Luận Văn Quyền bình đẳng giới - Những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Quyền bình đẳng giới - Những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    1. Lý do chọn đề tài .1


    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .2


    3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu .2


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2


    5. Kết cấu đề tài .3


    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI .4


    1.1. Khái quát về giới tính và giới .4


    1.1.1. Khái niệm về giới tính và giới .4


    1.1.1.1. Khái niệm về giới tính 4


    1.1.1.2. Khái niệm về giới 5


    1.1.2. Phân biệt giới tính và giới 6


    1.1.3. Ý nghĩa việc phân biệt giới tính và giới 7


    1.2. Khái quát về bất bình đẳng giới và bình đẳng giới .8


    1.2.1. Khái quát về bất bình đẳng giới 8


    1.2.1.1. Khái niệm bất bình đẳng giới 8


    1.2.1.2. Định kiến về giới 8


    1.2.2. Nguồn gốc của sự bất bình đẳng giới (phân biệt đối xử trên cơ sở giới) 10


    1.2.3. Khái quát về bình đẳng giới .11


    1.2.3.1. Khái niệm về bình đẳng giới .11


    1.2.3.2. Mục tiêu bình đẳng giới .11


    1.2.3.3. Ý nghĩa của việc xác định bình đẳng giới 13


    1.3. Khái quát lược sử hình thành quy định về quyền bình đẳng giới trong pháp luật thế giới và Việt Nam 13


    1.3.1. Lược sử hình thành quy định về quyền bình đẳng giới trong pháp luật thế giới 13


    1.3.2. Lược sử hình thành quy định về quyền bình đẳng giới trong pháp luật Việt Nam 16

    1.3.2.1. Quyền bình đẳng giới theo pháp luật thời kỳ phong kiến .16


    1.3.2.2. Quyền bình đẳng giới theo pháp luật thời kỳ Pháp thuộc 17


    1.3.2.3. Quyền bình đẳng giới theo pháp luật thời kỳ từ sau


    Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến nay .18


    CHƯƠNG 2: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 20


    2.1. Quy định về quyền bình đẳng giới trong Hiến Pháp .20


    2.1.1. Bình đẳng giới là nguyên tắc Hiến định .22


    2.1.2. Bình đẳng giới là quyền cơ bản của công dân 23


    2.2. Quy định về bình đẳng giới trong Luật Bình đẳng giới 25


    2.2.1. Các nguyên tắc cơ bản đảm bảo bình đẳng giới 26


    2.2.2. Các nguyên tắc đảm bảo bình đẳng giới trong một số lĩnh


    vực cụ thể 29


    2.3. Quy định về trách nhiệm thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới 34


    2.3.1. Trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới 35


    2.3.1.1. Trách nhiệm của Chính Phủ 35


    2.3.1.2. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội .36


    2.3.1.3. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ 36


    2.3.1.4. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân các cấp 37


    2.3.2. Trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước về bình đẳng


    giới và tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới 39


    2.3.2.1. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức


    thành viên 39


    2.3.2.2. Trách nhiệm của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam .39


    2.3.3. Trách nhiệm lồng ghép vấn đề về bình đẳng giới vào tổ chức và


    hoạt động của cơ quan, tổ chức 40


    2.3.3.1. Trách nhiệm của cơ quan nhả nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện bình đẳng giới tại


    cơ quan, tổ chức mình .40


    2.3.3.2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác trong việc thực


    hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình .40


    2.3.4. Trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới 41


    2.3.4.1. Trách nhiệm của gia đình 41


    2.3.4.2. Trách nhiệm của công dân .41

    2.4. Những quy định về hành vi vi phạm pháp luật, hình thức


    và thẩm quyền xử phạt vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới .42


    2.4.1. Quy định về hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới 42


    2.4.2. Các hình thức và thẩm quyền xử phạt về bình đẳng giới 44


    2.4.2.1. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới 44


    2.4.2.2. Thấm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới 45


    CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TÍNH THỰC THI QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI 47


