Thạc Sĩ Quy trình xác định hộ nghèo và các vấn đề chính sách trường hợp Huyện Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 14/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2012

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    TÓM TẮT iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vii
    DANH MỤC HÌNH, KHUNG, HỘP, BẢNG . viii
    CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . 1
    1.1. Bối cảnh chính sách 1
    1.2. Câu hỏi nghiên cứu . 4
    1.3. Phạm vi và mục đích nghiên cứu 5
    1.4. Phương pháp nghiên cứu 5
    1.5. Kết cấu của Luận văn 8
    CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM, KHÁI NIỆM LIÊN QUAN VÀ QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO TẠI VIỆT NAM . 9
    2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm 9
    2.2. Một số khái niệm liên quan . 10
    2.3. Chuẩn nghèo và chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam . 12
    2.4. Tầm quan trọng của việc xác định hộ nghèo 14
    2.5. Phương pháp xác định hộ nghèo . 16
    2.6. Quy trình rà soát, xác định hộ nghèo trên toàn quốc 17
    2.7. Quy trình rà soát, xác định hộ nghèo tại huyện Đắk Mil 18
    2.8. Quy trình rà soát, xác định hộ nghèo tại cấp xã 19
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . . 20
    3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu . 20
    3.1.1.Các đặc điểm nhân khẩu cơ bản . 20
    3.1.2. Đặc điểm về nơi sinh sống, tài sản và chất lượng sống 23
    3.1.3. Đặc điểm về sức khỏe và giáo dục 24
    3.1.4. Khả năng tiếp cận thông tin, quan hệ xã hội . 27
    3.1.5. Khả năng tiếp cận các chính sách ưu đãi 29
    3.2. Một số phát hiện chính 30
    3.2.1. Chuẩn nghèo bất hợp lý 30
    3.2.2. Nhận định và thực hiện không thống nhất 34
    3.2.3. Nguồn lực và yêu cầu không tương xứng . 37
    3.2.4. Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu công vụ 39
    3.2.5. Bất cập trong hệ thống chính sách 43
    3.2.6. Điều chỉnh tỷ lệ hộ nghèo tùy ý 46

    CHƯƠNG 4: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH
    . 47
    4.1. Kinh nghiệm quốc tế về xác định đối tượng hưởng chính sách hỗ trợ . 47
    4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 49
    4.3. Một số đề xuất chính sách . 51
    4.4. Thuận lợi và giới hạn của nghiên cứu . 53
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 55
    PHỤ LỤC
    TÓM TẮT
    Xác định chính xác hộ nghèo là yêu cầu quan trọng đối với việc thực thi chính sách giảm nghèo bởi tỷ lệ hộ nghèo là căn cứ quan trọng để hoạch định và xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, an sinh xã hội, các chương trình giảm nghèo phù hợp cho địa phương, quốc gia hàng năm và trong từng giai đoạn cụ thể. Chỉ có trên cơ sở xác định hộ nghèo chính xác thì nguồn lực khan hiếm mới được sử dụng có hiệu quả, mọi sự trợ giúp mới đến được đúng đối tượng, giúp các hộ thật sự khó khăn có cơ hội cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và góp phần giảm bất bình đẳng.
    Với huyện Đắk Mil, các chính sách xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo đồng thời giúp nhiều người nghèo vượt qua khó khăn và vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, những sai sót trong quá trình xác định hộ nghèo khiến cho danh sách nhận hỗ trợ vẫn còn những hộ rất nghèo bị bỏ sót và có những hộ được bao hàm trong danh sách lại không đáp ứng các tiêu chuẩn đối với hộ nghèo. Hiện tượng “dư thừa” và “bỏ sót” trong quá trình xác định hộ nghèo là một nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả của các chính sách XĐGN và gia tăng sự phân hóa giàu nghèo tại địa phương.
    Quá trình nghiên cứu đề tài “Quy trình xác định hộ nghèo và các vấn đề chính sách: trường hợp huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông” đã phát hiện một số vấn đề tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn xã hội nhưng dường như chưa được các quan chức và cơ quan chức năng quan tâm: chuẩn nghèo không hợp lý dẫn đến tình trạng lén lút “phá rào”, đưa những gia đình thu nhập “trên chuẩn” vào danh sách hộ nghèo; cán bộ lợi dụng chức vụ quyền hạn đưa họ hàng và người có quan hệ thân thiết không đáp ứng tiêu chuẩn vào danh sách nhận hỗ trợ; quy trình xác định hộ nghèo không thống nhất giữa các địa phương; kinh phí và phụ cấp cán bộ cơ sở không tương xứng với yêu cầu công việc dẫn đến sai sót trong quá trình xác định hộ nghèo và tình trạng thiếu kiên quyết chấn chỉnh sai sót; năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ hạn chế, nguồn lực hạn hẹp khiến các cơ quan chức năng không thực hiện phúc tra, kiểm tra chéo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo của cấp cơ sở một cách toàn diện. Ngoài ra, tỷ lệ hộ nghèo còn được các địa phương tùy tiện điều chỉnh nhằm phục vụ các động cơ chính trị khác ngoài mục đích hỗ trợ người nghèo.
    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên không chỉ xuất phát từ nhận thức, trình độ của đội ngũ cán bộ, người dân mà còn từ những bất cập của hệ thống chính sách, sự chỉ đạo, quản lý kém hiệu quả của các cấp Chính quyền và cơ quan chức năng. Từ kết quả và kết luận, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi tới cơ quan có thẩm quyền nhằm tăng tính minh bạch, khách quan, chính xác của kết quả điều tra, rà soát; cải thiện cơ chế xác định hộ nghèo và hiệu quả của chương trình xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Tuy kết quả thực hiện, những phát hiện, kết luận còn nhiều hạn chế nhưng nếu được triển khai thực hiện đồng bộ và nghiêm túc, các giải pháp này chắc chắn sẽ góp phần giảm bất bình đẳng đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của những người nghèo nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...