Thạc Sĩ Quy trình và phương pháp nuôi cá biển

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 7/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    LỜI NÓI ĐẦU 3
    BÀI MỞ ĐẦU 5
    I. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VÀ NHIỆM VỤ MÔN HỌC 5
    1. Khái niệm: 5
    2. Vị trí và nhiệm vụ môn: 5
    3. Mục đích yêu cầu: 5
    II. CÁC TIÊU CHUẨN TUYỂN CHỌN MỘT ĐỐI TƯỢNG CÁ BIỂN ĐƯA VÀO NUÔI. 5
    III. TÌNH HÌNH NUÔI CÁ BIỂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
    . 6
    1.TRÊN THẾ GIỚI. 6
    1.1 Khu vực Tây Bắc Âu: 7
    1.2 Khu vực Địa Trung Hải. 11
    1.3 Khu vực Nam Mỹ 13
    1.4 Khu vực Đông Á và Đông Nam Á. 14
    2. Ở VIỆT NAM. 15
    Chương II: 17
    I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CHẼM (Lates calcarifer Bloch, 1790
    ) 17
    1. Hệ thống phân loại và hình thái 17
    1.2 Hình thái và đặc điểm nhận dạng: 18
    2. Phân bố 19
    3. Khả nảng thích ứng với môi trường 20
    4. Đặc điểm dinh dưỡng 21
    6. Vòng đời của cá Chẽm 22
    7. Đặc điểm sinh sản của cá Chẽm 23
    4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng 48

    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm gần đây, tình hình nuôi tôm ở nước ta đã và đang gặp một số khó khăn nhất định. Môi trường ô nhiễm, dịch bệnh lây lan ngày càng nghiêm trọng, khó giám sát, quản lý. Cộng đồng dân cư ở các vùng nuôi tôm trước đây đang gặp nhiều khó khăn về đời sống, nợ nần không có khả năng chi trả. Để góp phần cải thiện và phát triển ổn định nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam, vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu phát triển đa dạng hóa các đối tượng nuôi, các hình thức nuôi, luân canh xen vụ. Để tận dụng hệ thống ao đìa nuôi tôm đang bỏ không, hoang phí, đồng thời đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên biển, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm các loài cá biển có giá trị kinh tế là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay.
    Việt Nam có lợi thế bờ biển dài 3260km với nhiều eo vịnh, nhiều diện tích đất ven biển cho nên rất thuận lợi để phát triển nuôi cá biển cả về nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Mặt khác, chúng ta còn gần thị trường tiêu thụ cá biển sống lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản. Cho nên phát triển nuôi biển là một trong những định hướng của nước ta từ nay đến 2010. Nhưng thực tế trong những năm vừa qua tốc độ phát triển của ngành còn chậm và chưa phát huy được tiềm năng và lợi thế. Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, sản lượng cá biển nuôi của Việt Nam năm 2004 mới chỉ đạt 13.865 tấn trong khi đó mục tiêu đề ra đến 2010 sản lượng nuôi phải đạt 200.000 tấn. Qua đánh giá phân tích thì có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tuy nhiên một trong những yếu tố quan trọng để Việt Nam chưa đẩy nhanh được tốc độ phát triển nuôi cá biển là chưa chủ động được con giống (Lê Xân, 2006).
    Bên cạnh việc quy hoạch, sắp xếp lại và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, nghề nuôi cá biển ở nước ta bắt đầu có những bước phát triển đáng kể. Nhiều loài cá có giá trị kinh tế đã và đang được nghiên cứu nuôi như: cá Mú (Epinephelus spp) cá Giò (Rachycentron canadum), cá Hồng (Lutjanus erythropterus), cá Đù Mỹ (Scyaenops ocellatus), cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Chẽm Mõm Nhọn (Psammoperca waigiensis) cá Cam (Seriola spp), Một số đối tượng đã được đưa vào sản xuất trên qui mô lớn, góp phần vào việc tăng sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa. Các loài cá thuộc họ cá Sơn Biển (Centropomidae) mà điển hình là cá Chẽm (Lates calcarifer) đã được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Hiện đã có qui trình sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm hoàn thiện.
    Hiện nay, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá biển ở nước ta mới bắt đầu hình thành, từng bước được cải thiện, nâng cao và tiếp thu kinh nghiệm của thế giới. Nên các qui trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm chưa được hoàn thiện. Công trình nuôi (cụ thể là lồng nuôi) đa phần là qui mô nhỏ đơn giản. Kỹ thuật nuôi biến đổi hàng ngày và phát triển một cách đa dạng tùy theo điều kiện từng vùng. Vì vậy, trong phạm vi cuốn sách này không thể cung cấp đến độc giả tất cả những cải tiến kỹ thuật, những giải pháp kỹ thuật đặc thù theo từng địa phương, những biến đổi liên tục qua từng vụ, từng năm Chúng tôi hy vọng với những đặc điểm sinh học cơ bản của các đối tượng cá biển nuôi, những qui trình kỹ thuật cũng như kinh nghiệm sản xuất, được trình bày trong tài liệu này sẽ giúp cho bạn đọc tích lũy và hệ thống được các kiến thức cần thiết để tìm hiểu sâu hơn về các đối tượng cá biển nuôi. Hiểu rõ hơn và nắm được các bước cơ bản, chủ yếu của các qui trình kỹ thuật nuôi, thông qua đó dễ dàng tiếp cận với bất cứ một giải pháp kỹ thuật nuôi mới hoặc một phương pháp nuôi mới nào khác, để cải tiến, áp dụng đẩy mạnh nghề nuôi cá biển phát triển nhanh, ổn định và bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...