Đồ Án Quy trình sản xuất lốp Ô tô

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Công ty Cao su Đà nẵng có tên giao dịch là DANANG RUBBER COMPANY (DRC) chuyên sản xuất các loại săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy. Công ty áp dụng và duy trì hoạt động quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9002 - 1994, đồng thời triển khai chuyển đổi nâng cấp sang biên bản ISO 9001 – 2008. Công ty bao gồm các xí nghiệp: XN săm lốp ôtô, XN săm lốp xe đạp xe máy, XN đắp lốp ôtô, XN cán luyện, XN cơ khí, XN năng lượng, và các phòng ban trong công ty.

    Công ty Cao Su Đà Nẵng sản xuất lốp ôtô tải hàng đầu ở Việt Nam. XN săm lốp ôtô là xí nghiệp có đội ngũ cán bộ, công nhân đông nhất công ty.
    Trong thời gian 2 tháng, tôi thực tập tại XN săm lốp ôtô. Khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng thật sự quý báu đối với tôi. Tôi đã hiểu biết nhiều về công nghệ, trang thiết bị sản xuất tại xí nghiệp. Nay tôi viết bài báo cáo thu hoạch này giới thiệu về qui trình sản xuất lốp ôtô. Qui trình sản xuất lốp ôtô gồm các công đoạn: ép đùn mặt lốp, gia công vòng tanh, cán tráng, cắt vải, dán ống, thành hình, lưu hoá.

    PHẦN I. NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT LỐP ÔTÔ

    1. Cao su:
    Cao su là hợp chất cao phân tử, mạch của nó rất lớn và được hình thành từ một hoặc nhiều phân tử có cấu tạo hoá học giống nhau, được liên kết với nhau tạo thành chuổi dài có trọng lượng phân tử rất lớn.
    Cao su được chia làm 2 loại chính: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.
    - Cao su thiên nhiên có cấu trúc phân tử là polyizopren: (C[SUB]5[/SUB]H[SUB]8[/SUB])[SUB]n[/SUB]
    Khối lượng riêng: 0,91- 0,93 (g/ml)

    - Cao su tổng hợp được tổng hợp từ các hoá chất qua phản ứng trùng hợp. Một số cao su thường gặp: cao su Butađien, cao su Butađien Styren, cao su Butađien Nitril, cao su Butyl
    - Cao su tái sinh là cao su thu được bằng phương pháp thoát lưu cao su đã qua lưu hoá, qua đó có thể sữ dụng lại các sản phẩm cao su đã qua sữ dụng để hạ giá thành sản phẩm.

