Báo Cáo Quyền con người trong lịch sử việt nam: Tham chiếu từ quốc triều hình luật và hoàng việt luật lệ

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM: THAM CHIẾU TỪ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT VÀ HOÀNG VIỆT LUẬT LỆ


    Cho đến nay, những văn bản có giá trị pháp luật ra đời dưới thời Lý, Trần, trước khi có các bộ Quốc triều hình luật (thời Hậu Lê) và Hoàng Việt luật lệ (thời Nguyễn) đều không còn . Do vậy, muốn tìm hiểu về thiết chế nhà nước, chế độ chính trị, các hoạt động lập pháp và hành pháp trong lịch sử Việt Nam, chúng ta chỉ có thể dựa vào hai bộ luật vừa nêu là: Quốc triều hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (còn gọi là Bộ luật Gia Long) và một số nguồn tư liệu bổ trợ khác. Hai bộ luật này được xem là nguồn tư liệu rất có giá trị, giúp ích cho việc nhận diện bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền; tìm hiểu các mối liên hệ giữa nhà nước và nhân dân; về văn hóa và phong tục tập quán truyền thống ở Việt Nam Đặc biệt hơn, nó còn giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu sự ra đời của lịch sử luật pháp Việt Nam.

    Bộ Quốc triều hình luật có 6 quyển, 13 chương và 722 điều. Bộ Hoàng Việt luật lệ có 22 quyển, 398 điều, 34 chương. Bàn về nội dung các điều luật và hình thức của hai bộ luật vừa nêu, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ chịu ảnh hưởng mạnh từ luật pháp Trung Hoa cổ đại, đặc biệt là luật nhà Minh và nhà Thanh, thậm chí còn xa hơn nữa là luật của nhà Tống và nhà Đường .

    Bỏ qua những phân tích, so sánh hay sự “vay mượn” từ luật pháp Trung Hoa trong hai bộ luật trên, bài viết này thông qua việc tìm hiểu những quy định trong các chương Điền sản và Hộ hôn của Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ, qua đó góp phần nhận diện những nội dung phản ánh về quyền con người đã được ban hành và thực thi trong đời sống xã hội ở thời điểm hai bộ luật tồn tại.


    Nội dung chính:

    1. Quyền con người trong sở hữu và thừa kế ruộng đất

    2. Quyền con người trong hôn nhân và gia đình

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...