Tiểu Luận Quyền của cá nhân đối với họ tên

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 3
    I.LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI HỌ TÊN. 3
    1.Quyền đối với họ, tên. 3
    1.1.Khái niệm họ - tên. 4
    1.2. Quyền đối với họ tên. 5
    2.Quyền đối với họ, tên trong mối liên hệ với các quyền nhân thân khác. 7
    2.1.Mối liên hệ giữa quyền đối với họ tên và quyền được khai sinh. 7
    2.2.Mối liên hệ giữa quyền đối với họ tên và quyền thay tên đổi họ. 7
    2.3.Mối liên hệ giữa quyền đối với họ tên và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm. 8
    II. QUYỀN ĐỐI VỚI HỌ TÊN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH 8
    1.Nội dung quyền đối với họ tên. 8
    1.1.Cá nhân có quyền có họ tên. 9
    1.2.Sử dụng họ tên để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. 9
    1.3.Sử dụng bút danh, bí danh. 11
    1.4.Thay đổi họ tên. 11
    2. các hành vi xâm phạm quyền đối với họ tên. 12
    2.1. Sử dụng họ tên của người khác mà không có sự cho phép của người đó. 12
    2.2. Xâm phạm quyền đối với họ tên của người có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ. 13
    2.3. Hành vi xâm phạm quyền đối với họ tên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối quyền thay tên đổi họ. 13
    2.4. Bảo vệ quyền đối với họ tên. 14
    III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI HỌ TÊN. 15
    1. Thực trạng áp dụng luật đối với một số quyền về họ tên. 15
    1.1.Đối với quyền thay đổi họ tên. 15
    1.2. Đối với việc xác định họ cho đứa trẻ mới sinh ra. 15
    1.3. Đối với việc đặt tên cho trẻ. 16
    2.Những bất cập trong việc áp dụng luật đối với quyền đối với họ tên. 17
    3.Phương hướng và giải pháp hoàn thiện luật về quyền đối với họ tên của cá. 18
    nhân. 18
    3.1. Phương hướng hoàn thiện. 18
    3.2. Giải pháp hoàn thiện. 19
    KẾT THÚC VẤN ĐỀ 21
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22





    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Quyền nhân thân là một trong những quyền cơ bản của con người bao gồm một số quyền nhỏ như quyền được khai sinh, quyền khai tử, quyền kết hôn, quyền ly hôn, và quyền của cá nhân đối với họ tên cũng là một trong số những quyền đó. Quyền của cá nhân đối với họ tên đã được quy định trong BLDS năm 2005, Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch. Tuy nhiên việc thực hiện quyền trên vẫn còn nhiều bất cập, để làm rõ hơn quyền trên, em xin chọn đề tài: “ Quyền của cá nhân đối với họ tên”. Bài làm không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô trong Tổ bộ môn để bài làm hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    I.LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI HỌ TÊN.
    Quyền nhân thân là một loại quyền dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Nói cánh khác, quyền dân sự được coi là khái niệm bao hàm trong nội dung của quyền con người.
    Quyền nhân thân còn được quy định tại chương V Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ xung năm 2001), tại đây quy định những quyền cơ bản của công dân về kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội được xã hội tôn trọng.
    1.Quyền đối với họ, tên.
    1.1.Khái niệm họ - tên.
    * Họ: mỗi cá nhân sinh ra, tồn tại và phát triển đều cần có họ tên. Đầu tiên đó là đấu hiệu nhận biết, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác, tiếp nữa mỗi cá nhân trong xã hội phải có một cái tên kèm theo họ nhất định để đảm bảo hiệu quả trong quản lí xã hội của nhà nước. họ và tên của cá nhân cũng mang một ý nghĩa sâu sắc, thông qua họ tên đó ta biết nguồn gốc, lai lịch, giới tính của cá nhân.
