Tiểu Luận Quyền con người, vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi myhanh.171, 22/1/15.

  1. myhanh.171

    myhanh.171 New Member

    Bài viết:
    1
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    NỘI DUNG 2
    I, Khái quát về quyền con người 2
    1, Khái niệm quyền con người 2
    2,Thực trạng việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay 2
    II. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay. 3
    III. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người ở Việt Nam- Những phương hướng và giải pháp cơ bản 7
    KẾT LUẬN 8
    Danh mục tài liệu tham khảo 9












    LỜI MỞ ĐẦU
    Lịch sử nền văn minh nhân loại là một quá trình đấu tranh khẳng định các quyền cơ bản của con người. Các quyền ấy luôn được coi là vấn đề thiêng liêng, cơ bản, và cũng luôn là khát vọng của toàn thể nhân loại. Quyền con người được sinh ra và đồng thời cũng được bảo đảm như một lẽ tự nhiên. Cho nên nó không chỉ là vấn đề trọng yếu trong luật pháp quốc tế mà còn là chế định pháp lý cơ bản trong pháp luật của mỗi quốc gia. Và pháp luật có vai trò rất lớn trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền đó. Trong phạm vi bài viết này em xin đưa ra một số vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay và một số biện pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền con người ở Việt Nam.
    NỘI DUNG
    I, Khái quát về quyền con người
    1, Khái niệm quyền con người
    Quyền con người là một vấn đề khá phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như đạo đức, chính trị, pháp lý, .Chính vì vậy, hiện nay có rất nhiều định nghĩa về quyền con người theo những góc độ khác nhau. Theo quan điểm pháp lý: “Quyền con người được hiểu là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và sự tự do cơ bản của con người”.
    2,Thực trạng việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam hiện nay
    Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ, các quốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc của con người, vì thế bảo vệ quyền con người là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, nhất quán với với nguyên tắc tất cả vì tự do và hạnh phúc nhân dân, Đảng và Nhà nước ta vừa không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo tiền pháp lý bảo đảm quyền con người, vừa luôn xây dựng các chính sách cụ thể để từng bước cải thiện, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. Theo đó, pháp luật Việt Nam đã không ngừng xây dựng, nâng cao hệ thống để bảo vệ, đảm bảo việc thực hiện quyền con người của công dân.Các bản hiến pháp, các bộ luật đã quy định chặt chẽ. Các bản hiến pháp năm 1946, 1959, 1980,1992 và 2013 đã đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển, đường lối đổi mới kể trên không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà đồng thời chi phối mạnh mẽ nhận thức và thực tế bảo đảm quyền con người ở nước ta trong thời gian qua.Con người đang ngày cang nâng cao được quyền làm chủ của mình.
    Đến nay, Nhà nước ta đã ban hành trên 1.300 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có hơn 40 luật và bộ luật quan trọng. Hệ thống các văn bản pháp luật đó hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc và nội dung của các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã ký kết, đồng thời đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, thúc đẩy sự bảo đảm các quyền và tự do cơ bản của công dân. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước đã tiến hành cải cách tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, nâng cao vai trò, chức năng của các cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền nhằm bảo đảm quyền con người.
    II. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay.
    Cùng với các điều kiện khác như cơ sở kinh tế, chủ quyênc quốc gia, Nhà nước pháp quyền, dân chủ xã hội chủ nghĩa, pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hiện thực hoá quyền con người. Những tư tưởng lớn, những khám phá mới về quyền con người chỉ là không tưởng hoặc thủ đoạn mị dân nếu không được thể hiện dưới hình thức pháp luật, không thể nói đến nhân quyền một cách chung chung mà không gắn với hình thức pháp lí. Pháp luật là chuẩn mực khách quan, là đại lượng mang tính phổ biến, có thể bảo đảm công bằng xãhội, bởi vì pháp luật được hình thành từ yêu cầu của cuộc sống. Nhà nước ghi nhận những quytắc hình thành từ thực tiễn nâng lên thành luật. Pháp luật thể chế hoá quyền con người, quyền công dân, là công cụ hữu hiệu để nhà nước hiện thực hoá quyền con người, thiết lập mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, tạo cơ sở pháp lí để công dân đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, xác lập chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, nhằm bảo đảm,bảo vệ quyền con người,quyền công dân, chi phối tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước.
