Luận Văn Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Để đề ra đường lối đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đưa nước ta vào thời kỳ phát triển mới, thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và khu vực, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về tăng cường quản lý nhà nước đối với xã hội, vai trò của công tác xây dựng và ban hành văn bản trong các cơ quan nhà nước ngày càng giữ vị trí quan trọng, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Văn bản vừa là công cụ, vừa là phương tiện để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình.
    Những năm qua, nhà nước đã quan tâm và từng bước hoàn thiện công tác xây dựng và ban hành văn bản cho các cơ quan nhà nước ở Trung ương. Thể hiện bằng việc: năm 1996 Quốc hội đã ban hành Luật Ban hành văn bản QPPL và luật này được sửa đổi bổ sung năm 2002, năm 2005 Chính phủ ban hành Nghị định 161/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ban hành văn bản QPPL và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL. Các văn bản pháp lý nêu trên đã hình thành một quy trình tương đối đồng bộ về thủ tục, trình tự soạn thảo các văn bản QPPL. Tuy nhiên đối với các văn bản hành chính thì tuỳ theo đặc điểm hoạt động của từng cơ quan mà có quy trình ban hành tương ứng, chưa được pháp luật quy định.
    Thực tế cho thấy, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương đã mang lại nhiều kết quả đáng kể, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy vậy, trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trên nhiều phương diện.
    Nguyên nhân của những tồn tại này chính là do việc xây dựng và ban hành văn bản không tuân thủ đầy đủ các bước trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản, dẫn đến các văn bản được ban hành kém chất lượng, làm giảm hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước.
    Xuất phát từ thực trạng nêu trên, trong thời gian vừa qua có nhiều nhà nghiên cứu về văn bản đã đưa ra nhiều ý kiến, công trình nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản nhằm nâng cao chất lượng soạn thảo văn bản QLNN. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bản trong các cơ quan cụ thể còn ít và chưa đồng bộ. Có thể nói việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bản là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay. Vì vậy em đã chọn đề tài “ Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Năm 1996, khi Luật ban hành văn bản QPPL được ban hành, chủ đề nghiên cứu về khung pháp luật của các văn bản QPPL đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học thuộc các chuyên ngành khác nhau: Luật học, Hành chính học, Văn bản học ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Về văn bản QPPL nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố như: Giáo trình “Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật” của Học viện Hành chính Quốc gia, Giáo trình “Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật” của Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “Kỹ thuật xây dựng và ban hành văn bản” của Học viện Hành chính Quốc gia, Sách “Soạn thảo và xử lý văn bản QLNN” của Học viện Hành chính Quốc gia, Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu ở cấp độ luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý Hành chính công như: “Hoàn thiện thủ tục xây dựng và ban hành văn bản QPPL của UBND Thành phố Hà Nội” của Nguyễn Công Long; “Nâng cao chất lượng ban hành văn bản QPPL ở cấp Bộ nước ta hiện nay” của Nguyễn Quốc Việt; “Ban hành văn bản QLNN của cấp xã” của Nguyễn Văn Bình; “Hoàn thiện quy trình xử lý văn bản của UBND quận, huyện” của Nguyễn Lương Bằng Một số Khoá luận tốt nghiệp cử nhân Hành chính như: “Tình hình ban hành văn bản QLNN và công tác thẩm định văn bản QPPL của Sở Tư pháp Hà Tây” của Phạm Thị Diễm, “Hoàn thiện công tác ban hành văn bản trong hoạt động của Vụ Thanh tra – Pháp chế ( Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ)” của Doãn Quốc Trung, “Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL tại bộ Thuỷ sản” của Phạm thị Kim Liên.
    Nhìn chung các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Có đề tài đề cập trực tiếp đến quy trình xây dựng và ban hành văn bản như đề tài “Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QPPL tại bộ Thuỷ sản” của Phạm Thị Kim Liên. Một số đề tài khác chỉ đề cập đến một phần nhỏ về quy trình xây dựng và ban hành văn bản.
    Tuy nhiên việc nghiên cứu về quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN đặc biệt là các cơ quan nhà nước ở Trung ương vẫn còn ít và chưa hệ thống. Các đề tài nghiên cứu chủ yếu đề cập đến quy trình xây dựng và ban hành các văn bản QPPL, trong khi quy trình xây dựng và ban hành các văn bản hành chính lại ít được đề cập đến. Vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về quy trình xây dựng và ban hành các văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhưng những công trình nghiên cứu nói trên là nguồn tài liệu quan trọng được tham khảo trong quá trình làm khoá luận của mình.
    3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
    Trên cơ sở lý luận chung, nhiệm vụ của khoá luận là:
    - Mô tả quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    - Đánh giá thực trạng quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ.
    - Tìm ra các nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm hướng tới hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ.
