Thạc Sĩ Quy trình thu nổ địa chấn 2d ứng dụng cho khu vực nam côn sơn

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi taitailieu_16, 25/10/12.

  1. MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Phương pháp thăm dò địa chấn là một trong phương pháp quan trọng bậc nhất và đạt hiệu quả cao trong thăm dò và đánh giá tiềm năng dầu khí, đặc biệt trong thăm dò trên biển. Ở Việt Nam, phương pháp thăm dò địa chấn đã được ứng dụng trong các cuộc tìm kiếm thăm dò dầu khí 2D và 3D.
    Ngày nay với sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật, các thiết bị thu hiện đại với độ nhạy ngày càng tăng và phương pháp xử lý, minh giải ngày càng chính xác hơn đòi hỏi cần một quy trình đo đạc thực tế hiệu quả và khoa học.
    Trong thăm dò, khảo sát địa chấn 2D trên biển, đã có nhiều quy trình khảo sát tiên tiến, chung cho quá trình khảo sát địa chấn, tuy nhiên tùy theo đặc điểm của từng khu vực mà người ta xây dựng một quy trình phù hợp tốt nhất. Vì vậy, mục tiêu của luận văn này là nguyên cứu và đề xuất một quy trình cho khu vực Nam Côn Sơn nhằm tối ưu hóa quá trình thu thập tài liệu thực tế.
    Bằng sự tham gia đo đạc trên tàu thăm dò địa chấn 2D với thiết bị tiên tiến, tác giả xin giới thiệu quy trình thu thập số liệu thực tế được ứng dụng trong khu vực bể trầm tích Nam Côn Sơn – Việt Nam. Đề tài: “QUY TRÌNH THU NỔ ĐỊA CHẤN 2D ỨNG DỤNG CHO KHU VỰC NAM CÔN SƠN” đã được tác giả thực hiện trong quá trình làm việc thực tế cùng với những khóa giảng dạy và sự giúp đỡ về kỹ thuật của công ty Dịch vụ dầu khí Việt Nam và Nordic Pte, Nauy.
    2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    Trình bày tóm tắt về cấu tạo địa chất, đặc điểm và tiềm năng dầu khí khu vực Nam Côn Sơn.
    Tổng quan về phương pháp địa chấn và phương pháp thăm dò dầu khí được ứng dụng ở Việt Nam.
    Giới thiệu các thiết bị thu nổ địa chấn và quy trình để thu thập số liệu ngoài thực địa.
    Một vài kết quả thu được
    Từ những cơ sở trên nêu lên những nhận xét về phương pháp và quy trình thu thập số liệu này, làm cơ sở cho việc giới thiệu cho sinh viên tiếp xúc và hiểu biết với quy trình đo đạc thực tế của phương pháp này.
    3. Bố cục của luận văn
    Luận văn được trình bày trong 55 trang bao gồm:
    Mở đầu: Giới thiệu tổng quan về luận văn.
    Chương 1: Đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực Nam Côn Sơn.
    Chương 2: Tổng quan về lý thuyết thăm dò địa chấn.
    Chương 3: Các thiết bị trên tàu khảo sát địa chấn 2D và quy trình khảo sát.
    Chương 4: Một vài ứng dụng trong khu vực Nam Côn Sơn.
    Kết luận: Trình bày ý nghĩa và những kết quả đạt được với quy trình kỹ thuật khảo sát cụ thể của tàu địa chấn Bình Minh 02 cho khu vực Nam Côn Sơn, từ đó đưa ra những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại của quy trình khảo sát địa chấn 2D ứng dụng cho khu vực cụ thể của thềm lục địa Việt Nam.

    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa Trang
    Lời cảm ơn
    Mục lục
    Danh mục các kí hiệu
    Danh mục các hình vẽ
    Mở đầu 1
    CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC NAM CÔN SƠN 3
    1.1. Vị trí địa lý 4
    1.2. Đặc điểm cấu trúc và kiến tạo 5
    1.3. Đặc điểm địa tầng và trầm tích 5
    1.3.1. Thành tạo trước Kainozoi 5
    1.2.3. Các thành tạo Kainozoi 7
    1.4. Đặc điểm trầm tích dầu khí khu vực Nam Côn Sơn 10
    1.4.1. Tầng sinh 10 1.4.2. Đá chứa 11
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT THĂM DÒ ĐỊA CHẤN 13
    2.1. Đặc điểm của sóng địa chấn 14
    2.1.1. Ứng suất 14
    2.1.2. Biến dạng 15
    2.1.3. Định luật Hooke 17
    2.1.4. Phương trình sóng 17
    2.2. Định nghĩa tín hiệu và nhiễu trong thăm dò địa chấn 23
    2.2.1. Tín hiệu 23
    2.2.2. Nhiễu 23
    2.3. Các định luật cơ bản trong thăm dò địa chấn 25
    2.3.1. Nguyên lý Huyghen-Fresnel (Định luật truyền sóng) 25
    2.3.2. Nguyên lý Fecma (Nguyên lý thời gian cực trị) 26
    2.3.3. Định luật Snell 26
    2.4. Xử lý số liệu số liệu địa chấn 28
    2.4.1. Giai đoạn tiền xử lý 28 2.4.2. Giai đoạn xử lý 30
    CHƯƠNG 3: CÁC THIẾT BỊ TRÊN TÀU KHẢO SÁT ĐỊA CHẤN 2D VÀ QUY TRÌNH KHẢO SÁT 32
    3.1. Hệ thống định vị 33
    3.2. Hệ thống nguồn nổ 35
    3.3. Cáp thu địa chấn 37
    3.4. Hệ thống ghi số liệu 40
    3.5. Hệ thống xử lý số liệu sơ bộ trên tàu 42
    CHƯƠNG 4: MỘT VÀI ỨNG DỤNG TRONG KHU VỰC NAM CÔN SƠN 44
    4.1. Tổng quan về lịch sử thăm dò dầu khí bể trầm tích Nam Côn Sơn 45
    4.2. Sơ lược về dự án VGP-2D Block 129-132 46
    4.3. Kết quả thu được trên một vài tuyến đo 48
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...