Luận Văn Quyền biểu tình- những vấn đề lý luận và thực tiễn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ––&——
    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN BIỂU TÌNH

    Phần mở đầu.1
    1. Khái niệm biểu tình6
    2. Phân biệt giữa biều tình với một số hoạt động khác 13
    3. Ý nghĩa của biểu tình15
    4. Vì sao phải luật hóa biểu tình trong thời gian sớm nhất16
    5. Mối quan hệ giữa quyền biểu tình với biểu tình và một số quyền khác19
    5.1. Mối quan hệ giữa quyền biểu tình và biểu tinh19
    5.2. Mối quan hệ giữa quyền biểu tình và quyền tự do ngôn luận20
    5.3. Quyền biểu tình và quyền tự do hội họp.22
    6. Xu hướng phát triển của biểu tình trên thế giới23
    6.1. Xu hướng phát triển chung của thế giới23
    6.2. Xu hướng quốc tế hóa biểu tình24
    Kết luận chương I25
    CHƯƠNG II
    PHÁP LUẬT VỀ BIỂU TÌNH Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI. THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ
    1. Quy định về việc thông báo khi tổ chức biểu tình30
    2 Cấm hoặc hạn chế một số hình thức biểu tình trong một số trường hợp36
    3. Cấm và thời gian cấm biểu tình38
    4 Phạm vi cấm biểu tình41
    5 Vấn đề quy trách nhiệm43
    5.1 Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức43
    5.2 Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước44
    6. Chế tài xử phạt 45
    7. Cấm sử dụng loa ở một số địa điểm 48
    8. Quyền hạn chế hoặc giải tán cuộc biểu của Nhà nước .49
    9. Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo xây dựng luật biểu tình 50
    Kết luận chung50





    Phần mở đầu.
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Quyền biểu tình là một trong những quyền cơ bản của công dân, được chính thức ghi nhận ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng thừa nhận quyền này trong Hiến pháp. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào để cụ thể hoá quyền biểu tình nên kể từ khi Hiến pháp có quy định đến nay, quyền biểu tình vẫn chưa thực sự đi vào đời sống của nhân dân, mặc dù đây là yêu cầu khách quan của toàn xã hội. Tính cấp thiết của đề tài thể hiện ở những điểm cơ bản sau.
    Đòi hỏi của một xã hội dân chủ
    Một trong những hình thức thể hiện dân chủ là việc người dân có quyền tham gia vào c của Nhà nước. Quyền lợi hợp pháp của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Chủ trương và chính sách có liên quan đến người dân thì người dân có quyền được biết và đóng góp ý kiến, Nhà nước có trách nhiệm tạo mọi điều kiện có thể để nhân dân thực hiện quyền của mình. Biểu tình là một hình thức để nhân dân thực hiện sự giám sát đối với hoạt động của Nhà nước. Nếu người dân không được biểu tình để bày tỏ quan điểm, thể hiện những bức xúc của mình đối với hoạt động của Nhà nước do chính mình lập nên thì chưa thể hiện hết sự dân chủ đó trong xã hội.
    Đòi hỏi của một nền pháp chế.
    Thực tế cho thấy muốn xã hội ổn định thì những vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến Nhà nước, công dân, xã hội phải được luật hóa và phổ biến một cách đầy đủ, kịp thời. Biểu tình là một lĩnh vực rất quan trọng có tác động không chỉ đến an ninh mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước. Bởi vậy, không có pháp luật về biểu tình để điều chỉnh trực tiếp là một thiếu sót lớn. Có luật biểu tình thì chúng ta mới có thể thực thi được quyền biểu tình trên thực tế. Đó không chỉ là cơ sở để Nhà nước tổ chức thi hành luật biểu tình một cách chính thức mà còn là khuôn khổ, chuẩn mực để nhân dân thực hiện quyền biểu tình. Cả Nhà nước và nhân dân đều dựa trên luật biểu tình để thực hiện quyền và nhiệm vụ của mình. Luật biểu tình không có thì không thể xử lý những vướng mắc phát sinh, nếu để tình trạng đó diễn ra dài không những ảnh hưởng đến tâm lý xã hội mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ thống pháp luật của nước ta
    Về chính trị xã hội
    Trên thực tế, trong những năm qua, biểu tình đã xảy ra ở nhiều nơi và mỗi nơi người dân biểu tình theo những cách mà mình cho là đúng. Ví dụ như treo cờ tổ quốc, viết nội dung mình muốn yêu cầu lên giấy, lên áo thậm chí đem cả đồ dùng cá nhân như chiếu, mùng màn, quần áo, đồ ăn, nước uống đi biểu tình và ngủ luôn trên vỉa hè. Khi có đám đông biểu tình diễn ra như trên làm cho nhiều người dân muốn tìm hiểu xem việc gì xảy ra và hậu quả là khi có biểu tình thường kèm theo ách tắc giao thông, hoặc trật tự công cộng bị đảo lộn.
