các bài tường thuật
    các trận đấu.
    Năm 1999, ông S, một công dân Australia nguồn
    gốc thổ dân đã đề nghị Ban quản lý sân vận động
    bỏ tên gọi mang tính xúc phạm này đi vì theo ông
    cách gọi đó không được dễ nghe và gây khó chịu.
    Sau khi tham khảo ý kiến của đông đảo thành
    viên trong cộng đồng là những người không phản
    đối việc sử dụng từ thông tục này trên khán đài,
    những người quản lý đã trả lời người kiến nghị
    rằng sẽ không có sự thay đổi nào. Tại một cuộc
    họp công khai do một thành viên có tiếng tăm
    trong cộng đồng bản xứ địa phương chủ trì, có sự
    tham gia của các nhóm đại diện trong cộng đồng
    thổ dân địa phương, ông thị trưởng và ông phụ
    trách sân thể thao đã thông qua quyết định là
    “Tên gọi ‘E.S. Nigger Brown’ sẽ vẫn được giữ để
    đặt cho sân thể thao nhằm tưởng nhớ đến vận
    động viên nổi tiếng này và trên tinh thần hoà giải
    để sau này những thuật ngữ có tính xúc phạm
    hoặc gây phản cảm sẽ không bị sử dụng hoặc đưa
    ra trưng bày nữa”.
    Người khiếu kiện đã đưa vụ việc lên Toà án liên
    bang, theo Đạo luật Phân biệt chủng tộc liên bang
    1975. Ông yêu cầu bỏ tên gọi mang tính xúc
    phạm này ra khỏi khán đài và Ban quản lý sân thể
    thao phải có lời xin lỗi. Toà án Liên bang bác
    đơn của người khiếu kiện. Toà án thấy rằng
    người khiếu kiện không chứng minh được rằng
    quyết định này là một hành động “có vẻ mang
    tính xúc phạm, lăng mạ, làm nhục hay đe doạ
    một người Úc bản địa hay những người Úc bản
    địa nói chung trong mọi hoàn cảnh”. Đó cũng
    không phải là quyết định về hành động “được
    thực hiện vì lý do chủng tộc”. Toà án Tối cao
    Australia cũng bác đơn của người khiếu kiện.
    Trong đơn khiếu kiện cá nhân gửi lên CERD,
    người khiếu kiện muốn bỏ thuật ngữ mang tính
    xúc phạm này ra khỏi biển hiệu cùng lời xin lỗi,
    cũng như những thay đổi trong luật pháp của
    nước Úc để đưa ra được giải pháp hữu hiệu đối
    với các biển hiệu có tính xúc phạm về chủng tộc.
    Uỷ ban (CERD) cho rằng, sự tưởng nhớ một vận
    động viên xuất sắc có thể được thực hiện bằng
    nhiều cách khác thay vì giữ lại và trưng bày một
    biển hiệu công khai gây ra sự xúc phạm về chủng
    tộc. Uỷ ban cũng khuyến nghị quốc gia thành
    viên thực hiện các biện pháp cần thiết để xoá
    thuật ngữ mang tính xúc phạm này khỏi biển
    hiệu, và quốc gia phải thông báo cho Uỷ ban biết
    khi có hành động yêu cầu này được thực hiện.
    (Nguồn: CERD/C/62/D/26/2002. 14 tháng 4 năm
    2003. Có tại địa chỉ:
    http://www.unhchr.ch/tbs/doc.nsf).
    Câu hỏi thảo luận:
    1. Thông điệp của câu chuyện trên là gì?
    2. Những quyền nào đã bị vi phạm?
    3. Ông S đã làm gì để bảo vệ các quyền của mình?
    4. Tại sao các phiên toà trong nước không xem xét
    đề nghị của ông S?
    5. Tại sao cộng đồng dân bản địa tại địa phương
    không ủng hộ ông S?
    6. Có sẵn khuôn mẫu hay định kiến nào đối với
    nhóm người cụ thể này không, nếu có, đó là gì?
    7. Bạn có biết về các trường hợp tương tự ở đất
    nước của bạn không?
    8. Nguyên nhân nào làm cho con người đi theo chủ
    nghĩa phân biệt chủng tộc?
    110
    ĐIỀU CẦN BIẾT
    1. “PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ - CUỘC ĐẤU
    TRANH LIÊN TỤC VÀ KHÔNG CÓ HỒI
    KẾT VÌ SỰ BÌNH ĐẲNG”
    Thử suy nghĩ để tìm ra một người trong những
    người bạn biết mà người đó trong suốt cuộc đời
    chưa bao giờ phải chịu bất kỳ sự phân biệt đối xử
    nào! Bạn sẽ thấy là bạn không thể tìm ra được
    một người như vậy.
