Tài liệu Quy trình xây dựng và ban hành VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ cần được tiến hành

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ ngang bộ đc quy định tại Điều 66 của Luật BHVBQPPL và Điều 24 của Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHVBQPPL và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHVBQPPL. Quy trình xd và ban hành VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng CQ ngang bộ bao gồm các bước như sau:

    - Bước 1: Lập chương trình và soạn thảo

    + Nghiên cứu và xây dựng chương trình ban hành văn bản.

    + Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp giao và chỉ đạo đơn vị trực thuộc soạn thảo.

    + Đơn vị soạn thảo nghiên cứu và xây dựng dự thảo.

    - Bước 2: Lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo

    Tuỳ theo tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, đơn vị soạn thảo quyết định tiến hành lấy ý kiến các bộ, ngành, CT.UBND cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan.

    Bước 3: Thẩm định dự thảo

    Sau khi tổng hợp các ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, đơn vị soạn thảo dự thảo chỉnh lí dự thảo và chuyển bản dự thảo đã chỉnh lí đến tổ chức pháp chế bộ để lấy ý kiến thẩm định. Tổ chức pháp chế bộ có trách nhiệm thẩm định bằng văn bản và chịu trách nhiệm về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật. Hồ sơ thẩm định gồm:

    Dự thảo tờ trình hoặc bản thuyết minh về dự thảo văn bản đó;

    Bản dự thảo cuối cùng được đơn vị chủ trì soạn thảo chuẩn bị;

    Các kiến nghị, đề xuất về việc bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc giữ nguyên hiệu lực các điều khoản, văn bản liên quan.

    Bản tổng hợp ý kiến góp ý của các đơn vị khác gửi đến.

    Tài liệu tham khảo (nếu có)

    Trong thời gian do lãnh đạo bộ, ngành yêu cầu, tổ chức pháp chế bộ phải gửi văn bản thẩm định tới lãnh đạo bộ, ngành xem xét, quyết định, đồng thời gửi văn bản thẩm định tới đơn vị chủ trì soạn thảo.

    Bước 4: xem xét, thông qua

    Cơ quan soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng có trách nhiệm chỉnh lí dự thảo để trình Bộ trưởng xem xét và quyết định. Hồ sơ trình đầy đủ bao gồm:

    Tờ trình về dự thảo;

    Bản dự thảo;

    Văn bản thẩm định của tổ chức pháp chế bộ;

    Văn bản thẩm định của các bên cùng liên tịch ( đối với văn bản liên tịch)

    Các kiến nghị, đề xuất về việc bãi bỏ, sữa đổi, bổ sung, ban hành mới hoặc giữ nguyên hiệu lực các điều khoản, văn bản có liên quan.

    Bản tổng hợp ý kiến góp ý của các đơn vị khác gửi đến.

    Tài liệu tham khảo ( nếu có)

    Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét và kí ban
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...