Tiểu Luận Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành - m

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC



    I. Lý do chọn đề tài
    II. Lý thuyết áp dụng
    1. Lý thuyết hành động xã hội M.Weber
    2. Lý thuyết sự lựa chọn hợp lí G.Homans
    III. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    1. Tình hình nghiên cứu hiện nay
    2. Điểm mới của đề tài
    IV. Nội dung nghiên cứu
    1. Khái quát chung về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc phân chia tài sản.
    2. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong việc chia tài sản
    3. Vướng mắc và khuyến nghị khi phân chia tài sản giữa vợ và chồng
    V. Kết luận
    Gia đình là một tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ nhất của xã hội,nơi có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau, sự ổn định và phát triển lành mạnh của gia đình sẽ góp phần vào sự phát triển chung của toàn bộ xã hội. Mỗi gia đình được xây dựng dựa trên những sợi dây liên kết của hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng và giáo dục. Trong đó quan hệ hôn nhân là cơ sở chính,cơ sở chủ yếu để hình thành gia đình.
    Nhận định được vị trí của gia đình trong xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng quan tâm đến việc xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Biểu hiện ở việc nước ta đã ban hành các quy phạm pháp luật, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.
    Trong quá trình xã hội hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. Việt Nam là một trong những quốc gia luôn coi trọng vấn đề bình đẳng giới và coi đó chính là mục tiêu mang tính chiến lược nhằm đảm bảo quyền con người nói chung và quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình nói riêng. Đặc biệt là sự bình đẳng giữa vợ và chồng.Chính vì vậy, trong các văn kiện của Đảng và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng luôn được quan tâm sâu sắc.
    Trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (sau đây viết tắt là HN&GĐ), nhìn chung, quyền bình đẳng giữa vợ chồng, đặc biệt là quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng đã được đề cập khá cụ thể và chi tiết trong các quy định của pháp luật và ngày càng có xu hướng hoàn thiện hơn. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước và của toàn xã hội đến vấn đề này đồng thời góp phần vào mục tiêu chung là bình đẳng giới của toàn thế giới. Song các quy định đó vẫn còn nhiều bất cập, chưa hoàn thiện trong từng trường hợp cụ thể khi chia tài sản của vợ chồng dẫn đến việc chia tài sản còn nhiều sai sót và chưa đảm bảo quyền bình đẳng cho các bên.
    Hơn thế nữa, trong điều kiện kinh tế đang phát triển theo hướng thị trường hóa hiện nay, khi khối lượng tài sản của công dân tăng lên, nhu cầu riêng cũng nhiều hơn, ý thức, tâm lý tài sản riêng để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, nghề nghiệp, sinh hoạt cá nhân được chủ động hình thành và phù hợp với tâm lý dân tộc, mong muốn tạo lập cho mình một khoản tài sản độc lập không bị phụ thuộc bất cứ ai kể cả giữa vợ và chồng cùng với tình trạng ly hôn ngày một gia tăng thì việc chia tài sản giữa vợ chồng là một yêu cầu hợp lý. Và vấn đề phải đảm bảo quyền bình đẳng giữa vợ chồng là một nhiệm vụ cần thực hiện.
    Trước tình hình thực tế về chia tài sản giữa vợ chồng trong những năm qua mặc dù đã đạt được những kết quả tốt đẹp, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng và đảm bảo quyền lợi cho cả đôi bên thì còn có không ít những trường hợp xảy ra mâu thuẫn, bất đồng giữa vợ chồng sau khi chia tài sản. Một điều dễ thấy trong các vụ án về chia tài sản giữa vợ chồng, người vợ thường là người phải chịu thiệt thòi hơn. Đó là do phong tục tập quán và tư tưởng lạc hậu luôn bảo vệ quyền lợi của người chồng vốn dĩ đã ăn sâu vào tiềm thức của mọi tầng lớp trong xã hội. Người phụ nữ còn có thái độ tự ti an phận không muốn tự đòi quyền lợi cho mình. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền pháp luật vẫn chưa sâu rộng dẫn đến sự hiểu biết về pháp luật còn quá ít.Chính vì thế vẫn tồn tại sự bất bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản.
    Tuân thủ và thực hiện nguyên tắc quyền bình đẳng trong việc chia tài sản giữa vợ chồng là yêu cầu bắt buộc với tất cả các cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân trong xã hội. Làm được điều đó sẽ góp phần xóa bỏ chế độ HN&GĐ phong kiến lạc hậu đồng thời củng cố và xây dựng chế độ HN&GĐ Xã Hội chủ nghĩa đặc biệt là bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người phụ nữ, giải phóng họ khỏi thân phận lệ thuộc và bất bình đẳng trong gia đình cũng như trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
    Nghiên cứu về quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản là việc làm thiết thực và có nhiều ý nghĩa. Xuất phát từ lý do đó tôi chọn đề tài “Quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong việc chia tài sản theo pháp luật Hôn nhân gia đình hiện hành” để nghiên cứu.