    3.1. Thành tựu trong việc thực thi quyền bình đẳng giới 47


    3.1.1. Hệ thống pháp luật về bình đẳng giới ngày càng hoàn thiện hơn 47


    3.1.2. Tăng cường bộ máy quản lý, hoạt động về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ 48


    3.1.3. Thành tựu về bình đẳng giới trong một số lĩnh vực 48


    3.1.3.1. Trong lĩnh vực chính trị .48


    3.1.3.2. Trong lĩnh vực lao động, kinh tế 49


    3.1.3.3. Trong lĩnh vực giáo dục 49


    3.1.3.4. Trong lĩnh vực y tế, văn hóa, xã hội 50


    3.2. Thực trạng và giải pháp đảm bảo tính thực thi quyền bình đẳng giới 51


    3.2.1. Thực trạng và giải pháp đảm bảo tính thực thi quyền bình đẳng trong lĩnh vực chính trị 51


    3.2.2.1. Thực trạng 51


    3.2.1.2. Nguyên nhân .55


    3.2.1.3. Giải pháp .56


    3.2.2. Thực trạng và giải pháp đảm bảo tính thực thi quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 56


    3.2.2.1. Thực trạng .56


    3.2.2.2. Nguyên nhân .60


    3.2.2.3. Giải pháp .60


    3.2.3. Thực trạng và giải pháp đảm bảo tính thực thi quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục 61


    3.2.3.1. Thực trạng .61


    3.2.3.2. Nguyên nhân .63


    3.2.3.3. Giải pháp .64

    3.2.4. Thực trạng và giải pháp đảm bảo tính thực thi quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực gia đình 65


    3.2.4.1. Thực trạng 65


    3.2.4.2. Nguyên nhân .69


    3.2.4.3. Giải pháp .70


    KẾT LUẬN .74

    1. Lý do chọn đề tài


    Ngày nay, bình đẳng giới là một trong những vấn đề quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế và hầu hết các quốc gia trên thế giới, tự nó là một mục tiêu phát triển và là yếu tố nâng cao khả năng tăng trưởng của quốc gia, xóa đói giảm nghèo và góp phần quản lý nhà nước hiệu quả. Xây dựng xã hội bình đẳng giới là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển nhằm đảm bảo tất cả mọi người - cả nam và nữ, nâng cao chất lượng cuộc sống đảm bảo công bằng xã hội. Bảo đảm bình đẳng giới thực chất là bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ được thực hiện trong thực tế.


    Trên thế giới, quyền bình đẳng của phụ nữ luôn được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế và nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù, quyền lợi và địa vị của phụ nữ đuợc cải thiện đáng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng trên thực tế, sự phân biệt đối xử cũng như ngược đãi phụ nữ vẫn còn tồn tại ở nhiều nước trên thế giới. Phụ nữ tuy chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới, thực hiện chức năng quan trọng trong đó có chức năng sinh sản duy trì nòi giống và nuôi dưỡng con cái và có thể tham gia tốt nhiều hoạt động xã hội khác nhưng họ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi. Theo thống kê của Liên hợp quốc, phụ nữ chiếm đa số trong những người nghèo khổ của thế giới và phụ nữ nông thôn nghèo túng đã tăng thêm 50% kể từ sau năm 1975 trở lại đây. Phụ nữ châu Á, châu Phi phải làm việc nhiều hơn nam giới 13 giờ một tuần. Trên toàn thế giới, phụ nữ có thu nhập ít hơn từ 30% đến 40% so với nam giới trong những công việc như nhau, số phụ nữ nắm giữ các cương vị quản lý hành chính nhà nước chỉ chiếm 10%, còn trong các cương vị quản lý sản xuất thì chưa đến 20%, .1