    Trước hết, pháp luật thể chế hoá giá trị xã hội của quyền con người, quyền công dân, trở thành ý chí và mục tiêu chung của hành động xã hội. Như đã phân tích ở trên, quyền con người chứa đựng tính lịch sử, xã hội, giá trị xã hội của con người, cũng có nghĩa quyền con người vừa mang ý nghĩa là quyền tự nhiên vốn có, con người đã có, vừa đòi hỏi phải được một xã hội, một nhà nước ghi nhận và bảo vệ bằng hệ thống pháp luật. Khi đã được pháp luật thừa nhận là ý chí chung của xã hội, được xã hội phục tùng, quyền lực nhà nước bảo vệ. Quyền con người và quyền công dân khi được hiến pháp và luật ghi nhận trở thành độc lập với bất kì quyền uy nào, kể cả cơ quan, viên chức Nhà nước cao nhất. Pháp luật xác lập những quyền năng cụ thể của con người trong xã hội, xác lập địa vị pháp lí của công dân, các lập những quyền và tự do của con người để đòi hỏi sự tôn trọng từ chính những cơ quan, viên chức Nhà nước, từ những công dân, cá nhân khác.
    Pháp luật xác lập mối quan hệ giữa nhà nước với công dân, thiết lập nguyên tắc bình đẳng về quyềnvà nghĩa vụ trong quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Mối quan hệ và nguyên tắc bình đẳng giữa Nhà nước và công dân được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc văn minh trong thời kì cách mạng tư sản (thế kỉ XVII, XVIII). Đối với công dân, được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, còn đối với viên chức và cơ quan Nhà nước thì cholàm những gì pháp luật cho phép.
    Điều 15 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”. Nguyên tắc này đã tạo nên tính thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ của Nhà nước và công dân. Trong mối quan hệ này, Nhà nướcmang tư cách vừa là tổ chức công quyền quản lí công dân bằng pháp luật, vừa là công cụ hữu hiệu nhất để bảo đảm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
    Pháp luật là công cụ hữu hiệu, là cơ sở pháp lí để công dân đấu tranh, bảo vệ các quyền lợi của mình. Một mặt, pháp luật ghi nhận, bảo vệ quyền công dân, quyền con người, mặt khác pháp luật cũng chính là công cụ để cá nhân, công dân sử dụng, bảo vệ quyền lợi khi chúng bị xâm hại. Pháp luật quy định trình tự, thủ tục để công nhân đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi vì, như phân tích ở trên, pháp luật thiết lập mốiquan hệ giữa Nhà nước và công dân, đồng thờithiết lập mối quan hệ giữa các cá nhân, các công dân với nhau. Và khi phát sinh những tranh chấp thì pháp luật cũng là phương tiện, trọng tài để giải quyết theo những nguyên tắc, trình tự nhất định.
    Pháp luật chi phối tổ chức và hoạt động của nhà nước, cơ quan nhà nước, viên chức nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Nhà nước ban hành ra pháp luật nhưng không phải pháp luật xuất hiện do ý chí của nhà nước, của cơ quan, viên chức nhà nước mà là từ yêu cầu của xã hội. Nhà nước ban hành ra pháp luật nhưng không phải Nhà nước đứng trên pháp luật mà Nhà nước cũng phải tuân thủpháp luật. Tổ chức và hoạt độngcủa nhà nước, cơ quan Nhà nước cũng phải được xây dựng và tuân thủ theo pháp luật. Nhìn một cách tổng thể pháp luật của mỗi quốc gia thường chia thành hai nhóm chính đó là những quy định về quyền conngười, quyền công dân và để bảo đảm,bảo vệ những quyền đó thì nhóm quy định về những nguyên tắc, thẩm quyền của những thiết chế quyền lực cũng được hình thành song song. Một điều dễ nhận thấy, hoạt động của ác cơ quan nhà nước, viên chức Nhà nước lại là lĩnh vực dẫn đến sự lạm quyền, lộng quyền, vi phạm quyền con người, quyền công dân, và để tránh những hậu quả xấu thì những quy định của pháp luật về tổ chứcvà hoạt động của các cơ quan công quyền phải hết sức chặt chẽ và đòi hỏi phải được tuân thủ triệt để. Pháp luật định ra khung pháp lí để các cơ quanquyền lực Nhà nước hoạt động, vạch ra những nguyên tắc để các cơ quan đó phải tuân thủ như Quốc hội, Chính phủ,Toà án, Viện kiểm sát thì được hình thành, hoạt động như thế nào, tất cả đều do pháp luật quy định.