    * Tên: được chia thành hai loại, đó là tên chính và tên đệm. Tên đệm là yếu tố xen giữa họ và tên chính, đây là thành tố phụ có thể xuất hiện hoặc vắng mặt. Tên đệm cũng có một số chức năng nhất định. Đầu tiên tên đệm có chức năng khu biệt giới tính: ở nước ta hiện nay, để phân biệt giới tính là nam hay nữ người ta có thể dựa vào tên đệm. Ví dụ là nữ thì thường lấy tên đệm là Thị ( Hoàng Thị Tâm, Nguyễn Thị Minh, .). Ngoài Thị thì còn có một số tên đệm dành cho nữ như: ở Huế thường lấy tên đệm là Diệu ( Nguyễn Diệu Linh, Trần Diệu Châu ). Tên đệm của nữ thường hạn chế hơn so với tên đệm của nam. Thông thường tên đệm của nam có thể là Sơn, Văn ( Trần Văn Hải, Lý Sơn Thủy ). So với trước thì hiện nay tên đệm đã không còn bó hẹp trong khuôn khổ đã nêu trên, xu hướng đặt tên đệm cho con đã có sự phát triển, có thể lấy họ của bố hoặc mẹ làm tên cho con: Nguyễn Trần Ly, Tôn Nguyễn Ánh Chức năng thứ hai của tên đệm là chức năng thẩm mĩ: có thể thấy, những tên có tên đệm kèm theo sẽ mang tính thẩm mĩ cao hơn những tên không có tên đệm. Tuy nhiên hiện nay xu hướng tên không có tên đệm cũng tương đối phát triển. Cuối cùng là chức năng khu biệt giới tính và thẩm mĩ: khi đọc tên một ai đó có tên đệm ta sẽ cảm thấy khác hơn khi đọc những tên không có tên đệm, nó có vần điệu, không gây cảm giác cụt ngủn cho người đọc. Ví dụ khi ta đọc tên Nguyễn Thị Minh Nguyệt sẽ thấy khác với tên Nguyễn Nguyệt. Trong tên vừa có thể phân biệt được giới tính của người có tên đó, điều này cũng dễ dàng hơn khi làm hồ sơ, sổ sách. Nhưng hiện nay, việc lấy tên đệm không còn theo khuôn mẫu, nên cần chú ý khi chỉ dựa vào tên đệm để phân biệt giới tính.
    Tên chính là tên gọi của từng cá nhân, để phân biệt với các cá nhân khác. Tên chính thường ở vị trí cuối cùng trong cụm họ - tên. Họ tên là yếu tố nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân. Cá nhân khi sinh ra có quyền đặt tên, cái tên đó sẽ theo suốt cuộc đời, sự nghiệp, sinh mạng của họ. Quyền nhân thân của mỗi cá nhân liên quan tới họ - tên là quyền mang tính tiên quyết, cơ sở để hình thành những quyền nhân thân khác của cá nhân. Pháp luật điều chỉnh những quyền nhân thân liên quan đến họ tên cũng cần được hoàn thiện để đảm bảo quyền lợi của cá nhân.
    1.2. Quyền đối với họ tên.
    Theo luận văn thạc sĩ của Hoàng Ngọc Hưng về “Quyền của cá nhân đối với họ tên” năm 2012 thì quyền đối với họ tên được hiểu như sau: Quyền đối với họ tên của cá nhân thân pháp luật quy định cho cá nhân có quyền có, sử dụng, khai thác và thay đổi họ tên để thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định về quyền đối với họ tên:
    Điều 26: Quyền đối với họ, tên
    1. Cá nhân có quyền có họ, tên. Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
    2. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
    3. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
    Đặc điểm của quyền dân sự đối với họ tên:
    Quyền dân sự đối với họ tên là quyền dân sự gắn liền với cá nhân. Đây là quyền nhân thân gắn liền với hai yếu tố họ và tên. Yếu tố tên có thể là một giá trị nhân thân gắn liền với các chủ thể khác. Pháp nhân cũng có tên gọi và Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có quy định để bảo vệ tên của pháp nhân, cụ thể tại:
    Điều 87: Tên gọi của pháp nhân
    1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
    2. Pháp nhân phải sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.
    3. Tên gọi của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.
    Yếu tố thứ hai, yếu tố họ trong quyền đối với họ tên; họ được hiểu là một phần trong tên gọi đầy đủ của một người để chỉ ra rằng người đó thuộc về dòng họ nào. Như vậy họ là yếu tố luôn gắn liền với cá nhân con người. Nếu tên với chức năng phân biệt tương đối cá nhân này với cá nhân khác, thì họ ngoài chức năng dấu hiệu nhận biết còn cho chúng ta biết về nguồn gốc họ hàng, dòng tộc của cá nhân. Hai yếu tố họ và tên là hai dấu hiệu giúp nhận biết cá nhân, do vậy quyền đối với họ tên khi xác lập liên quan đến hai yếu tố này là một loại quyền nhân thân gắn với mỗi cá nhân. Có thể chia quyền của cá nhân đối với họ tên thành quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Quyền nhân thân gắn với tài sản là những quyền nhân thân luôn gắn với những giá trị tinh thần của con người, không thể chuyển giao cho chủ thể khác. Ví dụ như khi công bố một tác phẩm âm nhạc mang lại một nguồn lợi nhất định nào đó cho tác giả. Quyền nhân thân không gắn với tài sản cũng được quy định rất cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 2005, từ điều 26 đến điều 51. quyền nhân thân không gắn với tài sản là quyền nhân thân không mang lại giá trị nào cho con người, không gắn liền với tài sản. Ví dụ trong trường hợp thay tên đổi họ, người thay tên đổi họ sẽ không nhận được nguồn lợi vật chất nào từ việc này.
    Họ tên là một trong những dấu hiệu nhận dạng của cá nhân, do đó quyền của cá nhân đối với họ tên được công nhận như là một quyền cá biệt hóa cá nhân. Việc cá biệt hóa cá nhân thông qua họ tên cũng mang những ý nghĩa pháp lý nhất định. Trên thực tế, mọi hoạt động pháp lý, mọi văn bản, giấy tờ pháp lý đều cần có ghi rõ họ tên, chưc ký xác nhận của cá nhân tham gia. Ghi nhận họ, tên, chưc ký trong mỗi văn bản mang tính pháp lý đảm bảo trách nhiệm cũng như quyền lợi của cá nhân.
    2.Quyền đối với họ, tên trong mối liên hệ với các quyền nhân thân khác.
    2.1.Mối liên hệ giữa quyền đối với họ tên và quyền được khai sinh.
    Từ khi mới được sinh ra, quyền đầu tiên đứa trẻ được pháp luật công nhận đó là quyền khai sinh. Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên để khẳng định mỗi trẻ em là một công dân của một quốc gia, một công dân bình đẳng như một công dân khác. Quyền được khai sinh là cơ sở, điều kiện để thực hiện các quyền nhân thân khác của trẻ em như quyền có họ tên, quốc tịch, quyền xác định giới tính, dân tộc khi cá nhân được khẳng định dấu hiệu riêng biệt bằng những thông tin trên giấy khai sinh thì đồng thời đứa trẻ có thêm một quyền nhân thân quan trọng khác là quyền đối với họ tên. Quyền đối với họ tên suất hiện ngay sau khi quyền được khai sinh được thực hiện.
    2.2.Mối liên hệ giữa quyền đối với họ tên và quyền thay tên đổi họ.
    Quyền có họ tên là quyền nhân thân, tuy nhiên quyền này lại phụ thuộc vào người đi khai sinh. Khi đi khai sinh, người khai sinh sẽ đặt tên cho trẻ, vì vậy đứa trẻ không thể tự quyết định họ tên cho chính mình. Nếu họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó thì họ được quyền thay tên đổi họ để phù hợp với cuộc sống.
    2.3.Mối liên hệ giữa quyền đối với họ tên và quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm.
    Quyền đối với họ tên được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. khi quyền nay bị xâm phạm, đồng thời cũng xâm phạm tới các quyền về đảm bảo về danh dự, nhân phẩm, uy tín Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có quy định về bảo vệ quyền nhân thân:
    Điều 25. Bảo vệ quyền nhân thân
    Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
    1. Tự mình cải chính;
    2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
    3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
    Khoản 2, Điều 611 cũng quy định về: Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: “Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
    II. QUYỀN ĐỐI VỚI HỌ TÊN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
    1.Nội dung quyền đối với họ tên.
