Luận Văn Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng tại công ty BYM

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 21/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BIM 2
    PHẦN 3: NỘI DUNG 6
    I. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 6
    1. Hình thái, phân loại và phân bố 6
    1.1. Hình thái ngoài 6
    1.2. Phân loại 6
    1.3. Phân bố 7
    2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 7
    2.1. Đặc điểm dinh dưỡng 7
    2.2. Đặc điểm sinh sản 8
    II. QUY TRÌNH NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 8
    1. Cải tạo ao nuôi và chuẩn bị nước. 8
    1.1. Cải tạo ao nuôi 8
    1.2. Chuẩn bị nước 9
    2. Kỹ thuật tuyển chọn và thả giống 11
    2.1. Tuyển chọn giống 11
    2.2. Vận chuyển giống. 11
    2.3. Thả giống 12
    3. Chăm sóc và quản lý 12
    3.1. Quản lý thức ăn 12
    3.2. Quản lý chất lượng nước 14
    3.3. Quản lý sức khỏe và bệnh tôm 17
    3.4. Sinh trưởng của tôm. 20
    4.Thu hoạch: 22
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 23
    Kết luận. 23
    Đề xuất ý kiến 23
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
    PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

    Ngành nuôi trồng gặt hái được nhiều thành công từ những năm 90 và đặt biệt là từ sau năm 2000. Trong thời gian này, diện tích nuôi được mở rộng, sản lượng liên tục được tăng lên. Điều này dẫn tới, Việt Nam trở thành một trong 5 nước có sản lượng tôm nuôi cao nhất thế giới. Các loài tôm nuôi chính ở Việt Nam gồm tôm sú (Penaeus monodon), tôm bạc (P. merguiensis), tôm thẻ chân trắng (L. vannamei), tôm đất (Metapenaeus ensis).
    Tôm chân trắng được du nhập vào Việt Nam từ cuối những năm 90 khi mà ngành thủy sản Việt Nam có chính sách mở rộng diện tích và khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản. Hiện nay trong nghề nuôi tôm he, đứng sau nghề nuôi tôm sú là nghề nuôi tôm chân trắng có sản lượng khá cao.
    Hiện nay sản lượng nuôi tôm chân trắng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Các mô hình nuôi được phát triển mạnh ở các tỉnh Miền Trung chủ yếu là nuôi trong ao đất và nuôi trên các có lót bạt. Mô hình nuôi tôm trên cát sử dụng bạt lót có thể thả được mật độ rất cao 250/m2 ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi ( Sở thủy sản Quảng Ngãi).
    Hai năm qua tôm chân trắng được Bộ Nông Nghiệp cho phép nuôi ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ chủ yếu là các tỉnh ven biển như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre Tuy bước đầu chỉ là nuôi thử nghiệm chưa được phát triển rộng rãi nhưng năng suất đạt được rất cao 32 tấn/ha/năm (Uni Presiden 2007 - 2008), và hứa hẹn tôm chân trắng sẽ là tiềm năng ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ.
    Thời gian thực tập
    Từ ngày 01 tháng 03 năm 2013 đến ngày 31 tháng 07 năm 2013
    Địa điểm thực tập
    Công ty BIM
    Địa chỉ:Xã Phú Mỹ ,Huyện Giang Thành ,Tỉnh Kiên Giang
    Đối tượng nghiên cứu
    Tôm He Chân Trắng (Litopenaeus vanamei Boone,1931)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...