    Vai trò hàng đầu của pháp luật trong việc thực hiện quyền con người, quyền công dân thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật với các điều kiện bảo đảm khác. Quyền con người, quyền công dân phải được pháp luật ghi nhận và bảo vệ là nguyên tắc nhưng đó mới chỉ là điều kiện cần. Và để hiện thực hoá quyền con người, quyền công dân thì pháp luật thôi chưa đủ mà còn cần phải có dân chủ, Nhà nước pháp quyền, kinh tế, dân trí, thông tin. Pháp luật thể hiện vị trí hàng đầu của mình khi được đặt trong mối quan hệ với các yếu tố, điều kiện đó nhằm bảo vệ quyền con người, quyên công dân. Bởi vì, nếu dân chủ mà không có pháp luật sẽ dẫn đến dân chủ vô chính phủ, dân chủ cực đoan, như vậy không những không bảo vệ được quyền c on người, quyền công dân mà còn vi phạm nhân quyền. Pháp luật là công cụ, là đặc trưng của nhà nước pháp quyền, vì nhà nước pháp quyền lấy sự quản lý xã hội bằng pháp luật, sự tuân thủ pháp luật là đặc trưng cơ bản. Pháp luật là cơ sở pháp lý để kinh tế phát triển, nhà nước quản lý kinh tế, tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để cách thành phần kinh tế cùng phát triển, bảo vệ sở hữu của các chủ thể kinh tế với mục tiêu ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm, việc làm phục vụ nhu cầu của xã hội, đó là điều kiện để bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Ở nước ta, nền kinh tế được xây dựng theo mô hình kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản ký của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, vì vậy với bản chất tốt đẹp của pháp luật xã hội chủ nghĩa sẽ khắc phục được mặt hạn chế của cơ chế thị trường, phát huy những mặt tích cực vào việc phát triển đất nước, tạo điều kiện để đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Vai trò của pháp luật cũng là rất quan trọng trong việc phát huy dân chủ, nâng cao dân trí, ý thức pháp luật cho nhân dân. Pháp luật là cơ sở để xây dựng những quy chế dân chủ ở cơ sở, pháp luật quy định những quyền dân chủ của nhân dân, xác định khuôn khổ hoạt động của các tổ chức, cơ quan với mục tiêu làm cho quyền dânchủ của nhân dân được bảo đảm. Đó cũng chính là góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
    Pháp luật là phương tiện thực hiện cam kết giữa các quốc gia bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền công dân ở mỗi quốc gia và trên bình diện quốc tế. Pháp luật quốc tế được thể hiện ở các văn bản pháp lý quốc tế như Hiến chương, Công ước, Hiệp ước, Nghị định thư, Nó tạo ra những chuẩn mực chung để các quốc gia hướng tới và tôn trọng. Và để pháp luật quốc tế có được hiệu lực trên thực tế thì ngoài sự cam kết, tham gia, kí kết của các quốc gia thì một yêu cầu không thể thiếu là làm sao những quy định đó phải được áp dụng trên thực tế.
