Luận Văn Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty aasc thực hiện

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    94 trang

    MỤC LỤC


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1

    DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 2

    TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP 3

    LỜI MỞ ĐẦU 17

    CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 20

    1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 20

    1.1.1.Khái niệm 20

    1.1.2. Đối tượng của kiểm toán tài chính 21

    1.1.3. Chức năng 23

    1.1.4. Mục tiêu của Kiểm toán tài chính 24

    1.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 28

    1.3. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 30

    1.3.1. Khái niệm về thủ tục phân tích 30

    1.3.2. Mục tiêu của thủ tục phân tích 31

    1.3.3. Phân loại thủ tục phân tích 32

    1.3.4. Ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính 36

    1.4. VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 38

    1.4.1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 38

    1.4.1.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 38

    1.4.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 39

    1.4.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 41

    1.4.2.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. 41

    1.4.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết được thực hiện trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. 43

    1.4.3. Thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 46

    1.4.3.1. Mục tiêu của thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 46

    1.4.3.2. Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 47

    CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 48

    2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY AASC 48

    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 48

    2.1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh 51

    2.1.2.1- Phương châm dịch vụ của AASC 51

    2.1.2.2- Các loại hình dịch vụ cung cấp và khách hàng của Công ty AASC 51

    2.1.2.3-Kết quả kinh doanh của Công ty 53

    2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 55

    2.1.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty AASC 56

    2.1.4.1- Tổ chức bộ máy kế toán: 56

    2.1.4.2. Tổ chức công tác kế toán: 57

    2.1.4.3. Quy trình kiểm soát chất lượng của Công ty 58

    2.2. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHUNG DO CÔNG TY THỰC HIỆN 58

    2.3. THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY ABC DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 60

    2.3.1. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty ABC 60

    2.3.3. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 69

    2.3.4. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 73

    2.4. QUY TRÌNH THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH KHI KIỂM TOÁN CÔNG TY XYZ 74

    2.4.1. Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 74

    2.4.2. Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 82

    2.4.3. Thủ tục phân tích được vận dụng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 83

    2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH CỦA CÔNG TY AASC TẠI 2 KHÁCH HÀNG 83

    2.5.1. Sự khác biệt trong việc thực hiện thủ tục phân tích tại 2 Công ty 83

    2.5.2. Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào các giai đoạn của cuộc kiểm toán 84

    CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 85

    3.1. NHẬN XÉT VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC 85

    3.2. NHẬN XÉT VỀ VIỆC THỰC HIỆNTHỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC 87

    3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY AASC 89

    3.3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC 89

    3.3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty AASC 90

    3.3.3. Kiến nghị đối với các đơn vị được kiểm toán 93

    3.3.4. Kiến nghị đối với các đơn vị được kiểm toán 95

    KẾT LUẬN 96

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98




    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    1 Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC

    2 Báo cáo tài chính BCTC

    3 Bảng cân đối kế toán BCĐKT

    4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCKQHĐKD

    5 Công nghiệp CN

    6 Doanh nghiệp DN

    7 Giá vốn hàng bán GVHB

    8 Hoạt động sản xuất kinh doanh HĐSXKD

    9 Hoạt động tài chính HĐTC

    10 Hàng tồn kho HTK

    11 Kiểm toán viên KTV

    12 Khách hàng KH

    13 Kinh doanh KD

    14 Tài sản cố định TSCĐ

    15 Trách nhiệm hữu hạn TNHH

    16 Sản xuất kinh doanh SXKD

    17 Xuất nhập khẩu XNK

    18 Xuất khẩu XK




    DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1.1: Công nghệ kế toán với việc xác định mục tiêu kiểm toán 26

    Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về đội ngũ nhân viên của Công ty 50

