Luận Văn Quyền chọn chứng khoán

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lụcDanh mục hình và biểu đồ . 5Danh mục các từ viết tắt . 6Lời mở đầu 7Chương 1: Những lý luận cơ bản về thị trường quyền chọn và điều kiện áp dụng quyền chọn vào thị trường chứng khoán . 9
    1.1 Giới thiệu về quyền chọn: . 10​ 1.1.1 Định nghĩa: 10​ 1.1.1.1 Quyền chọn là gì? . 10​ 1.1.1.2 Quyền chọn mua: 10​ 1.1.1.3 Quyền chọn bán: . 10​ 1.1.2 Phân loại hợp đồng quyền chọn: 11​ 1.1.2.1 Theo quyền của người mua: 11​ 1.1.2.2 Theo thời gian thực hiện: . 12​ 1.1.2.3 Theo thị trường giao dịch: . 12​ 1.1.3 Các chủ thể tham gia thị trường quyền chọn: . 13​ 1.1.4 Cơ chế hoạt động của quyền chọn: 14​ 1.1.5 Ưu nhược điểm của quyền chọn: 17​ 1.1.5.1 Ưu điểm: 17​ 1.1.5.2 Nhược điểm: 18​ 1.1.6 Sự phát triển của thị trường quyền chọn: 18​ 1.2 Chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng quyền chọn: . 21​ 1.2.1 Phương trình lợi nhuận: . 21​ 1.2.2 Giao dịch quyền chọn mua: 22​ 1.2.2.1 Mua quyền chọn mua: 22​ 1.2.2.2 Bán quyền chọn mua: . 23​ 1.2.3 Giao dịch quyền chọn bán: . 24​ 1.2.3.1 Mua quyền chọn bán: . 24​ 1.2.3.2 Bán quyền chọn bán: 26​ 1.2.4 Quyền chọn mua và cổ phiếu – Quyền chọn mua được phòng ngừa: . 26​ 1.2.5 Quyền chọn bán và cổ phiếu – Quyền chọn bán bảo vệ: . 28​ 1.2.6 Quyền chọn mua và quyền chọn bán lai tạp: . 30​ 1.3 Điều kiện áp dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán: . 31​ 1.3.1 Điều kiện về sự phát triển thị trường chứng khoán: 31​ 1.3.2 Điều kiện về pháp lý: . 31​ 1.3.3 Điều kiện về thông tin trên thị trường: 33​ 1.3.4 Điều kiện về kỹ thuật: 34​ 1.3.5 Điều kiện về con người: . 34​ 1.4 Những tác động không mong muốn của quyền chọn chứng khoán: 35​ Chương 2: Một vài ví dụ về áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thế giới . 36​ 2.1 Mô hình Mỹ: 36​ 2.1.1 TTCK Mỹ: 36​ 2.1.2 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (CBOE): . 37​ 2.1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 37​ 2.1.2.2 Tổ chức sàn giao dịch: . 39​ 2.1.2.3 Giao dịch và thanh toán: 41​ 2.1.2.4 Cơ chế giám sát: . 44​ 2.2 Mô hình Châu Âu: 45​ 2.2.1 Sàn giao dịch quyền chọn Châu Âu (“Euronext N.V.”): 45​ 2.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: . 45​ 2.2.1.2 Hoạt động của Euronext N.V: 47​ 2.2.1.3 Tổ chức và quản lý: . 47​ 2.2.2 Sàn giao dịch giao sau và quyền chọn tài chính quốc tế London (LIFFE): 48​ 2.2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: . 48​ 2.2.2.2 Nguyên tắc giao dịch: 49​ 2.2.2.3 Quy trình giao dịch: 50​ 2.3 Mô hình Nhật: . 53​ 2.3.1 Thị trường chứng khoán Nhật: 53​ 2.3.2 Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (TSE): . 54​ 2.3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 54​ 2.3.2.2 Cơ chế giao dịch: 55​ 2.3.2.3 Cơ chế giám sát: 57​ 2.4 Nghiên cứu về khủng hoảng tài chính 2008: 57​ 2.4.1 Mức độ sử dụng công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa và đầu cơ: 57​ 2.4.2 Trường phái cho rằng công ty không nên sử dụng công cụ phái sinh: . 60​ 2.4.2.1 Công cụ phái sinh-Tác nhân của cuộc khủng hoảng TC toàn cầu: 60​ 2.4.2.2 Phòng ngừa rủi ro không những không làm giảm thiểu rủi ro mà còn làm gia tăng rủi ro: 63
    2.4.3 Trường phái cho rằng công ty nên sử dụng công cụ phái sinh: 64​ 2.5 Bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam khi ứng dụng quyền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam: 70
    Chương 3: Áp dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào Việt Nam 73​ 3.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam: 73​ 3.1.1 Giai đoạn 2000-2005 . 73​ 3.1.2 Giai đoạn 2006-2010 . 74​ 3.2 Sự cần thiết của ứng dụng giao dịch quyền chọn trong TTCK Việt Nam: 80​ 3.2.1 Tạo công cụ bảo vệ lợi nhuận cho nhà đầu tư 80​ 3.2.2 Thúc đẩy phát triển chứng khoán Việt Nam . 81​ 3.2.3 Tác động gián tiếp đến các công ty niêm yết trên TTCK 81​ 3.3 Ứng dụng quyền chọn chứng khoán vào thị trường Việt Nam: 82​ 3.3.1 Những điều kiện khi áp dụng quyền chọn chứng khoán trong thị trường chứng khoán Việt Nam 82
    3.3.1.1 Các điều kiện thuận lợi: . 81​ 3.3.1.2 Các khó khăn còn tồn tại: 84​ 3.3.2 Giải pháp để sử dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào thị trường chứng khoán Việt Nam 85