    Họ tên là hai yếu tố mang tính định danh đối với cá nhân và cũng là giá trị nhân thân quan trọng của bất kì cá nhân nào. Quyền nhân thân liên quan tới họ tên mà cụ thể là quyền đối với họ tên được pháp luật dân sự bảo vệ với tư cách là một quyền tuyệt đối. Đối với quyền nhân thân tuyệt đối thì tất cả các chủ thể còn lại trong xã hội cần phải tôn trọng quyền của chủ thể có quyền năng và không được xâm phạm quyền này.
    1.1.Cá nhân có quyền có họ tên
    Ngay từ khi sinh ra, pháp luật đã công nhận những quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền có họ, tên. Một cá nhân sinh ra, muốn tồn tại và phát triển đương nhiên phải có những dấu hiệu cơ bản nhất để để cá biệt hóa cá nhân. Cá nhân phải tồn tại dưới một cái tên nhất định và pháp luật phải công nhận cho họ có quyền có họ tên. Một người có thể có nhiều tên gọi, tên gọi ở nhà, tên gọi khi còn nhỏ Tuy nhiên chỉ có tên ghi nhận trong giấy khai sinh xác định là họ tên có giá trị pháp lý. Hiện nay có hai luồng ý kiến trái chiều nhau về việc xác định họ. Thứ nhất là xác định họ của trẻ theo họ của cha hoặc mẹ. Ở nước ta hiện nay, họ của con thường là theo họ của bố ( chế độ phụ hệ); chỉ có một số ít dân tộc Ê Đê, Ba Na, Gia Lai và một số dân tộc sống ở vùng Tây Bắc là theo chế độ mẫu hệ. Cũng có trường hợp trẻ lấy họ theo họ của mẹ, hiện tại thì pháp luật chưa quy định cụ thể vấn đề này. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng, họ của đứa trẻ có thể là theo họ của cha, của mẹ, hoặc không theo họ của ai cả. Không nhất thiết phải lấy họ của bố hay mẹ, khi khai sinh cho trẻ có thể lấy bất cứ họ nào mà người đi khai sinh thích. Đây vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, dẫn tới việc khó khăn cho việc xác định họ cho trẻ.
    1.2.Sử dụng họ tên để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
    Hiện nay chúng ta phải tham gia vào rất nhiều các mối quan hệ xã hội, các giao dịch. Việc sử dụng họ tên của mình để thực hiện các quyền và nghĩa vụ cũng được quy định rất rõ. Luật công chứng quy định:
    [TABLE="width: 99%, align: center"]
    [TR]
    [TD]Điều 41. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
    1. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng phải ký vào văn bản công chứng trước mặt công chứng viên.
    Trong trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của tổ chức tín dụng, doanh nghiệp khác đã đăng ký chữ ký mẫu tại tổ chức hành nghề công chứng thì người đó có thể ký trước vào hợp đồng; công chứng viên phải đối chiếu chữ ký của họ trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện việc công chứng.
    2. Việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu công chứng, người làm chứng sử dụng ngón trỏ phải; nếu không điểm chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp không thể điểm chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó bằng ngón nào, của bàn tay nào.
    3. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp sau đây:
    a) Công chứng di chúc;
    b) Theo đề nghị của người yêu cầu công chứng;
    c) Công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Việc sử dụng họ tên phải hợp pháp và được pháp luật công nhận. Công dân có thể dùng họ tên của mình để tham gia các quan hệ, các giao dịch, ví dụ như tham gia kí kết các hợp đồng làm việc, hợp đồng đầu tư
    1.3.Sử dụng bút danh, bí danh.