    Ở Việt Nam, cũng như nhiều nước trên thế giới, vấn đề phân biệt đối xử với phụ nữ, bất bình đẳng giới diễn ra khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực làm hạn chế việc phát huy hết năng lực của phụ nữ, làm cản trở sự phát triển của đất nước. Do đó, quyền bình đẳng nam nữ được xác định rất sớm và đã được thể chế hóa trong nhiều văn bản pháp luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề bình đẳng giới còn chưa được đảm bảo. Phần lớn phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới, một số quyền lợi của phụ nữ chưa được đảm bảo thực hiện, phụ nữ còn bị phân biệt đối xử trong nhiều trường hợp, bạo lực đối với phụ nữ ngày càng gia tăng, khoảng cách về giới giữa nam và nữ ngày càng lớn .Như vây, để giải phóng được phụ nữ thoát khỏi những tình trạng trên, cần phải hiểu rõ những nguyên nhân làm hạn chế việc áp dụng quy định pháp luật vào thực tế và những nguyên nhân gây phân biệt đối xử với phụ nữ. Qua đó, có thể vạch ra được những giải pháp đảm bảo việc thực hiện bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ thoát khỏi những bất lợi mà xã hội mang lại, đồng thời tạo ra cơ hội công bằng cho cả nam và nữ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nuớc. Với những lý do trên, người viết chọn đề tài “Quyền bình đẳng giới - Những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp ” để làm đề tài nghiên cứu cho luân văn.


    2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài


    Nghiên cứu đề tài “Quyền bình đẳng giới - Những khía cạnh pháp lý, thực tiễn và giải pháp” người viết nhằm mục tiêu sau:


    - Cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề bình đẳng giới hiện nay và những quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này.


    - Tổng kết những thành tựu đạt được của Việt Nam về việc triển khai thực hiện bình đẳng giới. Đồng thời, tìm hiểu và phân tích thực trạng còn tồn tại gây bất bình đẳng giới mà cụ thể là gây bất bình đẳng đối với phụ nữ. Qua đó, người viết mong muốn tìm ra giải pháp thiết thực nhằm đảm bảo tính thực thi quyền bình đẳng giới trên thực tế.


    3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu


    * Đối tượng nghiên cứu: Quyền bình đẳng giới - Những khía cạnh pháp lý và thực tiễn.


    * Khách thể nghiên cứu: Phụ nữ Việt Nam trong gia đình - xã hội.


    * Phạm vỉ nghiên cứu:


    Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, người viết tập trung tìm hiểu và phân tích những vấn đề quan trọng sau đây:


    - Những khía cạnh liên quan đến vấn đề bình đẳng giới như: Giới, giới tính, bất bình đẳng giới, .đồng thời đi sâu vào phân tích làm rõ về tầm ảnh hưởng của chúng đến bình đẳng giới.


    - Quy định của pháp luật Việt Nam về việc bảo vệ quyền người phụ nữ nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền bình đẳng giới trên thực tế.


    - Thực tiễn của bình đẳng giới bao gồm thành tựu, thực trạng. Qua đó, người viết nêu lên những nguyên nhân và đề ra giải pháp nhằm giải quyết thực trạng đó.


    4. Phương pháp nghiên cứu đề tài


    Nhằm hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất, người viết đã vận dụng cơ sở khoa học pháp lý làm nền tảng trong việc nghiên cứu và phương pháp duy vật biện chứng làm phương pháp luận để xây dựng toàn bộ vấn đề của luận văn. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng các phương pháp như:


    - Phương pháp phân tích luật viết được dùng để tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.


    - Phương pháp chứng minh được vận dụng để đưa ra những dẫn chứng cụ thể.


    - Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu với các vấn đề có liên quan.


    - Phương pháp tổng hợp, thống kê sử dụng các trang web để tìm kiếm tài liệu, đồng thời vận dụng các tài liệu của các Nhà luật học, các bài báo, ý kiến nhìn nhận vấn đề của người viết để phân tích làm rõ đề tài.


    5. Kết cấu đề tài


    Ngoài lời mở đầu và kết luận, Luận văn được chia thành ba chương như sau:


    - Chương 1. Khái quát chung về bình đẳng giới.


    - Chưcmg 2. Quyền bình đẳng giới trong pháp luật Việt Nam.


    - Chương 3. Thực tiễn và giải pháp đảm bảo tính thực thi quyền bình đẳng giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...