    Bảng 2.2: Bảng kết quả kinh doanh của AASC 54

    Bảng 2.3: Trích giấy tờ làm việc của KTV tóm tắt thông tin Công ty ABC 61

    Bảng 2.4: Phân tích sơ bộ BCĐKT Công ty ABC 64

    Bảng 2.5: Phân tích sơ bộ BCKQKD 65

    Bảng 2.6: Trích giấy tờ làm việc của KTV dựa trên BCĐKT 66

    Bảng 2.7: Trích giấy tờ làm việc của KTV dựa trên BCKQHĐKD 67

    Bảng 2.8 : Phân tích các tỷ suất tài chính 68

    Bảng 2.9: Xác định các rủi ro chi tiết 69

    Bảng 2.10: Chương trình kiểm toán 70

    Bảng 2.11: Bảng tính mức độ trọng yếu 71

    Bảng 2.12: Bảng ước tính của KTV 72

    Bảng 2.13: Mức trọng yếu ước lượng 73

    Bảng 2.14: Trích giấy tờ làm việc của KTV tóm tắt thông tin Công ty XYZ 75

    Bảng 2.15: Phân tích sơ bộ BCĐKT của Công ty XYZ 78

    Bảng 2.16: Phân tích sơ bộ BCKQKD 79

    Bảng 2.17: Trích giấy tờ làm việc của KTV 80

    Bảng 2.18: Các tỷ suất phân tích 81

    Bảng 2.19: Rủi ro được xác định cụ thể 81

    Bảng 2.20: Chương trình kiểm toán 82

    Bảng 2.21: Bảng xác định mức độ trọng yếu cho tổng thể báo cáo tài chính 83

    Bảng 3.1: Phân tích số liệu của đơn vị so với toàn ngành 91

    DANH MỤC BIỂU

    Biểu đồ 2.1: Biểu đồ số lượng đội ngũ nhân viên ở AASC 51

    Biểu đồ 2.2: Kết quả kinh doanh của Công ty AASC 54

    DANH MỤC SƠ DỒ

    Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AASC 56

    Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổng quát về qui trình kiểm toán 59

    Sơ đồ 2.3: Khái quát qui trình vận dụng thủ tục phân tích vào 84



    TÓM TẮT KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


    CHƯƠNG 1

    LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

    TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN

    1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

    1.1.1. Khái niệm kiểm toán tài chính và đối tượng kiểm toán tài chính

    ã Khái niệm

    Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng đảm nhận và dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực.

    Kiểm toán báo cáo tài chính là sự kiểm tra và trình bày ý kiến nhận xét của kiểm toán viên và công ty kiểm toán về tính trung thực, hợp lý, tính hợp thức và tính hợp pháp của Bảng khai tài chính.

    ã Đối tượng

    Đối tượng kiểm toán tài chính là Bảng khai tài chính và những bảng kê khai có tính pháp lý khác như Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt ( kể cả các bảng kê khai tài sản doanh nghiệp phá sản hoặc bán đấu giá ), các bảng khai theo yêu cầu riêng của chủ đầu tư

    1.1.2. Chức năng

    Chức năng xác minh nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu, tính pháp lý của việc thực hiện các nghiệp vụ hay việc lập các bảng khai tài chính. Mục tiêu xác minh trong kiểm toán tài chính bao gồm:

     Tồn tại hoặc phát sinh

     Đầy đủ ( Trọn vẹn)

     Phân loại và trình bày

     Tính giá

     Chính xác

     Quyền và nghĩa vụ

    Biểu hiện của nó là:

     Xác minh độ tin cậy của các con số

     Xác minh việc tuân thủ các quy định và tính hợp thức, hợp pháp của các biểu mẫu kế toán.

    Chức năng bày tỏ ý kiến có thể được hiểu rộng với nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả pháp lý, tư vấn qua xác minh.

    Chức năng bày tỏ ý kiến dưới hình thức tư vấn mà sản phẩm của hình thức này là thư quản lý và dưới hình thức phán xử.

    1.1.3. Mục tiêu của Kiểm toán tài chính

    Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Ngoài ra, kiểm toán báo cáo tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.

    Trung thực: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

    Hợp lý: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.

    Hợp pháp: là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận).



    1.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH.

    Để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến, kiểm toán tài chính cũng sử dụng các phương pháp kiểm toán chứng từ (kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic) và kiểm toán ngoài chứng từ (kiểm kê, thực nghiệm, điều tra). Tuy nhiên, do mỗi loại kiểm toán có chức năng cụ thể khác nhau, đối tượng cụ thể khác nhau và quan hệ chủ thể, khách thể kiểm toán khác nhau nên trong kiểm toán tài chính, cách thức kết hợp các phương pháp cơ bản trên cũng có những điểm đặc thù.

    Thử nghiệm cơ bản: là thẩm tra lại các thông tin biểu hiện bằng tiền phản ánh trên bảng tổng hợp bằng việc kết hợp các phương pháp kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ theo trình tự và cách thức kết hợp xác định.