    Những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như nhà văn, nhà thơ, họa sĩ thường sử dụng bút danh. Một số nhà văn nổi tiếng cũng sử dụng bút danh như nhà văn Nam Cao ( tên khai sinh là Trần Hữu Tri), nhà thơ Hàn Mặc Tử ( tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí) Bí danh thường sử dụng cho những người hoạt động trong những lĩnh vực mang tính chất bí mật cao như hoạt động cách mạng trong thời chiến. Các cán bộ cách mạng của ta đã sử dụng bí danh để hoạt động cách mạng, nhằm tránh bị lộ về thân phận. Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong thời kì hoạt động cách mạng đã lấy bí danh là Mười Cúc; Cố Tổng Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng đã lấy bí danh là Sáu Dân, Chín Dũng Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “ Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”. Mặc dù đã có quy định về sử dụng bút danh, bí danh nhưng quy định vẫn mang tính chung chung, không cụ thể.
    1.4.Thay đổi họ tên.
    Cá nhân có quyền thay đổi họ tên sao cho họ tên đó phù hợp nhất đối, không làm ảnh hưởng tới cuộc sống, quyền và lợi ích của cá nhân; để có thể thay tên đổi họ phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của luật:
    Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên
    1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:
    a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
    b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
    c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
    d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;
    đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;
    e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;
    g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.
    2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.
    3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.
    2. các hành vi xâm phạm quyền đối với họ tên.
    2.1. Sử dụng họ tên của người khác mà không có sự cho phép của người đó.
    Việc sử dụng họ tên của người khác nếu không có sự cho phép của người đó nhằm bất kì mục đích nào cũng là xâm hại tới quyền đối với họ tên của người khác. Quyền đối với họ tên của cá nhân là một trong những quyền nhân thân, mà quyền nhân thân chỉ gắn liền với cá nhân, không thể chuyển giao cho ai khác. Hiện nay, nhằm trục lợi, nhất là trong giới nghệ thuật, nhiều ông bầu đã tung ra các poster của các ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng để thu hút khán giả đến với mình. Nhưng thực tế các nghệ sĩ đó không có ở buổi biểu diễn đó. Điều này đã gây ra nhiều bức xúc cho khán giả, ảnh hưởng nhất định tới niềm tin của khán giả đối với giới nghệ sĩ. Ngoài khán giả, người chịu thiệt thòi còn là những người nổi tiếng, họ đã bị lợi dụng tên tuổi của mình để mang lại lợi nhuận cho người khác. Nhiều khán giả không hiểu rõ sự việc cho rằng ca sĩ, nghệ sĩ chảnh chọe, bỏ diễn vì vậy lượng fan của những người này cũng bị ảnh hưởng.
    2.2. Xâm phạm quyền đối với họ tên của người có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ.
    Trẻ sinh ra có năng lực pháp luật, tức là khả năng có quyền và nghĩa vụ dân sự nhưng lại không có năng lực hành vi dân sự, tức là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Do vậy quyền này phụ thuộc vào những người có trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ.
    Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc Đăng ký quản lý hộ tịch có quy định Thời hạn đi khai sinh và trách nhiệm khai sinh, Điều 14: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em”. Trách nhiệm đi khai sinh cho trẻ có thể là bố, mẹ, ông bà hoặc những người thân thích khác. Vì vậy, đây là những người sẽ phải chịu trách nhiệm khi có vi phạm về quyền đối với họ tên của trẻ.
    2.3. Hành vi xâm phạm quyền đối với họ tên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối quyền thay tên đổi họ.
    Khoản 1, điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền thay đổi họ tên, các trường hợp được thay đổi họ tên, nhưng trên thực tế, để thay đổi được họ tên là điều rất khó khăn. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền luôn đặt ra những yêu cầu gây kho khó khăn cho người muốn thay đổi họ tên. Nếu người muốn thay đổi họ tên đưa ra được lý do, phù hợp với luật định mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền không chấp nhận yêu cầu đó thì cơ quan nhà nước đã vi phạm quyền đối với họ tên của cá nhân, và cần có chế tài để sử lý.