    Như vậy, đề tài hướng tới mục đích là: nghiên cứu quy trình xây dựng và ban hành văn bản qua đó làm rõ thực trạng việc thực hiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy những ưu điểm, tiến tới hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ.
    4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    4.2. Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài được tiếp cận theo phương pháp tư duy khoa học, lôgic, dựa vào nội dung của các văn bản pháp luật của nhà nước về quy trình xây dựng và ban hành văn bản làm nền tảng. Sau đó qua quan sát, gắn kết lý luận với thực tiễn hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo rút ra nhận xét, đánh giá.Trong quá trình thực hiện, tôi đã sử dụng các những phương pháp sau đây:
    - Phương pháp phân tích.
    - Phương pháp so sánh.
    - Phương pháp tổng hợp từ các báo cáo, tài liệu tham khảo, các tài liệu thu thập được liên quan đến quy trình xây dựng và ban hành văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    5. Kết cấu của khoá luận
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khoá luận gồm 3 chương:
    Chương I: Lý luận chung về văn bản và công tác xây dựng, ban hành văn bản.
    Chương II: Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Chương III: Một số kiến nghị và đề xuất nhằm hướng tới hoàn thiện quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 6
    1. Lý do chọn đề tài 6
    2. Tình hình nghiên cứu 7
    3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài . 8
    4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . 9
    5. Kết cấu của khoá luận 9
    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN BẢN VÀ CÔNG TÁC
    XÂY DỰNG, BAN HÀNH VĂN BẢN . 10
    I. Tổng quan về văn bản QLNN . 10
    1. Khái niệm 10
    2. Chức năng của văn bản QLNN . 11
    3. Vai trò của văn bản QLNN . 13
    4. Phân loại văn bản QLNN 15
    II. Những yêu cầu về kỹ thuật soạn thảo văn bản QLNN . 20
    1. Văn bản phải đảm bảo tính hợp pháp . 20
    2. Văn bản phải đảm bảo tính khoa học . 21
    3. Văn bản phải đảm bảo tính khả thi . 26
    III. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản 26
    1. Khái niệm 26
    2. Hình thức thể chế hoá quy trình . 27
    3. Trình tự chung xây dựng và ban hành văn bản 27
    CHƯƠNG II: QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN
    BẢN QLNN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 33
    I. Thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản của Bộ Giáo dục
    và Đào tạo 33
    1. Văn bản QPPL 36
    2. Văn bản hành chính . 37

    II. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản QLNN của Bộ Giáo dục
    và Đào tạo . 37
    1. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo
    dục và Đào tạo . 38
    1.1. Quy trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc
    thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo . 38
    1.1.1. Hình thức và nội dung của văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
    và Đào tạo ban hành 38
    1.1.2. Yêu cầu đối với văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
    ban hành 40
    1.1.3. Trình tự xây dựng và ban hành văn bản QPPL thuộc thẩm quyền ban
    hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo . 40
    1.1.4. Cơ cấu nội dung và thể thức các văn bản QPPL do bộ trưởng Bộ
    Giáo dục và Đào tạo ban hành . 54
    1.2. Trình tự soạn thảo văn bản QPPL của Bộ Giáo dục và Đào tạo thuộc
    thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,
    Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ 62
    1.2.1. Cơ sở pháp lý 62
    1.2.2. Trình tự soạn thảo . 62
    2. Quy trình xây dựng và ban hành các văn bản hành chính của Bộ Giáo dục
    và Đào tạo 70
    2.1. Hình thức ban hành văn bản hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo 70
    2.2. Trình tự soạn thảo và ban hành các văn bản hành chính của Bộ Giáo dục
    và Đào tạo 71
    CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HƯỚNG
    TỚI HOÀN THIỆN QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH
    VĂN BẢN QLNN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO . 77
    I. Một số nhận xét khái quát về quy trình xây dựng và ban hành
    văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo 77
    1. Những kết quả đạt được 78
    2. Những hạn chế, thiếu sót . 82
    3. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót 87
    II. Một số kiến nghị và đề xuất nhằm hướng tới hoàn thiện quy trình
    xây dựng và ban hành văn bản quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và
    Đào tạo . 90
    1. Lập dự kiến chương trình soạn thảo, ban hành văn bản dài hạn và hàng
    năm của Bộ . 91
    2. Hoàn thiện về thể chế, tổ chức . 92
    3. Hoàn thiện các bước trong quy trình xây dựng và ban hành văn bản của
    Bộ Giáo dục và Đào tạo . 94
    4. Nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ cho cán bộ làm công tác soạn thảo
    văn bản 97
    5. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân vào việc nâng cao chất lượng văn bản . 99
    6. Xây dựng kế hoạch kinh phí phục vụ cho việc xây dựng và ban hành
    văn bản của Bộ . 100
    7. Thường xuyên tổng kết, đúc rút kinh nghiệm 100
    KẾT LUẬN . 101
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 102
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...