    Thử nghiệm tuân thủ: dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ khi hệ thống này tồn tại và hoạt động có hiệu lực để khẳng định sự tồn tại và hiệu lực này cần khảo sát, thẩm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ.

    1.3. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

    1.3.1. Khái niệm về thủ tục phân tích

    Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 520, quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến.

    1.3.2. Mục tiêu của thủ tục phân tích

    Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520, quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau:

    - Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác.

    - Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc sử dụng thủ tục này có hiệu quả hơn so với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính.

    - Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của cuộc kiểm toán.

    1.3.3. Phân loại thủ tục phân tích

     Phân tích xu hướng

    Phân tích xu hướng là sự phân tích dựa trên cơ sở so sánh các chỉ số của cùng một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. Phân tích xu hướng thường được kiểm toán viên sử dụng qua so sánh thông tin tài chính kỳ này với kỳ trước, hay so sánh giữa các tháng trong kỳ, hoặc so sánh số dư (số phát sinh) của các tài khoản cần xem xét. Đồng thời thông qua phân tích sự biến động của một số dư tài khoản hay khoản mục giữa các kỳ kế toán trước, kiểm toán viên có thể đưa ra dự kiến của kỳ hiện tại.

    Có thể phân chia thủ tục phân tích xu hướng thành hai dạng là: Phân tích xu hướng giản đơn và phân tích hồi quy.

     Phân tích xu hướng giản đơn: Là xác định con số ước tính dựa trên số dư tài khoản kỳ trước.

     Phân tích hồi quy: Là sử dụng phương pháp toán học trong phân tích tài chính để biểu hiện và đánh giá các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này xác định sự thay đổi của nguyên nhân. Đây là phương pháp phổ biến và có hiệu quả sử dụng cao hơn so với phương pháp phân tích xu hướng giản đơn. Vì nó chi tiết đến từng yếu tố của chỉ ta đang xem xét.

     Phân tích tỷ suất là một thuật ngữ thường được sử dụng để nói tới việc phân tích tỷ suất số dư tài khoản này với một số dư tài khoản khác, một loại sự thay đổi liên quan đến số dư tài khoản, các dữ liệu tài chính với dữ liệu hoạt động của một yếu tố qua một thời gian hay so với các yếu tố khác. Nếu phân tích xu hướng tập trung vào một tài khoản cụ thể và không đi vào phân tích mối quan hệ về số dư các tài khoản thì phân tích tỷ suất lại tập trung vào mối quan hệ này. Phân tích tỷ suất chủ yếu áp dụng đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, dự đoán xu hướng biến động của các tài khoản thường không đem lại hiệu quả cao do các số dư tài khoản trên bảng cân đối kế toán được đưa ra vào một thời điểm, trong khi đó phân tích tỷ suất giữa các số dư tài khoản trên báo cáo kết quả kinh doanh lại hiệu quả do nó phản ánh sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh trong mối quan hệ với các khoản mục. Trong thực hành kiểm toán, kiểm toán viên thường tiến hành thủ tục phân tích thông qua các nhóm tỷ suất:

     Nhóm tỷ suất về khả năng thanh toán

     Nhóm tỷ suất hoạt động

     Nhóm tỷ suất đòn bẩy

     Nhóm tỷ suất lợi nhuận

     Nhóm tỷ suất giá thị trường

    1.3.4. Ý nghĩa của thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính

    Thực hiện thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên hạn chế tối đa các thủ tục kiểm toán chi tiết, tiến hành kiểm toán không dàn trải mà tập trung vào các sai sót trọng yếu, làm rõ những nghi vấn, những dấu hiệu bất thường, làm giảm chi phí, thời gian kiểm toán, tăng hiệu quả làm việc và chất lượng kiểm toán. Thủ tục phân tích trong giai đoạn này được xem như một loại thử nghiệm cơ bản cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của các khoản mục hay thông tin tài chính khác. Không những làm rõ nguyên nhân chênh lệch, các sai sót trọng yếu mà thủ tục phân tích còn giúp củng cố hoạt động kế toán tại doanh nghiệp.

    Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá tổng quát lần cuối cùng toàn bộ số liệu đã được kiểm toán nhằm khẳng định một lần nữa cho kết luận kiểm toán, hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán bổ xung, từ đó đưa ra đánh giá hợp lý, chính xác về tình hình tài chính của đơn vị trong năm báo cáo tài chính hiện hành.

    1.4. VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CUỘC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...