    2.4. Bảo vệ quyền đối với họ tên.
    Bảo vệ quyền đối với họ tên là những biện pháp, cách thức cá nhân tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ trước những hành vi xâm phạm quyền. Điều 25 BLDS quy định: Bảo vệ quyền nhân thân
    Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
    1. Tự mình cải chính;
    2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
    3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
    Khi quyền đối với họ tên, người bị xâm phạm có thể có các biện pháp để bảo vệ tùy theo mức độ vi phạm. Tự mình cải chính là biện pháp cá nhân tự mình bảo vệ quyền lợi của mình, biện pháp cải chính có thể được thực hiện tại nơi đông người, hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo chí, Biện pháp yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai là biện pháp có sự can thiệp từ bên ngoài nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Khi có thiệt hại sảy ra trong việc vi phạm quyền đối với họ tên, người vi phạm phải bồi thường cho người bị vi phạm tùy theo mức độ xâm phạm, nếu không người bị vi phạm có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp.
    III. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI HỌ TÊN.
    1. Thực trạng áp dụng luật đối với một số quyền về họ tên
    1.1.Đối với quyền thay đổi họ tên
    Quyền thay đổi họ tên là một trong những quyền nhân thân, nhằm đảm bảo quyền lợi cho cá nhân, quyền này cũng đã được quy định trong điều 25 BLDS năm 2005. Thực tế, trong những năm qua, việc thực hiện quyền này còn khá nhiều bất cập, mang lại nhiều phiền hà cho người dân. Nhiều cơ quan nhà nước vận dụng điều luật một cách máy móc, rập khuôn. Một phần do kiến thức pháp lý của họ còn hạn chế nên đã để sảy ra tình trạng trên.
    1.2. Đối với việc xác định họ cho đứa trẻ mới sinh ra.
    Điều 55 BLDS năm 1995 quy định: Khai sinh
    1- Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh không phân biệt sinh trong giá thú hoặc ngoài giá thú. Họ của trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán hoặc theo thoả thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp không xác định được người cha, thì họ của trẻ sơ sinh là họ của người mẹ.
    2- Cha, mẹ hoặc người thân thích phải khai sinh cho trẻ sơ sinh theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
    BLDS năm 2005, Nghị định 158/2005/NĐ-CP có quy định khác. Việc xác định họ cho đứa trẻ mới sinh ra là rất quan trọng, đứa trẻ mang họ của cha hay của mẹ, cũng có thể không mang họ của cả bố và mẹ. Quy định này mở rộng phạm vi xác định họ cho trẻ, không gò bó, khuôn mẫu như trước. Tuy nhiên việc này lại gây khó khăn cho cơ quan quản lí nhà nước.
    1.3. Đối với việc đặt tên cho trẻ.
    Có nhiều trường hợp cha mẹ là người Việt Nam nhưng lại muốn đặt tên nước ngoài cho con lại không được chấp nhận, về vấn đề này, Nghị định 158/2005/NĐ-CP cũng đã quy định:
    Điều 50: Thủ tục đăng ký khai sinh
    1. Người đi đăng ký khai sinh nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn).
    Trong trường hợp cha, mẹ chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì phải có giấy thỏa thuận của cha và mẹ về việc chọn quốc tịch. Giấy thỏa thuận về việc chọn quốc tịch phải có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước mà người nước ngoài là công dân về việc chọn quốc tịch cho con là phù hợp với pháp luật của nước đó.
    2. Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Giám đốc Sở Tư pháp ký và cấp một bản chính Giấy khai sinh cho người đi khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
    3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Sở Tư pháp kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.
    4. Tên của trẻ em là tên Việt Nam hoặc tên nước ngoài theo sự lựa chọn của cha mẹ.
    Có nghĩa là, nếu có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật, thì việc lấy tên nước ngoài đặt cho con là đúng với pháp luật của nước ta.
    2.Những bất cập trong việc áp dụng luật đối với quyền đối với họ tên.
    BLDS 2005 ( Điều 26) và các văn bản pháp luật liên quan chưa có quy định cụ thể nào là hành vi xâm phạm quyền đối với họ tên. Việc quy định rõ hành vi nào là hành vi xâm phạm quyền đối với họ tên là cơ sở để đảm bảo quyền này một cách tuyệt đối. Đây là một trong những thiếu sót của luật này.