    3.3.2.1 Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý: . 85​ 3.3.2.2 Giải pháp về tổ chức quản lý của các cơ quan chức năng: . 90​ 3.3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển thị trường: 92​ 3.3.2.4 Giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: . 98​ 3.3.2.5 Các nhóm giải pháp khác: . 100​ 3.4 Mô hình giao dịch đề xuất cho Việt Nam: 101​ Kết luận 103Tài liệu tham khảo . 104
    ​ ​LỜI MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:
    Ngày này, hội nhập là xu hướng chung của cả thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam. Sự hội nhập toàn cầu mang lại nhiều điều thuận lợi nhưng đồng thời cũng mang đến nhiều khó khăn. Những khó khăn đó chính là các rủi ro có thể nhận thấy hoặc các rủi ro tiềm ẩn. Các rủi ro này tồn tại một cách ngẫu nhiên trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tài chính, tín dụng, . Các rủi ro có thể làm nhà đầu tư tổn thất, công ty bị phá sản, và nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Để hạn chế điều này thì công cụ phái sinh là một trong những lựa chọn tối ưu nhất, và nó ngày càng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới như là công cụ chủ yếu và không thể thiếu trong việc quản trị rủi ro.
    Trong thời gian qua, TTCK Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, được xem là thị trường chứng khoán hấp dẫn nhất năm 2006. Nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Việc chỉ số VN-Index tăng giảm hết sức thất thường dẫn đến một số nhà đầu tư thua lỗ nặng, không thể nào trụ vững trên thị trường nên ồ ạt bán tháo để bảo toàn vốn và sớm rút ra khỏi thị trường, làm cho thị trường càng trở nên trầm trọng hơn, dễ dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ.
    Một thị trường rủi ro như vậy thì việc áp dụng công cụ phái sinh trong thị trường chứng khoán là rất cần thiết. Một trong số những công cụ phái sinh có thể phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư trong tương lai đó là quyền chọn chứng khoán. Trên thế giới thì nó đã trở thành một công cụ phòng ngừa không thể thiếu của các nhà đầu tư, công ty, Để áp dụng được nó vào thị trường ở Việt Nam thì cần phải tìm hiểu và nghiên cứu trên cả lý thuyết và thực tiễn. Đó cũng chính là lý do tôi chọn chuyên đề về Quyền chọn chứng khoán, nhằm đưa ra một hướng phát triển mới cho nền chứng khoán Việt Nam.
    2. Nội dung đề tài:
    Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề cơ bản về quyền chọn, thị trường quyền chọn, nghiên cứu một số mô hình tổ chức giao dịch quyền chọn chứng khoán tiêu biểu trên thế giới.
    Nghiên cứu các điều kiện để áp dụng quyền chọn trên TTCK.
    Nghiên cứu lịch sử hình thành phát triển của TTCK Việt Nam, thực trạng TTCK Việt Nam hiện nay từ đó đánh giá các điều kiện để phát triển giao dịch quyền chọn chứng khoán tại Việt Nam.
    Đề xuất một số giải pháp để áp dụng giao dịch quyền chọn và đề xuất mô hình giao dịch hợp đồng quyền chọn cho thị trường chứng khoán Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
    Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là nghiên cứu các lý luận cơ bản về quyền chọn chứng khoán, các điều kiện để áp dụng quyền chọn chứng khoán và khả năng áp dụng quền chọn chứng khoán vào TTCK Việt Nam
    Phạm vi nghiên cứu: các lý luận về quyền chọn chứng khoán, TTCK Việt Nam, thị trường quyền chọn Mỹ, thị trường quyền chọn Châu Âu.
    4. Phương pháp nghiên cứu của chuyên đề:
    Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích-tổng hợp, thống kê-mô tả, so sánh-đối chiếu, phương pháp quan sát thực tế để khái quát vấn đề cần nghiên cứu.
    5. Kết cấu của chuyên đề:
    Chuyên đề tốt nghiệp: “Quyền chọn chứng khoán”, được kết cấu thành 3 chương :
    Ø Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền chọn và điều kiện để áp dụng quyền chọn chứng khoán vào TTCK
    Ø Chương 2: Một vài ví dụ về áp dụng quyền chọn chứng khoán trên thế giới.
    Ø Chương 3: Áp dụng giao dịch quyền chọn chứng khoán vào Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...