    Trước thực trạng đó, cơ quan Nhà nước rất lúng túng trong việc giải quyết khi có một cuộc biểu tình xảy ra. Nếu lực lượng cảnh sát vào cuộc để ngăn ngừa những cuộc biểu tình thì dễ bị những phần tử phản động cho là làm mất dân chủ, áp bức nhân dân còn nếu không có động thái để giữ gìn trật tự công cộng thì có thể tính mạng, sức khỏe của nhiều người khác bị ảnh hưởng.
    Việt Nam chưa có luật biểu tình nên chưa có sự phân biệt giữa quyền biểu tình với quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp. Lợi dụng kẽ hở đó, những kẻ phản động thường đồng nhất quyền biểu tình vào quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp để tụ tập đông người và đưa ra những thông tin sai lệch, gây hoang mang trong nhân dân hoặc chống phá chính quyền. Những lý lẽ mà bọn phản động đưa ra không có sức thuyết phục, nhà nước và nhân dân ta phản đối nhưng trên thực tế Việt Nam chưa có luật biểu tình nên chúng ta cũng không có những lý lẽ xác đáng để bác bỏ hoàn toàn những luận điểm sai trái của bọn phản động. Hiện nay, sự chống phá trực tiếp bằng vũ trang rất ít được áp dụng nhưng chúng chống phá bằng cách lợi dụng thiếu sót của pháp luật để kích động, mua chuộc quần chúng làm tình hình đất nước bất ổn. Khi an ninh chính trị không ổn định thì rất khó để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống của nhân dân. Hơn nữa, luật biểu tình chưa ra đời nên nhà nước không có cơ sở để đảm bảo quyền biểu tình của người dân cũng như giải quyết những trường hợp lợi dụng biểu tình làm trái pháp luật hoặc gây bạo động, bạo loạn và người dân cũng không có cơ sở pháp lý để biểu tình hợp pháp.
    Muốn giải quyết triệt để mâu thuẫn trên, chúng ta nên xây dựng luật biểu tình để Nhà nước quản lý, kiểm soát xã hội tốt hơn, vừa đảm bảo cho nhân dân có thể tự do biểu tình bày tỏ những bức xúc, tâm tư nguyện vọng của mình. Hơn nữa, luật biểu tình còn là cơ sở để hạn chế đến mức thấp nhất sự lợi dụng của kẻ xấu, đáp ứng yêu cầu của tình hình mời. Đó là một đòi hỏi rất cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
    Trên cơ sở những nhận định trên, các tác giả quyết định chọn vấn đề này để làm đề tài nghiên cứu khoa học. Mong rằng, sau khi đề tài được nghiệm thu những ý kiến đóng góp của các tác giả sẽ góp phần vào việc xây dựng luật biểu tình ở Việt Nam.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Biểu tình diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam chưa có luật biểu tình quy định cụ thể vấn đề này. Nhiều hệ lụy từ biểu tình xảy ra mà không có căn cứ để xử lý, đó là một thiếu sót rất lớn và chưa đáp ứng được đòi hỏi của xã hội.
    Qua đề tài này, các tác giả muốn khẳng định:
    1. Sự cần thiết phải có luật biểu tình ở Việt Nam. Biểu tình là quyền cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp hiện hành. Và nhiệm vụ của Nhà nước là phải đảm bảo cho quyền này được thực hiện trên thực tế thông qua việc ban hành luật biểu tình.
    2. xây dựng khái niệm “biểu tình” trên cơ sở đó giúp Nhà nước quản lý được hoạt động biểu tình, đồng thời đảm bảo cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
    3. Phân biệt giữa biểu tình với bạo loạn, bạo động.
    4. Nêu lên vai trò, ý nghĩa của hoạt động biểu tình.
    5. Mối quan hệ giữa biểu tình và các quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận.
    6. Phân tích những quy định liên quan đến biểu tình tại Việt Nam và các nước trên thế giới. trên cơ sở đó so sánh đối chiếu những điểm chính cần phải có trong luật biểu tình để xây dựng luật luật biểu tình ở Việt Nam
    Nhằm mục đích cao nhất và cuối cùng là đóng góp vào việc xây dựng luật biểu tình của Việt Nam sau này.
    3. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
    3.1. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để nghiên cứu mối quan hệ giữa thực tiễn biểu tình và các quy định của pháp luật về quyền biểu tình ở Việt Nam. Ngoài ra các tác giả còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp .
    3.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài tập trung vào nghiên cứu quyền biểu tình trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và thế giới
    Trước hết, các tác giả đã tìm hiểu những quy định pháp luật liên quan đến biểu tình của Việt Nam trong Luật số 101/ SL – L - 003 ngày 20 – 5 - 1957 của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa về quyền tự do hội họp. Mặc dù đây là một văn bản không trực tiếp điều chỉnh vấn đề biểu tình nhưng hoạt động tự do hội họp là một trong những tiền đề quan trọng để tiến tới việc thực hiện biểu tình. Do đó, chúng ta có thể tham khảo, kế thừa những quan điểm pháp lý tiến bộ trong văn bản trên để hoàn thiện các quy định về biểu tình trong quá trình xây dựng luật biểu tình của nước ta sau này.
    Bên cạnh đó, các tác giả còn tham khảo thêm những quy định của pháp luật nước ngoài có liên quan đến quyền biểu tình của một số nước trên thế giới, đặc biệt là hai đạo luật của Anh: Công đạo luật 1986 - Public Oder Act 1986 (POA 1986) và Đạo luật các tội phạm nghiêm trọng có tổ chức và cảnh sát 2005 - Serious Organised Crime and Police Act 2005 (SOCPA 2005).
    4. Tóm tắt nội dung đề tài
    Đề tài bao gồm hai chương. Chương I các tác giả trình bày những vấn đề lý luận về biểu tình bao gồm 6 vấn đề sau đây.
    Thứ nhất: các tác giả đã đưa ra hai khái niệm biểu tình. Một khái niệm dưới cái nhìn từ thực tiễn và một khái niệm trên cơ sở pháp lý. Để trả lời cho hai câu hỏi: biểu tình là gì ? biểu tình như thế nào là đúng pháp luật ?
    Thứ hai: từ khái niệm chính thức đã nêu các tác giả đưa ra sự phân biệt giữa biểu tình và một số hình thức khác tương tự. Qua đó chúng ta tránh được sự lẫn lộn trong nhận thức về các hoạt động này, tạo sự thuận lợi cho cơ quan Nhà nước xử lý vi phạm một cách rõ ràng và người dân biết được việc nào nên làm, việc nào nên tránh.
    Thứ ba: các tác giả nêu lên ý nghĩa của biểu tình
    Thứ tư: biểu tình nằm trong nhóm quyền cơ bản của công dân và không tách rời với những quyền cơ bản khác. Để làm rõ điều đó, các tác giả đã nêu lên mốiquan hệ giữa quyền biểu tình với quyền tự do ngôn luận và quyền tự do hội họp. Đây là hai quyền rất quan trọng làm tiền đề cho quyền biểu tình, nếu không có hai quyền này thì biểu tình không thể thực hiện được trên thực tế.
    Thứ năm: để thấy được tầm quan trọng của hoạt động biểu tình trong đời sống xã hội ngày nay. Các tác giả đã nêu lên vai trò của biểu tình bao gồm hai nội dung sau.
    ã Biểu tình là một trong những kênh thông tin tốt nhất để Nhà nước nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân
    ã Biểu tình là một cách để nhân dân hạn chế sự lạm dụng quyền lực của cơ quan Nhà nước
    Cuối cùng: các tác giả nêu lên xu hướng phát triển của biểu tình trên thế giới. Việc đảm bảo quyền biểu tình cho người dân là một xu thế tất yếu trên toàn cầu. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với tất cả các nước. Vì thế, luật hóa quyền biểu tình là điều cần thiết và chúng ta cũng nên theo xu hướng chung này.
    Trong chương II từ các quy định của pháp luật liên quan đến quyền biểu tình ở Việt Nam và các nước trên thế giới các tác giả đã phân tích, so sánh để nêu bật lên những ưu điểm, hạn chế. Từ đó rút ra những giải pháp cho kiến nghị xây dựng luật biểu tình ở Việt Nam bao gồm các mục sau:
    1. Quy định về việc thông báo khi tổ chức biểu tình
    2. Cấm hoặc hạn chế một số hình thức biểu tình trong một số trường hợp.
    3. Cấm và thời gian cấm biểu tình.
    4. Phạm vi cấm biểu tình.
    5. Vấn đề quy trách nhiệm.
    5.1 Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức.
    5.2 Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước.
    6. Chế tài xử phạt.
    7. Cấm sử dụng loa ở một số địa điểm
    8. Quyền hạn chế hoặc giải tán cuộc biểu tình của Nhà nước.
    9. Lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về dự thảo xây dựng luật biểu tình.
     
Đang tải...