    Quy định không cụ thể trong việc xác định họ đối với cá nhân, Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch không quy định rõ đứa trẻ sinh ra phải lấy họ của ai, gây khó khăn cho cơ quan quản lí nhà nước.
    Quy định về trách nhiệm khai sinh không còn phù hợp. Theo Điều 14, Nghị định 158/2005/NĐ-CP thời hạn đi khai sinh: “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con .”. Theo luật định thì thời gian đi khai sinh cho trẻ là trong khoảng thời gian 60 ngày kể từ khi trẻ sinh, tuy nhiên ở những nơi vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số do không hiểu biết pháp luật nên không đi khai sinh cho trẻ đúng thời hạn, có khi trẻ tới tuổi đi học mới khai sinh cho trẻ. Đây cũng là hành vi xâm phạm tới quyền đối với họ tên của trẻ.
    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chậm khai sinh. Đây là trách nhiệm thuộc về những người có nghĩa vụ đi khai sinh cho trẻ, Điều 14 Nghị định 158/2005/NĐ-CP có quy định:” cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em”. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại sảy ra khi việc khai sinh chậm làm ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ, ảnh hưởng tới tâm lý, liên quan tới những công việc khác mà trẻ gặp phải do việc đi khai sinh muộn gây ra.
    Về việc kiến nghị thay đổi Điểm a, khoản 1 Điều 27 BLDS 2005: Việc thay đổi họ tên hoàn toàn do chủ thể quyết định, không phụ thuộc vào bất kỳ ai.
    Nên quy định việc sử dụng nghệ danh như một nội dung của quyền đối với họ tên. Việc sử dụng nghệ danh ngày càng rộng rãi, nhiều nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng được khán thính giả biết tới với nghệ danh chứ không biết họ tên thật của các nghệ sĩ, ca sĩ đó. Cũng có thể coi nghệ danh là một cái tên thứ hai của nghệ sĩ, nghệ sĩ có quyền sử dụng nghệ danh đó để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, điều này các nhà làm luật cũng cần phải nghiên cứu, xem xét.
    3.Phương hướng và giải pháp hoàn thiện luật về quyền đối với họ tên của cá
    nhân.
    3.1. Phương hướng hoàn thiện
    Hoàn thiện pháp luật về quyền của cá nhân đối với họ tên, đảm bảo mối liên hệ với những quyền nhân thân khác. Hệ thống quyền nhân thân bao gồm các quyền nhân thân là các quyền liên quan tới giá trị nhân thân quan trọng của con người. Các quyền nhân thân trong chế định về quyền nhân thân cũng có những mối liên hệ thống nhất với nhau. Quyền nhân thân này bị xâm phạm đồng thời cũng xâm phạm các quyền khác nhân thân khác. Ví dụ như sử dụng họ tên mà không được sự đồng ý của người đó đồng thời cũng xâm phạm tới quyền đảm bảo về danh dự, uy tín, nhân phẩm .
    Phù hợp với sự phát triển kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội. Pháp luật là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, sự phát triển của pháp luật chịu sự tác động của các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như các yếu tố về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội . Việc xác định quyền, thực hiện và bảo vệ quyền nhân thân đối với họ tên cũng cần dựa vào phong tục tập quán.
    Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền đối với họ tên trong điều kiện mới. Trong điều kiện mới, đất nước hội nhập và phát triển, con người ngày càng tham gia nhiều vào các quan hệ quốc tế. Mỗi cá nhân luôn cần được pháp luật bảo vệ với những giá trị nhân thân gắn liền với các chủ thể. Con người luôm có tầm quan trọng, luôn là vị trí trung tâm của xã hội nên pháp luật cần phải bảo vệ họ, nhất là trong điều kiện mới như hiện nay.
    3.2. Giải pháp hoàn thiện.
    Cần xây dựng một khái niệm hoàn chỉnh về quyền đối với họ tên, bởi vì từ khái niệm này sẽ giúp chúng ta biết được những đặc điểm pháp lý, bản chất của vấn đề. Việc đưa ra khái niệm quyền đối với họ tên là hoàn toàn cần thiết, để hình dung quyền này có những yếu tố pháp lý nào. Để từ những yếu tố pháp lý mang tính lý mang tính lý thuyết này chúng ta có thể áp dụng, đối chiếu để đảm bảo việc bảo vệ quyền nhân thân này có hiệu quả cao nhất.
