Tài liệu Quyền con người trong thi hành án phạt tù

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Khái quát chung
    Có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa khác nhau về quyền con người. Qua thống kê trong một tài liệu của Liên Hợp Quốc, có đến gần 50 định nghĩa về quyền con người đã được công bố. Việc tôn trọng quyền con người và việc bảo vệ nhân quyền là một quá trình lịch sử lâu dài, liên tục gắn với lịch sử phát triển của loài người cũng như sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người. Quyền con người đã trở thành giá trị cao quý chung của nhân loại và cộng đồng quốc tế mà khi nhắc đến ta thường thấy nó được cụ thể hoá thông qua các phạm trù như : bình đẳng, tự do, bác ái, nhân văn, lòng bao dung, công lý. Tư tưởng về quyền con người và việc bảo vệ quyền này đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Điều này được thể hiện một cách tiêu biểu nhất thông qua nội dung hai văn bản là “ Tuyên ngôn độc lập” năm 1776 của Mỹ và “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” của Pháp năm 1789. Đồng thời trong ba văn kiện quan trọng của Liên Hợp Quốc cũng ban hành, cụ thể là: Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR) năm 1948; Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá (ICESCR) năm 1966. Ở Việt Nam, quyền con người là kết quả đấu tranh của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử đặc biệt là sự thành công của cách mạng tháng 8 năm 1945. Các quyền tự do cơ bản của công dân được tôn trọng và ghi nhận trong “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945 và Hiến pháp đầu tiên năm 1946. Hiến pháp 1992 được ban hành và sửa đổi, bổ sung một số điều đã khẳng định cơ sở pháp lý vững chắc cho việc đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực với sự giám sát chặt chẽ của lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân. Sự nghiệp bảo vệ quyền con người đã trở thành ý chí thống nhất của toàn đảng, toàn dân. Bảo vệ quyền con người như đã nói ở trên là một chế định rất quan trọng.
    Cũng như các văn bản pháp luật khác ở Việt Nam, Luật Thi hành án Hình sự ra đời thông qua các quy định đã thừa nhận và thể hiện rất rõ nội dung đảm bảo quyền con người đặc biệt là trong lĩnh vực Thi hành án Hình sự hình phạt tù.
    Trong giới hạn bài tiểu luận, nhóm chúng tôi xin được làm rõ vấn đề quyền con người với nội dung là pháp luật Thi hành án Hình sự hình phạt tù được và đã thừa nhận thiện nay đông qua các quy định. Để làm rõ vấn đề này nhóm xin đi vào tập trung các nội dung sau: Khái niệm quyền con người là gì? Trong Luật Thi hành án Hình sự hiện nay đã được đảm bảo thông qua những quy định nào? Nêu lên nhận xét và chỉ ra thực tiễn áp dụng và cuối cùng là nêu ra các kiến nghị, biện pháp để quyền này được thực thi trên thực tế. Với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống kết hợp hiên đại như so sánh, phân tích, liệt kê, chứng minh . dựa trên các nguồn tài liệu trong các bài nghiên cứu, luận văn, khoá luận, các bài viết trên các bá, tạp chí, giáo trình các công cụ tìm kiếm internet và các quy định của pháp luật.
























    CHƯƠNG 1: QUYỀN CON NGƯỜI VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI THÔNG QUA HÌNH PHẠT TÙ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
    1.1 Khái niệm quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền con người :
    Quyền con người là một giá trị nhân loại, đồng thời có tính lịch sử hình thành trong cuộc đấu tranh giai cấp và được bổ sung mới qua các thời đại khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt 1992 thì quyền là “Điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi”. Như vậy, quyền con người là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho mỗi con người được hưởng. Quyền con người được đặt trong mối quan hệ với nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với xã hội và được giải quyết trên cơ sở đảm bảo lợi ích xã hội. Bảo đảm quyền con người là bảo đảm dân chủ, bảo đảm hiệu quả, hiệu lực nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta luôn hướng tới. Việc bảo đảm các quyền con người, quyền công dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng . trong đó nhà nước bảo đảm về mặt pháp lý, ở giai đoạn thi hành án hình sự là vấn đề cực kỳ quan trọng. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề bảo đảm quyền con người của người phải chấp hành án phạt tù ở nước ta hiện nay.
    Nhằm bảo đảm quyền con người, Hiến pháp 1992 của nước ta đã ghi nhận hai nguyên tắc quan trọng: như các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội phải được tôn trọng và Nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân. Từ hai nguyên tắc này và để đảm bảo thực hiện trên thực tế, Hiến pháp 1992 đã quy định cơ chế thực hiện như sau:
    Điều 6 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Quốc hội, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân cả nước bầu ra, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân bằng các phương thức sau: xây dựng Hiến pháp và pháp luật, ghi nhận ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thể chế hoá các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật của các chủ thể, nhất là các chủ thể nắm giữ quyền lực nhà nước; quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Hội đồng nhân dân đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương, thực hiện việc giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước địa phương. Quyền con người là một trong những quyền rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân. Do vậy được Đảng và nhà Nước hết sức quan tâm. Chú ý, bảo vệ nhất là khi đất nước đã hoàn toàn độc lập, đời sống của nhân dân được cải thiện thì vấn đề về quyền con người lại cần phải được đảm bảo hơn.
    Việc đảm bảo quyền con người còn được coi là một tiêu chuẩn để đánh giá sự giải phóng con người, phản ánh truyền thống, văn hoá, trình độ phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc.
    Quyền con người, quyền công dân được đảm bảo thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành pháp. Chính phủ và uỷ ban nhân dân các cấp là chủ thể có trách nhiệm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, làm cho quyền và nghĩa vụ của công dân trở thành hiện thực, là cơ quan trực tiếp quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó cơ quan công an (cơ quan điều tra) có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trật tự pháp luật và pháp chế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...