    Để hiện thực hoá quyền con người, những quy định quốc tế phải được thể chế hoá, thừa nhận của pháp luật quốc gia hay nói cách khác phải được “nội luật hoá” các quy định của pháp luật quốc tế. Chính vì vậy, pháp luật trở thành phương tiện biểu hiện sự cam kết giữa các quốc gia, vì nếu như sự cam kết đó chỉ tồn tại trên giấy tờ mà không được thể hiện bằng những quy định pháp luật trong nước, không trở thành những ý chí chung của xã hội, không trở thành những quy tắc xử sự của mọi cá nhân, tổ chức, thì những cam kết đó không có ý nghĩa.
    Cùng với sự ra đời của tổ chức quốc tế lớn nhất- Liên hợp quốc, hệ thống pháp luật quốc tế cũng đã được hình thành và không ngừng phát triển. Trên lĩnh vực nhân quyền, đã hình thành một hệ thống những văn kiện pháp lí quốc tế xem như những chuẩn mực và cơ sở để đánh giá trình độ nhân quyền của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế.
    Việt Nam chúng ta là một nước rất tích cực tham gia phê chuẩn các công ước quốc tế trên các lĩnh vực nhân quyền. Đến nay, Việt Nam đã tham gia những công công ước quan trọng nhất về quyền con người, đặc biệt là hai công ước 1966 về các quyền dân sự,chính trị và các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Những quy định đó được thể hiện khá đầy đủ trong văn bản pháp luật trong nước, từ hiến pháp- đạo luật cơ bản nhất đến các đạo luật, bộ luật quan trọng như hình sự, dân sự, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật lao động, Luật khiếu nại, tố cáo, Thực hiện sự cam kết quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền góp phần bảo đảm duy trì hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng và thể hiện bằng những chính sách, pháp luật quốc gia.
    III. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền con người ở Việt Nam- Những phương hướng và giải pháp cơ bản
    Pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người, Nhà nước Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp luật cơ bản hoàn thiện để bảo vệ, bảo đảm về quyền con người và quyền công dân, tuy nhiên để cho hệ thống ấy hoàn thiện hơn nữa, em xin đưa ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản cơ bản sau:
    Về phương hướng cơ bản, phải luôn xác định rằng, quyền con người phải được bảo vệ bằng pháp luật, pháp luật là công cụ quan trọng nhất và cũng là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ, bảo đảm quyền đó được áp dụng và thực tiễn. Pháp luật bảo vệ quyền con người phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, của truyền thống dân tộc, phải phù hợp với điều kiện Việt Nam hội nhập Quốc tế, tham gia vào quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Bên cạnh đó cũng không ngừng hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Để hoàn thiện quyền con người thì đầu tiên cần phải chú trọng xây dựng và hoàn thiện các quy phạm Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ củ công dân, bảo đảm quyền bào chữa trong Tố tụng Hình sự, xây dựng Uỷ ban về quyền con người thuộc Quốc hội. Thường xuyên đẩy mạnh Tuyên truyền, giáo dục Pháp luật về quyền con người trong xã hội.
    KẾT LUẬN
    Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ, các quốc gia đều cố gắng phấn đấu vì hạnh phúc của con người, vì thế bảo vệ các quyền của con người là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, nhất quán với nguyên tắc tất cả vì tự do và hạnh phúc nhân dân, Ðảng và Nhà nước ta vừa không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo tiền đề pháp lý bảo đảm quyền con người, vừa luôn xây dựng các chính sách cụ thể để từng bước cải thiện, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    - http://tapchi.vnu.edu.vn/upload/2014/04/1218/1.pdf
    - http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop?categoryId=920&articleId=10053009
    - http://www.vietnamplus.vn/quoc-hoi-voi-vai-tro-bao-ve-va-thuc-day-quyen-con-nguoi-tai-viet-nam/295972.vnp
    - http://congly.com.vn/xa-hoi/van-de-quan-tam/bao-ve-quyen-con-nguoi-la-nhan-to-quan-trong-cho-su-phat-trien-ben-vung-74544.html
    - http://www.vnemba.org.cn/nr080225152919/nr080225155657/news_object_view?newsPath=/vnemb.vn/tinkhac/ns050321152434
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...