    Nguyên tắc tất cả mọi người đều có quyền bình
    đẳng và được đối xử bình đẳng là một nguyên tắc
    mang tính nền tảng của khái niệm quyền con
    người. Nguyên tắc này xuất phát từ phẩm giá vốn
    có và bình đẳng của mọi cá nhân. Theo nghĩa dân
    sự và chính trị, điều này có nghĩa là các chính
    phủ phải trao các quyền và ưu đãi như nhau cho
    mọi công dân, vì rằng, mọi người đều bình đẳng
    trước pháp luật cho nên đều được hưởng tự do và
    công lý. Tuy nhiên, quyền bình đẳng mang tính
    tự nhiên này chưa bao giờ được quy định đầy đủ
    cho tất cả mọi người, kể cả trong quá khứ và hiện
    tại. Phân biệt đối xử dưới hình thức này hay hình
    thức khác luôn là vấn đề nảy sinh ngay khi từ
    thủa ban đầu của nhân loại. Phân biệt đối xử xảy
    ra đối với người bản xứ và các tộc người thiểu số
    ở mọi nơi, từ những cánh rừng của Equador đến
    các hòn đảo của Nhật Bản và những khu bảo tồn
    ở phía Nam Dakota. Đó là sự chống lại người Do
    Thái, thổ dân Úc và người La Mã ở châu Âu.
    Phân biệt đối xử cũng xảy ra đối với những người
    lao động nhập cư, người tỵ nạn, người tìm kiếm
    tỵ nạn ở Bắc Mỹ và châu Âu và ở cả các bộ lạc ở
    châu Phi. Phân biệt đối xử diễn ra cả với những
    trẻ em bị đe doạ và lạm dụng, với những phụ nữ
    vốn bị coi là thấp kém, với người bị nhiễm
    HIV/AIDS và với những người bị mất khả năng
    về thể chất và tâm lý hay những người có xu
    hướng giới tính khác. Thậm chí, phân biệt đối xử
    còn biểu hiện ngay trong ngôn ngữ của chúng ta,
    đôi khi thông qua ngôn ngữ chúng ta phân định
    một cách có chủ ý hay không có chủ ý chính
    chúng ta với những người khác. Phân biệt đối xử
    xuất hiện dưới nhiều hình thức, và có thể cho
    rằng, mọi người đều bị tác động của sự phân biệt
    ở các cấp độ khác nhau. Bởi vậy, điều quan trọng
    là nhận thức ra vấn đề để giải quyết một cách
    hiệu quả.
    Chuyên đề này tập trung vào một số hình thức
    phân biệt đối xử nghiêm trọng nhất và gây tổn
    hại nhất trên cơ sở chủng tộc, sắc tộc hay nguồn
    gốc dân tộc, được gọi chung là chủ nghĩa chủng
    tộc, sự phân biệt chủng tộc và thái độ liên quan
    đến nạn bài ngoại và không khoan dung.
    Về mặt lịch sử, những khác biệt về sinh học đã bị
    lạm dụng ngay từ đầu để chứng minh cho sự tồn
    tại cho những chủng tộc có địa vị "cao" và "thấp"
    và bởi vậy, phân nhóm con người theo chủng tộc.
    Học thuyết của Charles Darwin về sự phát triển
    và chọn lọc tự nhiên đã được sử dụng để chứng
    minh "mặt khoa học" của các khái niệm về sự ưu
    trội chủng tộc. Các hình thức phân biệt đối xử và
    chủ nghĩa chủng tộc được thể hiện trong chế độ
    đẳng cấp của Ấn Độ cũng như những quan niệm
    của người Hy Lạp và Trung Hoa về sự thống trị
    văn hoá. Hơn nữa, lúc đầu chủ nghĩa phân biệt
    chủng tộc thể hiện rõ nhất ở sự bức hại những
    người Do Thái trên toàn thế giới. Sự thống trị
    thuộc địa của Tây Ban Nha, đặc biệt là vào thế kỷ
    XVI và XVII, lần đầu tiên đưa ra mô hình xã hội
    đẳng cấp hiện đại về chủng tộc trong "Thế giới
    mới" (lục địa Nam Mỹ), nơi mà sự thuần khiết về
    dòng máu đã trở thành nguyên tắc tối cao. Nạn
    nhân của chế độ này là người Anh-điêng và
    người nô lệ bị trục xuất từ châu Phi. Các cường
    quốc thuộc địa đã đưa ra các cấu trúc này và biến
    chúng trở thành nền tảng trong các xã hội thuộc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...