    Việc khai sinh ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện quyền đối với họ tên của cá nhân. Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định trách nhiệm khai sinh thuộc những chủ thể nào, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, đó là những người chưa khai sinh hoặc khai sinh không đúng thời hạn luật định. Cũng cần quy định rõ rằng, những chủ thể không đi khai sinh cho trẻ mà gây ra hậu quả nghiêm trọng cần phải bồi thường theo mức độ thiệt hại. Điều này làm cho các chủ thể có quyền khai sinh lưu ý và quan tâm hơn, tránh để sảy ra những sự việc đáng tiếc.
    Việc khai sinh gắn liền với quyền nhân thân của chủ thể được khai sinh, tuy nhiên quyền này lại phụ thuộc vào người khác. Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã quy định thời hạn đi khai sinh cho trẻ mới sinh ra là 60 ngày, tuy nhiên việc thực hiện quy định này vẫn còn nhiều bất cập. Ở khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo nhận thức của người dân về quyền này vẫn chưa cao nên việc thực hiện vẫn chưa triệt để, một bộ phận không nhỏ trẻ em khi tới tuổi đi học mới đi đăng ký khai sinh. Luật và những văn bản liên quan cũng cần quy định thêm chủ thể có quyền đi khai sinh đó là người chưa được khai sinh mà đã thành niên. Điều này nhằm cụ thể hóa quyền đối với họ tên của cá nhân trong việc khai sinh.
    Theo BLDS và Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì việc xác định họ của cá nhân khi khai sinh không bị giới hạn bởi bất kỳ nguyên tắc nào, khi đi khai sinh, người khai sinh có thể lấy họ của đứa trẻ là họ của người cha, hoặc người mẹ, cũng có thể không theo họ của cả cha lẫn mẹ. Cần phải quy định cụ thể việc xác định họ cho trẻ, BLDS 1995 quy định: “Mọi người khi sinh ra đều có quyền được khai sinh, không phân biệt sinh trong giá thú hay ngoài giá thú. Họ của trẻ sơ sinh là họ của người cha hoặc họ của người mẹ theo tập quán hoặc theo thỏa thuận của cha, mẹ. Trong trường hợp không xác định được người cha thì họ của trẻ sơ sinh là họ của người mẹ”. Đây là một quy định rất cụ thể, rõ ràng về việc xác định họ cho trẻ sơ sinh, các nhà làm luật cần nghiên cứu và điều chỉnh để việc xác định họ cho trẻ sơ sinh thuận tiện và dễ dàng hơn.
    Việc thay đổi họ tên BLDS 2005 cũng đã quy định, tuy nhiên thực tế thực hiện lại rất khó khăn, gây nhiều phiền hà cho người muốn thay tên đổi họ vì thủ tục của nó quá rườm rà. Thiết nghĩ, khi một cá nhân muốn thay tên đổi họ khi họ tên đó gây ảnh hưởng, nhầm lẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân mà đưa ra được lý do hợp lý thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tạo điều kiện giúp đỡ họ, tạo ra sự thông thoáng cho quy định này.
    Đối với việc sử dụng, khai thác bút danh, bí danh, nghệ danh phải phù hợp và không gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Luật cũng cần đưa ra những quy định cụ thể đối với quyền này của cá nhân.
    KẾT THÚC VẤN ĐỀ
    Thực tế luật quy định và việc thực hiện quyền của cá nhân đối với họ tên vẫn còn rất nhiều hạn chế, trên đây là quan điểm của em về vấn đề thực hiện quyền của cá nhân đối với họ tên, một số bất cập và giải pháp thực tiễn. Thiết nghĩ, quyền của cá nhân đối với họ tên là một trong những quyền quan trọng của cá nhân nên cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, có những quy định cụ thể để việc thực hiện quyền này ngày càng hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...