    I.Lý thuyết áp dụng
    1.Lý thuyết hành động xã hội- M.Weber
    Con người hành động là do yếu tố chủ quan do con người có nhu cầu phải làm- nhu cầu dẫn đến hành động. Song môi trường hoàn cảnh cũng tác động dẫn đến hành động của con người.
    Qua nghiên cứu của Max-Weber- Nhà xã hội học nổi tiếng về hành động xã hội, người nghiên cứu có thể kiểm tra những suy nghĩ của mình với đối tượng. Ông đã phân biệt 4 loại hành động như sau:
    - Hành động hợp lý: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc tính toán kỹ lưỡng lựa chọn phương tiện công cụ, mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất.
    - Hành động hợp lý: là hành động được thực hiện nhờ bản thân hành động.
    - Hành động duy cảm: là hành động theo trạng thái cảm xúc bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc tính toán trước khi hành động.
    - Hành động truyền thống: là hành động tuân thủ theo thói quen, nghi lễ, phong tục tập quán được truyền từ đời này sang đời khác.
    Với lý thuyết này sẽ giúp cho đề tài đưa ra những giả thuyết, chứng minh, giải thích được hành động ly hôn của các cặp vợ chồng từ đó dẫn đến việc phân chia tài sản cho các bên.

    2.Lý thuyết sự lựa chọn hợp lý – George Homans
    George Homans cho rằng cách lý giải hợp lý nhất đối với hiện tượng xã hội là cách giải thích tâm lý học và các nguyên lý tâm lý học phải là những nguyên lý gốc của các khoa học xã hội trong đó có xã hội học.
    Hành vi xã hội sơ đẳng là hành vi mà con người lặp đi, lặp lại không phụ thuộc vào việc nó có được hoạch định hay không, diễn ra dưới nhiều hình thức từ phản xạ có điều kiện đến kỹ năng, kỹ xảo đến thói quen. Hành vi xã hội học sơ đẳng là cơ sở của sự trao đổi xã hội giữa hai hay nhiều người.Homans chỉ ra ba đặc trưng cơ bản của hành vi xã hội.
    Một là: Hiện thực hóa hành vi phải được thực hiện trên thực tế chứ không phải trong ý niệm.
    Hai là: Hành vi có được khen thưởng hay bị trừng phạt từ phía người khác.
    Ba là: Người khác ở đây phải là nguồn củng cố trực tiếp đối với hành vi chứ không phải là nhân vật trung gian của cấu trúc khoa học nào đó.
    Homans cho rằng: “Mô hình lựa chọn duy lý” của hành vi người tương thích một phần nào đó với các định đề của tâm lý học hành vi. Sự trao đổi xã hội và mối quan hệ giữa các cá nhân thực chất là sự trao đổi lặp đi, lặp lại giữa họ với nhau.
    Bên cạnh đó lý thuyết này còn lí giải vì sao cá nhân lại chọn hành động này mà không chọn hành động khác. Cá nhân luôn có xu hướng lựa chọn con đường phù hợp nhất với mình sao cho chi phí thấp nhất nhưng luôn gắn liền với phần thưởng. Trong quá trình lựa chọn việc ly hôn để phân chia tài sản thì cả 2 bên đã nhận thức được đầy đủ và rõ nhất về hành động của mình.Sự bình đẳng là lựa chọn hàng đầu của việc phân chia.

    II.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
    1.Tình hình nghiên cứu hiện nay
    Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực HN&GĐ đã có nhiều bài viết về tài sản vợ chồng trên Tạp chí Luật học, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Tạp chí Tòa án nhân dân đề cập đến những khía cạnh khác nhau của tài sản vợ chồng: Ví như “Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình 2000” (Nguyễn Văn Cừ, Tạp chí Luật học số 4/2000. Tr. 3); “Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân” (Nguyễn Phương Lan, Tạp chí Luật học số 6/2002) Ngoài ra cũng đã có những khóa luận tốt nghiệp cử nhân và luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu về vấn đề tài sản vợ chồng như luận văn tốt nghiệp cao học luật khóa I của Thạc sĩ Hoàng Ngọc Huyên với nội dung “Chế độ tài sản vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình” và gần đây nhất là công trình khoa học “Chế độ tài sản vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” được thầy giáo Nguyễn Văn Cừ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào đầu năm 2005. Đây thực sự là những công trình có giá trị về khoa học và thực tiễn, nhưng những công trình này chủ yếu tập trung đi vào phân tích những khía cạnh chế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...