    2. Các chất phối hợp cho cao su:
    - Chất lưu hoá: dưới điều kiện lưu hoá ( áp suất, nhiệt độ ) chất lưu hoá sẽ tham gia phản ứng liên kết các mạch cao su tạo mạng lưới không gian, làm cho cao su có độ bền cơ học.
    Lưu huỳnh là chất lưu hoá thông dụng nhất. Mức độ hoà tan của lưu huỳnh vào cao su thay đổi theo nhiệt độ.
    - Chất xúc tiến: tác dụng của chất xúc tiến là làm tăng tốc độ lưu hoá.
    Các chất xúc tiến thông dụng:
    Nhóm xúc tiến chậm: D
    Nhóm xúc tiến trung bình: M, DM, CZ, MOZ
    Nhóm xúc tiến nhanh: TMTD
    Nhóm xúc tiến rất nhanh: EZ
    - Chất trợ xúc tiến: là chất nâng cao hiệu quả tác dụng của chất xúc tiến. Một số chất trợ xúc tiến thông dụng: ZnO, MgO, axit stearic.
    - Chất phòng lão: gồm có chất phòng lão hợp lý và chất phòng lão hoá học. Chất phòng lão hợp lý là các chất bảo vệ sự xâm nhập của O[SUB]2[/SUB] không khí, có parapin, antilic. Chất phòng lão hoá học là các chất chống lão hoá bằng phương pháp hoá học, có RD, 4010NA.
    - Chất làm mềm: là các chất không phản ứng với cao su, mà có tác dụng làm trương nở cao su, làm cho hỗn hợp cao su mềm, tạo điều kiện cho các hoá chất phân tán tốt trong cao su. Các chất thường dùng: parafin, nhựa thông, dầu hoá dẽo .
    - Các chất độn: phân thành 2 loại chất độn hoạt tính và chất độn trơ.
    Chất độn hoạt tính là chất làm tăng các tính năng cơ lý của sản phẩm, thông dụng là than đen. Than hoạt tính N110, N220, N330 được dùng trong pha chế cao su mặt lốp. Than bán hoạt tính N550, N660, N774 thường dùng trong các pha chế cao su tráng vải, săm.
    Chất độn trơ là chất độn chỉ có tác dụng làm giảm giá thành sản phẩm, ít có tác dụng tăng tính năng cơ lý. Chất thông dụng CaCO[SUB]3 [/SUB], bột tale.
    - Chất màu: là chất tạo màu cho sản phẩm cao su. Các chất thông dụng:
    TiO[SUB]2[/SUB], ZnO tạo màu trắng
    Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] tạo màu đỏ
    Cr[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB] tạo màu vàng
    - Chất phòng tự lưu: thường dùng Anhydric Phtalic, Acid Benzoic, Vulkalent G
    - Chất làm dẽo hỗn hợp có tác dụng cắt mạch cao su để làm tăng độ dẽo
    - Chất làm dẽo vật lý: làm trương mạch, tăng độ trượt giữa các mạch cao su.
    - Chất trợ thao tác nhằm làm tăng độ phân tán các chất phụ gia.

    3. Vật liệu dệt, vật liệu kim loại:
    - Vải mành là loại vải có kết cấu chủ yếu là các sợi dọc, vải mành chế tạo từ sợi Polyamit gồm 2 loại nylon 6 và nylon 66. Trong đó nilon 66 cho sản phẩm có sức dính cao hơn, bền nhiệt hơn.

    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]Kết cấu vải[/TD]
    [TD]Mật độ dọc
    (sợi/10cm)
    [/TD]
    [TD]Mật độ ngang
    (sợi/10cm)
    [/TD]
    [TD]Cường độ sợi
    (N/sợi)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tầng trong
    1890D[SUB]2[/SUB]V[SUB]1[/SUB]
    1260D[SUB]2[/SUB]V[SUB]1[/SUB][/TD]
    [TD]88
    100[/TD]
    [TD]8-10
    8-10[/TD]
    [TD]280-300
    220-240[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tầng ngoài
    1890D[SUB]2[/SUB]V[SUB]2[/SUB]
    1260D[SUB]2[/SUB]V[SUB]2[/SUB][/TD]
    [TD]74
    74[/TD]
    [TD]8-10
    8-10[/TD]
    [TD]280-300
    220-240[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hoãn xung
    840D[SUB]2[/SUB]V[SUB]3[/SUB][/TD]
    [TD]60[/TD]
    [TD]8-10[/TD]
    [TD]100-120[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bọc gót
    840D[SUB]1[/SUB]V[SUB]2[/SUB][/TD]
    [TD]65[/TD]
    [TD]65[/TD]
    [TD]50-60[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    - Vải bạt: là vải có kết cấu sợi dọc và sợi ngang thẳng góc nhau, mật độ sợi dọc và sợi ngang xấp xỉ nhau.
    - Vật liệu kim loại: yêu cầu phải có độ bền cao, không rỉ, tính chống uốn gập tốt, không bị vặn xoắn, bám dính tốt với cao su.
    Thép f 0,95 dùng làm tanh ôtô
    Thép f 3 hoặc f 5 dùng làm ống hút
    - Vật liệu phụ:
    Chất cách ly cao su: bột tale, Stearat Zn, Kaolin, huyền phù Promol 1288
    Chất bôi trơn khuôn, màng: silicol
    Dung môi pha keo: xăng công nghệ, Acetôn, Toluen.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...